Đặc điểm, vai trò và tiêu chí quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 28 - 38)

thuật trên báo, tạp chí quân đội

1.2.1. Đặc điểm quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội

1.2.1.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý

Tùy theo vị trí, chức năng của từng cơ quan báo, tạp chí quân đội mà có chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau. Với các cơ quan báo chí ở trung ương thì chủ thể quản lý chính là Bộ thông tin truyền thông, Bộ Quốc phòng, Cơ quan chủ quản và Ban biên tập cơ quan báo, tạp chí. Với các tờ báo, tạp chí ở địa phương thì chủ thể quản lý trực tiếp nhất là Sở Thông tin truyền thông, Ban UBND cấp tỉnh và lãnh đạo cơ quan báo chí. Cụ thể:

- Bộ Quốc phòng

Với báo chí quân đội thì Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý trực tiếp, thường xuyên và có vai trò quan trọng nhất. Tại Điều 17 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định về công tác quản lý báo chí trong Bộ Quốc phòng, có quy định trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí như sau: Chỉ đạo cơ quan báo chí thuộc quyền chấp hành sự chỉ đạo, quản lý, định hướng thông tin của an Tuyên giáo Trung ương, ộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Chính trị; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp ủy cấp mình về hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền. Xây dựng hoàn thiện quy chế làm việc giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ báo chí. Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Tổng cục Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, ộ Thông tin và Truyền thông. Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn), Bộ Thông tin và Truyền thông. Thực hiện công tác kiểm tra,

khen thưởng, xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật và Quân đội. Bảo đảm kinh phí, trang bị, phương tiện cho cơ quan báo chí hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong môi trường truyền thông đa phương tiện.

- Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ thông tin truyền thông, Sở thông tin truyền thông)

Theo điều 7, luật báo chí năm 2016, cơ quan quản lý báo chí bao gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

UBND và Sở Thông tin - truyền thông tỉnh: Ở cấp tỉnh, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với báo chí thuộc về UBND các cấp tỉnh theo sự phân cấp của Chính phủ. Đây là các cơ quan Nhà nước có sự can thiệp một cách trực tiếp, sâu sắc nhất đối với việc quản lý Nhà nước đối với báo chí thông qua các Sở Thông tin - Truyền thông và các bộ phận trực thuộc. Sở TTTT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp U ND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng

thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm (sau đây gọi tắt là thông tin và truyền thông); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở Thông tin - Truyền thông được hình thành trên cơ sở Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV ngày 30-6-2008 của Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin - Truyền thông trực thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin trực thuộc UBND cấp huyện thay thế cho Thông tư liên tịch số 02/2004/TTLT-BBCVT-BNV ngày 27-5-2004 của Bộ ưu chính, Viễn thông và Bộ Nội vụ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở ưu chính, Viễn thông thuộc UBND cấp tỉnh.

- Lãnh đạo cơ quan báo, tạp chí (Ban biên tập hay Giám đốc, phó giám đốc, Trưởng ban....)

Lãnh đạo cao nhất làm việc tại các cơ quan báo chí nói chung là an Biên tập. Đây là bộ não của tòa soạn, là ban quản lý, lãnh đạo tòa soạn, xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển tòa soạn trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ban Biên tập do cơ quan chủ quản thành lập làm nhiệm vụ bàn bạc và giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất bản các ấn phẩm báo chí của tòa soạn, đứng đầu là Tổng biên tập, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền đối nội và đối ngoại, tổ chức cán bộ, vận hành tòa soạn xuất bản đều đặn các ấn phẩm đảm bảo chất lượng trong đó có quản lý thông tin trên báo chí. Tổng Biên tập chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong Bộ Biên tập thực hiện công tác tổ chức, quản lý các phòng, ban chuyên môn và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, biên tập và kiểm duyệt tin bài hằng ngày, xây dựng các đề án phương hướng phát triển, đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên. Các

thành viên Ban Biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập về toàn bộ phần việc được phân công và tham gia chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của phóng viên và công tác biên tập, xuất bản của cơ quan báo chí.

1.2.1.2. Đặc điểm về đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội là các thông tin về văn hóa nghệ thuật. Mỗi tờ báo, tạp chí đều có một đối tượng tác động và lượng công chúng. Được công chúng tiếp nhận thì hoạt động báo chí mới có hiệu quả. Chính vì xuất phát từ nhiệm vụ, đối tượng tác động của từng tờ báo mà nhà báo, người quản lý báo chí xác định rõ hơn, cụ thể hơn nội dung tác phẩm báo chí.

