Thực trạng về nội dung và phương thức quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 52 - 80)

2.3.1. Về nội dung quản lý

2.3.1.1. Quản lý nội dung thông tin

Bảng 2.1. Nội dung thông tin về lĩnh vực VHNT

trên báo Quân đội nhân dân và tạp chí VHNTQĐ năm 2019

Nội dung thông tin Sự kiện VHNT Thông tin đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình, chống sai lệch, xuyên tạc trên lĩnh vực VHNT Thông tin VHNT mới, nổi bật ình luận, trao đổi về các giá trị VHNT Tổng

Báo Quân đội nhân dân

57 38 45 64 204

Tạp chí

VHNTQĐ

19 17 33 43 112

Qua khảo sát năm 2019 cho thấy tại báo Quân đội nhân dân và tạp chí VHNTQĐ, các chủ thể quản lý thường căn cứ vào những quan điểm được Đảng, Nhà nước nói chung, Quân ủy trung ương, ộ Quốc phòng nói riêng quán triệt trong các văn bản, các cuộc họp, hội nghị, giao ban để làm cơ sở quản lý tốt nội dung thông tin văn hóa nghệ thuật, tập trung thông tin văn hóa nghệ thuật trên 4 khía cạnh chính:

Thông tin sự kiện văn hóa, nghệ thuật:

Khảo sát cho thấy báo Quân đội nhân dân và tạp chí VHNTQĐ có 76 bài đề cập đến các sự kiện nêu trên. Trong đó báo Quân đội nhân dân có 57 bài và tạp chí VHNTQĐ có 19 bài.

Năm 2019 được đánh giá là năm tăng tốc, bứt phá của nền kinh tế, chính trị xã hội, cũng là năm đánh dấu chặng đường 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Đảng, Chính phủ quyết tâm thực hiện thắng lợi… Do đó, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực đều có những chuyển động ấn tượng với những thành công ghi dấu ấn của một năm tận lực, tận tâm cho sự phát triển đất nước. Riêng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, năm 2019 ghi dấu hàng loạt sự kiện nổi bật được báo, tạp chí quân đội phản ánh như:

Việt Nam lần thứ ba đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc, Thực hành hát Then trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Phố cổ Hội An lần đầu tiên xuất hiện trên trang chủ Google Việt Nam, “Festival Văn hóa truyền thống và Giao lưu văn hóa quốc tế 2019”, Lễ hội đường phố kỷ niệm 20 năm Hà Nội – “Thành phố vì hòa bình", Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, Lễ trao giải Asia Artist Awards 2019 (AAA), Liên hoan Xiếc thế giới – Hạ Long 2019, Cuộc thi Âm nhạc Mùa Thu – 2019, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI.

Cụ thể, một số bài tiêu biểu trên báo Quân đội nhân dân như: Đặc sắc lễ hội đường phố Hà Nội, tác giả Quang Tấn đăng ngày 22/7/2019. Theo tác giả, Sở Văn hóa, Thể thao TP Hà Nội vừa tổ chức lễ hội đường phố đặc sắc tại phố đi bộ Hồ Gươm mừng 20 năm Hà Nội được trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Với sự tham gia của khoảng 10.000 người, tất cả các nghệ sĩ và người dân cùng hòa mình vào không gian vừa cổ kính vừa hiện đại của Thủ đô Hà Nội, nơi chứng kiến biết bao đổi thay suốt 20 năm qua.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 25/8/2019. Trong đó, tác giả thông tin kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 25-8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”. Chương trình do ộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức và được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV1-Đài Truyền hình Việt Nam. Theo

tác giả, chương trình “Lời ác dặn trước lúc đi xa” quy tụ những giọng ca hàng đầu của dòng nhạc trữ tình như: Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ, Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền, Nghệ sĩ Nhân dân Thái Bảo, Nghệ sĩ Nhân dân Vi Hoa; các Nghệ sĩ Ưu tú: Quốc Hưng, Tạ Minh Tâm, Đăng Dương, Dương Minh Đức, Minh Huyền cùng các ca sĩ: Tân Nhàn, Lê Anh Dũng, Lan Anh...

Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc - Vesak 2019 của tác giả Khánh Huyền đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 14/5/2019. Theo tác giả, với sự tham gia của 112 quốc gia, vùng lãnh thổ và sự hiện diện của nguyên thủ các quốc gia đến từ quê hương của Đức Phật, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) từ ngày 12 đến 14-5 đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các đại biểu quốc tế. Bài viết nhấn mạnh, qua sự kiện Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc - Vesak 2019 cho thấy Phật giáo của Việt Nam đã và đang rất phát triển.

