Tìm hiểu cơ chế hóa sinh bảo vệ tế bào thần kinh của Talipariti elatum bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng cải thiện khả năng học tập của talipariti elatum trên mô hình chuột mất tế bào thần kinh gây bởi trimethyltin (Trang 34 - 41)

phương pháp nhuộm Nissl.

Chúng tôi tiến hành nhuộm Nissl để tìm hiểu cơ chế hóa sinh của T. elatum đối với việc cải thiện suy giảm trí nhớ. Lát cắt não chuột được nhuộm với dung dịch tím tinh thể, sau đó được quan sát và chụp bởi kính hiển vi. Kết quả dựa trên đặc điểm hình thái quan sát được và mật độ điểm sáng giữa các lô.

Kết quả đặc điểm hình thái hồi hải mã sau khi được nhuộm Nissl được mô tả ở Hình 3.3:

26

Hình 3.3: Hình ảnh mô học hồi hải mã chuột sau khi nhuộm Nissl được chụp ở vật kính 4x

Chú thích

TMT + TE (10 mg/kg): chuột TMT uống TE liều 10 mg/kg CN. TMT + TE (40 mg/kg): chuột TMT uống TE liều 40 mg/kg CN.

Hình 3.3 cho thấy kết quả về hình thái hồi hải mã ở lô chuột bệnh lý bắt màu nhạt hơn so với lô chuột sinh lý. Hình ảnh hồi hải mã ở lô chuột điều trị bằng TE liều 10 mg/kg CN và 40 mg/kg CN đều bắt màu đậm hơn so với lô chuột bệnh lý. Kết quả cho thấy TE liều 10 mg/kg CN và 40 mg/kg CN có tác dụng phục hồi tổn thương thần kinh thùy hải mã chuột gây bởi TMT.

Chứng bệnh lý (TMT) Chứng sinh lý

27

Đặc điểm hình thái vùng CA3 của hồi hãi mã chuột sau khi được nhuộm Nissl được mô tả ở Hình 3.4

Hình 3.4: Hình ảnh mô học vùng CA3 hồi hải mã chuột sau khi nhuộm Nissl được chụp ở vật kính 20x

Chú thích

TMT + TE (10 mg/kg): chuột TMT uống TE liều 10 mg/kg CN. TMT + TE (40 mg/kg): chuột TMT uống TE liều 40 mg/kg CN.

28

Sau khi phân tích mật độ điểm sáng vùng CA3 giữa các lô chuột, kết quả được trình bày ở Hình 3.5.

Hình 3.5: Kết quả phân tích mật độ điểm sáng vùng CA3 hồi hải mã của não chuột sau khi được nhuộm Nissl

Chú thích

TE 10: chuột TMT uống TE liều 10 mg/kg CN. TE 40: chuột TMT uống TE liều 40 mg/kg CN. * p < 0,05; ** p<0,01 so với lô bệnh lý

Hình 3.4 cho thấy kết quả đặc điểm hình thái vùng CA3 hồi hải mã ở lô chuột bệnh lý các tế bào bắt màu nhạt hơn, hình ảnh của tế bào không còn rõ ràng, nguyên vẹn trong khi ở lô chuột sinh lý cho thấy các tế bào bắt màu rất đậm, tròn, hình ảnh các tế bào rõ nét. Hình ảnh não chuột ở lô chuột được điều trị bằng TE ở mức liều 10 mg/kg CN và 40 mg/kg CN đều cho thấy các tế bào bắt màu đậm hơn, rõ nét hơn so với lô bệnh lý.

Kết quả Hình 3.5 cho thấy ở vùng CA3 hồi hải mã, mật độ điểm sáng của lô chuột sinh lý cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p < 0,01). Ở lô chuột uống TE liều 10 mg/kg CN có mật độ điểm sáng cao gấp 1,28 lần so với lô bệnh lý, sự khác biệt ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05. Ở lô chuột uống TE liều 40 mg/kg CN có mật độ điểm sáng cao gấp 1,32 lần so với lô bệnh lý, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,01. Kết quả cho thấy TE mức liều 10 mg/kg CN và 40 mg/kg CN có tác dụng tăng phục hồi tổn thương vùng CA3 trên chuột TMT.

0 200 400 600 800 1000 1200 Sinh lý Bệnh lý 10 40 TMT (2,8 mg/kg) M t đ đ i m s á ng v ù ng CA 3 ** ** * TE (mg/kg)

29

Đặc điểm hình thái vùng CA1 hồi hải mã chuột sau khi được nhuộm Nissl được mô tả ở Hình 3.6.

Hình 3.6: Hình ảnh mô học vùng CA1 hồi hải mã chuột sau khi nhuộm Nissl được chụp ở vật kính 20x

Chú thích

TMT + TE (10 mg/kg): chuột TMT uống TE liều 10 mg/kg CN. TMT + TE (40 mg/kg): chuột TMT uống TE liều 40 mg/kg CN.

30

Sau khi phân tích mật độ điểm sáng vùng CA1 giữa các lô chuột, kết quả được trình bày ở Hình 3.7.

Hình 3.7: Kết quả phân tích mật độ điểm sáng vùng CA1 hồi hải mã của não chuột sau khi được nhuộm Nissl.

Chú thích

TE 10: chuột TMT uống cao phân đoạn TE liều 10 mg/kg CN. TE 40: chuột TMT uống cao phân đoạn TE liều 40 mg/kg CN. * p < 0,05; ** p < 0,01 so với lô bệnh lý.

Hình 3.6 cho thấy kết quả đặc điểm hình thái vùng CA1 hồi hải mã ở lô chuột bệnh lý bắt màu nhạt hơn, các tế bào không còn rõ nét so với lô chuột sinh lý. Hình ảnh não chuột ở lô chuột được điều trị bằng TE mức liều 10 mg/kg CN và 40 mg/kg CN đều cho thấy các tế bào bắt màu đậm hơn và rõ nét hơn so với lô chuột bệnh lý.

Kết quả Hình 3.7 cho thấy ở vùng CA1 hồi hải mã, mật độ điểm sáng của lô chuột sinh lý cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô chuột bệnh lý (p < 0,05). Ở lô chuột uống TE liều 10 mg/kg CN có mật độ điểm sáng cao gấp 1,4 lần so với lô chuột bệnh lý, sự khác biệt ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,01. Ở lô chuột uống TE liều 40 mg/kg CN có mật độ điểm sáng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chuột bệnh lý (p > 0,05). Kết quả cho thấy TE liều 10 mg/kg CN có tác dụng tăng phục hồi tổn thương vùng CA1 trên chuột TMT.

Như vậy sau khi sau khi quan sát đặc điểm hình thái cũng như phân tích mật độ điểm sáng, TE liều 10 mg/kg CN và TE liều 40 mg/kg CN đều cho thấy khả năng cải

Sinh lý Bệnh lý 10 40 TE (mg/kg) TMT (2,8 mg/kg) M t đ đ i m s á ng v ù ng CA1 * ** 0 100 200 300 400

31

thiện tình trạng tế bào, khả năng bảo vệ tế bào sau khi gây mô hình bởi TMT. Đây cũng có thể là cơ chế của T. elatum giúp cải thiện suy giảm trí nhớ.

32

CHƯƠNG 4. Bàn luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng cải thiện khả năng học tập của talipariti elatum trên mô hình chuột mất tế bào thần kinh gây bởi trimethyltin (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)