Đối tượng quản lý trong quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật còn là đội ngũ nhân lực trực tiếp thực hiện các khâu tổ chức sản xuất thông tin này. Đó là đội ngũ các nhà báo, phóng viên trực tiếp viết bài, là đối tượng chịu sự quản lý trực tiếp, chịu trách nhiệm chính với những bài viết, tư liệu, hình ảnh liên quan tới thông tin về văn hóa nghệ thuật trước cơ quan báo chí quân đội.

1.2.1.3. Đặc điểm về nội dung quản lý

Trong quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội thì cần tập trung các vấn đề:

- Quản lý chiến lược, định hướng, kế hoạch thông tin - Quản lý nội dung thông tin

- Quản lý hình thức thông tin

- Quản lý quy trình tổ chức sản xuất thông tin

Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu 3 yếu tố của nội dung quản lý là nội dung, hình thức và quy trình. Trong đó, nội dung thông tin cần bám sát 4 vấn đề chính là sự kiện văn hóa, nghệ thuật; Đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Thông tin văn hóa nghệ thuật mới, nổi bật; Bình luận, trao đổi về các giá trị văn hóa, nghệ thuật. Hình thức thông tin cần làm rõ những vấn đề chính như về tần

suất thông tin văn hóa nghệ thuật trên các báo, tạp chí quân đội; Nguồn đăng tải; Thể loại; Ngôn ngữ... Mỗi nội dung cần làm rõ được các số liệu khảo sát để làm nổi bật đặc điểm của thông tin văn hóa, nghệ thuật. Trong đó, nguồn đăng tải bài viết là điều rất cần thiết để khẳng định độ tin cậy của bài viết và giúp xác định thông tin được đề cập đến với công chúng theo cách thức nào. Thông tin do tự nhà báo, phóng viên lấy tin, trích nguồn trong nước và nước ngoài hay do tìm hiểu thông tin từ độc giả. Thông qua nguồn bài viết cũng có thể tìm hiểu được mức độ tương tác của công chúng với tờ báo và là tiêu chí để xây dựng thương hiệu của một tờ báo hiện nay. Hay tiêu đề cũng là yếu tố hết sức quan trọng cần làm rõ. Với mỗi một bài báo được đăng tải, tiêu đề bài báo là cái đập vào mắt công chúng đầu tiên cũng là cái gây ra sự kích thích nhu cầu tìm đọc của công chúng. Việc công chúng tiếp cận các nội dung thông tin trong bài viết được đầy đủ hay không phụ thuộc nhiều vào tiêu đề bài báo. Vì vậy việc đặt tiêu đề hấp dẫn để thu hút độc giả là một tiêu chí quan trọng và là yếu tố quyết định khiến người đọc đưa ra lựa chọn tờ báo khi cần tìm hiểu các thông tin.

1.2.1.4. Đặc điểm về phương thức quản lý

Với quản lý thông tin văn hóa, nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội thì phương thức quản lý chính là cách thức để quản lý của các nhà lãnh đạo để có những thông tin chất lượng tốt. Phương thức quản lý bao gồm hai cách thức cơ bản đó là: quản lý trực tiếp và quản lý gián tiếp.

- Quản lý trực tiếp:

Là việc tham gia quản lý các khâu trong quá trình tổ chức sản xuất thông tin (lập kế hoạch sản xuất; bố trí, phân công nguồn nhân lực…) từ chủ thể quản lý (lãnh đạo) tới đối tượng quản lý (các nội dung, nhân lực…) không qua khâu trung gian. Hay phương thức này được hiểu là cá nhân người lãnh đạo quản lý trực tiếp lãnh đạo việc lập kế hoạch sản xuất; phân công việc thực hiện sản xuất và trong quá trình sản xuất sẽ trực tiếp xuống hiện trường, giám sát, đốc thúc cũng như điều hành, điều tiết những vấn đề trong toàn bộ quá

trình tổ chức sản xuất. Phương thức này có ưu điểm là việc sản xuất các thông tin văn hóa, nghệ thuật luôn đảm bảo đáp ứng trực tiếp các định hướng, yêu cầu mà lãnh đạo, quản lý đã đặt ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế. Cụ thể, một mặt nó tạo áp lực lên quá trình tổ chức sản xuất, một mặt nó khiến đội ngũ tổ chức sản xuất thông tin mất đi tính chủ động. Thêm vào đó, nếu người lãnh đạo quản lý quan liêu hoặc quá bận rộn với công việc cũng khó có thể thực hiện quản lý theo phương thức này một cách sâu sát tới từng công đoạn, từng chi tiết, từng thời điểm.