Thông tin đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình, chống sai lệch, xuyên tạc trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật:

Khảo sát năm 2019 cho thấy báo Quân đội nhân dân và tạp chí VHNTQĐ có 55 bài đề cập đến vấn đề nêu trên. Trong đó báo Quân đội nhân dân có 38 bài và tạp chí VHNTQĐ có 17 bài.

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức. Một trong những thách thức, nguy cơ đã được Đảng ta chỉ ra là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, trong đó có việc chúng triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công mạnh mẽ hơn về tư tưởng - văn hóa và coi đây là mũi nhọn chống phá Đảng và chế độ ta. Với riêng lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các thế lực thù địch cũng coi đây là một mặt trận lớn để không ngừng tấn công. Khảo sát năm 2019 cho thấy báo Quân đội nhân dân và Tạp chí VHNTQĐ đã thường xuyên

có những bài viết với các luận điểm sâu sắc, chặt chẽ để bảo vệ quan điểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật.

Cụ thể, một số bài tiêu biểu như:

Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII của tác giả Đỗ Duy Ánh đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 23/9/2019. Theo tác giả, với mục tiêu xuyên suốt không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thời gian gần đây, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng càng đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một cách toàn diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế, pháp luật, quốc phòng, an ninh, nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công tác nhân sự đại hội... Liên quan tới văn hóa, nghệ thuật, tác giả cũng cho rằng thời gian qua, họ luôn cho rằng, các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, an sinh xã hội, đất đai, cơ sở thờ tự, môi trường, giao thông, giáo dục, Biển Đông... là những vấn đề nhạy cảm có thể lợi dụng để chống phá.

Diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa - Nhận diện và giải pháp phòng, chống của tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng đăng trên tạp chí VHNTQĐ số 29 tháng 1 năm 2019. Theo tác giả, chúng tập trung tiến công vào một số nội dung chủ yếu như: phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên tạc, bôi đen giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa, đồng thời, ra sức du nhập văn hóa tư sản vào xã hội ta; tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh; sử dụng cách thức, phương tiện để đưa tư tưởng văn hóa, lối sống tư sản thâm nhập vào xã hội ta. Từ việc làm rõ thực trạng, tác giả đã đưa ra những giải pháp quan trọng để góp phần đấu tranh có hiệu quả trong lĩnh vực này.

Phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Thúy đăng trên tạp chí

VHNTQĐ số 30 tháng 3 năm 2019. Theo tác giả, hiện nay, với việc đề cao quyền tự do dân chủ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân, nhu cầu khẳng định cá tính, cùng với đó là chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đang ngày càng tinh vi, phức tạp với nhiều thủ đoạn thâm độc đã thúc đẩy quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa từ bên trong của không ít người Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa. Điều đó khiến cho văn học, nghệ thuật hạn chế khả năng phát huy được vai trò là một động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Theo tác giả, trước tình hình ấy, việc phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay là vấn đề bức thiết, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp từ nhiều phía.

Thông tin văn hóa nghệ thuật mới, nổi bật:

Những thông tin văn hóa nghệ thuật mới, nổi bật là những công bố, những sáng tạo mới liên quan tới văn hóa nghệ thuật cả ở trong và ngoài nước. Khảo sát năm 2019 cho thấy báo Quân đội nhân dân và tạp chí VHNTQĐ có 78 bài đề cập đến vấn đề nêu trên. Trong đó báo Quân đội nhân dân có 45 bài và tạp chí VHNTQĐ có 33 bài. Cụ thể, một số bài tiêu biểu như:

Ba nhà văn Việt Nam được trao Giải thưởng Văn học ASEAN của tác giả Hàm Đan đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 26/11/2019. Trong đó tác giả thông tin về Lễ trao Giải thưởng Văn học ASEAN (2016-2018) do Hoàng gia Thái Lan tổ chức vừa diễn ra tại thủ đô angkok. Theo tác giả, Nhà văn Nguyễn Thế Quang (giải thưởng năm 2016, tác phẩm “Thông reo Ngàn Hống”), nhà thơ Trần Hùng (giải thưởng năm 2017, tác phẩm “Vườn khuya”) và nhà văn Lê Minh Khuê (giải thưởng năm 2018, tác phẩm “Làn gió chảy qua”) đại diện cho Việt Nam tham dự lễ trao giải. Giải thưởng Văn học ASEAN ra đời năm 1979, được trao hằng năm cho các nhà văn Đông Nam Á, nhằm tôn vinh những tác phẩm cụ thể hoặc thành tựu trọn đời của tác giả.

tôi" của tác giả Anh Long đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 14/9/2019. Theo tác giả, ngày 14-9, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Long An cho biết, cuộc thi nhận được gần 300 tác phẩm của 29 tác giả tham gia. Các tác phẩm đã phản ánh nổi bật những hoạt động tiêu biểu trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần tôn vinh những hình ảnh đẹp về con người và mảnh đất Long An. Tác phẩm “Ngăn lũ” đã khắc họa rõ nét hình ảnh LLVT tỉnh Long An chung sức cùng các cấp phòng, chống thiên tai. Gần 50 tác phẩm tiêu biểu của cuộc thi được triển lãm tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Long An đến hết tháng 9-2019.