- Quản lý gián tiếp:

Cách thức này được thực hiện thông qua việc tổ chức các cuộc họp, ban hành các văn bản chỉ đạo, các báo cáo cho việc sản xuất tới đội ngũ tổ chức sản xuất; thông qua việc ra các quy định, quyết định cho quá trình sản xuất… Đây là phương thức quản lý truyền thống và bắt buộc các chủ thể và đối tượng quản lý phải áp dụng. Nó thực chất là quản lý theo phương pháp hành chính mệnh lệnh. Thông qua việc định hướng hàng năm, quý, tháng, tuần... mỗi kế hoạch sản xuất tin, bài về thông tin văn hóa nghệ thuật đều có chiến lược hoạt động với mục tiêu, định hướng được xác định rõ ràng. Và thông qua các cuộc họp thường kỳ những nội dung sẽ được chi tiết hóa tạo thành hệ thống các văn bản mang tính quản lý thường xuyên và liên tục. Áp dụng phương thức quản lý này sẽ phát huy ưu điểm là đảm bảo tính chất bắt buộc, lâu dài và cụ thể do bản chất của mệnh lệnh văn bản. Tuy nhiên đôi khi nó cũng trở thành sự cản trở trong tổ chức sản xuất do sự khô cứng, quy củ, thiếu linh hoạt.

1.2.2. Vai trò quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội

1.2.2.1. Đảm bảo quản lý đối tượng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đúng pháp luật

Việc tổ chức, thực hiện sản xuất thông tin văn hóa, nghệ thuật hay cụ thể hơn đó là việc lập kế hoạch sản xuất, tổ chức thực hiện chỉ đạt chất lượng,

hiệu quả khi việc lập kế hoạch; phân công, điều động nhân lực; giám sát, kiểm tra của đối tượng quản lý được hoạt động một cách chuyên nghiệp, bài bản, chủ động và hợp lý. Đặc biệt, sự phân công nhân lực phù hợp với công việc có vai trò quan trọng bởi các thông tin văn hóa, nghệ thuật cần có sự diễn giải chính xác và dễ hiểu. Việc lựa chọn cán bộ, nhân lực có trình độ, phẩm chất, năng lực đáp ứng nhiệm vụ luôn là ưu tiên số một của các cơ quan báo chí. Chỉ có nhân lực có trình độ tốt mới có khả năng sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện các chương trình, chuyên mục, tin tức, tuyên truyền hiệu quả. Bên cạnh đó, chủ thể quản lý cũng cần bố trí đội ngũ cán bộ kỹ thuật, ekip trở thành một chỉnh thể thống nhất, đáp ứng các mối quan hệ lãnh chỉ đạo, tiếp nhận thông tin hiệu quả cũng là một trong những tiêu chí đánh giá việc quản lý nội dung thông tin.

1.2.2.2. Đảm bảo thông tin văn hóa, nghệ thuật chính xác, có chất lượng về nội dung và hình thức

Để sản xuất bất cứ một tin, bài nào về văn hóa, nghệ thuật, luôn luôn phải đảm bảo thông tin được truyền tải chính xác nhất. Đặc điểm của thông tin văn hóa, nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội thường là khô khan, mang tính hàn lâm. Vì thế lãnh đạo các cơ quan báo chí và ekip sản xuất phải đảm bảo một cách linh hoạt việc diễn giải thông tin, đồng thời xây dựng, triển khai và phát triển các thông tin văn hóa, nghệ thuật có chất lượng tốt về mọi khía cạnh của đời sống văn hóa nghệ thuật trong nước và thế giới, điển hình là những tác phẩm mới, sáng tác mới, những điểm nhấn văn hóa nghệ thuật trong tuần, tháng, quý, góp phần đưa nhanh thành tựu văn hóa, nghệ thuật tới công chúng.

1.2.2.3. Đảm bảo cung cấp thông tin, nâng cao tầm hiểu biết về văn hóa nghệ thuật của công chúng

Quá trình quản lý thông tin văn hóa, nghệ thuật cần thực hiện tốt nhiệm vụ của báo chí được quy định trong Luật báo chí, đó là tuyên truyền, phổ biến

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của các Bộ ngành tới đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân trong nước và đồng bào xa tổ quốc trong việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa nghệ thuật tới đời sống con người. Việc quản lý hiện quả sẽ góp phần thực hiện chức năng rất quan trọng của báo chí là cung cấp thông tin. áo chí ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng và sự phát triển của báo chí cũng dựa trên sự gia tăng nhu cầu thông tin, giao tiếp trong xã hội. Như vậy, thông tin báo chí mang đến cho công chúng bức tranh toàn cảnh về hiện thực đời sống xã hội. Hơn thế nữa, báo chí nói chung và báo, tạp chí quân đội nói riêng cũng giúp cho công chúng nhìn

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)