2 tác phẩm đoạt Huy chương Vàng Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2019

của tác giả Khánh Huyền đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 17/10/2019. Festival nhiếp ảnh trẻ đã được các nhà nhiếp ảnh coi đây là “sân chơi” lành mạnh, có sức cuốn hút, phù hợp với sở thích, nhu cầu sáng tác của nhiều người. Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ trao đổi, học tập, giới thiệu thành quả của mình với đồng nghiệp và công chúng.

Trong số 32 tạp chí VHNTQĐ tháng 12/2019 có mục giới thiệu các ca khúc tại trại sáng tác âm nhạc quần chúng toàn quân với những bài hát tiêu biểu như: Sóng nhịp chuông chùa, Lính thông tin hát trong đêm, Tự hào biểu tượng chiến thắng.

Bình luận, trao đổi về các giá trị văn hóa, nghệ thuật:

Đây là nội dung thông tin được phản ánh nhiều nhất trên cả hai báo, tạp chí. Giá trị văn hóa nghệ thuật là nội dung được báo, nhất là tạp chí quân đội hết sức quan tâm và dành đất diễn đặc biệt cho những phóng viên, biên tập viên, các tác giả quan tâm về văn hóa, nghệ thuật.

Khảo sát năm 2019 cho thấy báo Quân đội nhân dân và tạp chí VHNTQĐ có 106 bài đề cập đến vấn đề nêu trên. Trong đó báo Quân đội nhân dân có 64 bài và tạp chí VHNTQĐ có 42 bài. Cụ thể, một số bài tiêu biểu như:

Hình tượng Hồ Chí Minh trong nghệ thuật chèo của tác giả Minh Hương. Theo tác giả, trên sân khấu chèo, số vở diễn xây dựng hình tượng Bác Hồ không nhiều, thậm chí số lượng vở chèo có nhân vật Bác Hồ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Song các vở chèo về ác đều để lại những ấn tượng không thể phai mờ trong lòng công chúng. Tác giả cho biết, Vở chèo có vai Bác Hồ trực tiếp xuất hiện trên sân khấu chèo đầu tiên là vở “Những vần thơ thép” (tác giả: Trần Đình Ngôn, đạo diễn: NSND ùi Đắc Sừ, Nhà hát Chèo Việt Nam biểu diễn). Một vở chèo khác khá thành công khi xây dựng hình tượng Bác Hồ là vở “Đêm trắng” (tác giả: Lưu Quang Hà, chuyển thể chèo: Hoài Giao, đạo diễn: NSND Lê Hùng, Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn).

Hình tượng người phụ nữ trong quá trình phát triển của sân khấu kịch nói quân đội của tác giả Trần Minh Nguyệt đăng trên tạp chí VHNTQĐ số 31 tháng 9 năm 2019. Theo tác giả, hơn 60 năm kể tư khi ra đời và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sân khấu kịch nói Quân đội luôn phản ánh một cách chân thật, sống động và hào hùng cuộc sống lao động và chiến đấu của con người Việt Nam. Nhiều vở diễn có nội dung tư tưởng tốt, chất lượng nghệ thuật cao đã được dàn dựng và biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần đưa dân tộc ta đến những chiến thắng vinh quang. Bên cạnh hình tượng trung tâm là người lính- Bộ đội Cụ Hồ, trên sân khấu kịch nói Quân đội, hình tượng người phụ nữ Việt Nam cũng được thể hiện một cách sâu sắc từ nhiều góc độ, gắn với các chặng đường lịch sử của đất nước.

Yếu tố mới trong giảng dạy môn Hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội của tác giả Nguyễn Duy Thịnh đăng trên tạp chí VHNTQĐ số 32 tháng 12/2019. Theo tác giả, hòa tấu là môn học cần thiết, quan trọng trong chương trình giảng dạy ngành biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, âm nhạc truyền thống đang có sự biến đổi về hình thức, phong cách để phù hợp với nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ

thuật của công chúng. Từ thực tế đó, Khoa nghệ thuật dân tộc miền núi- Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã đưa vào chương trình giảng dạy môn hòa tấu một số yếu tố mới, cập nhật xu hướng, phong cách âm nhạc hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

2.3.1.2. Quản lý hình thức thông tin

Về tần suất thông tin

Quá trình thu thập thông tin từ tháng 1/2019- tháng 12-2019 cho thấy, có 316 bài báo viết về vấn đề thông tin về văn hóa nghệ thuật đăng trên hai báo, trung bình có 1 bài viết/ngày (tiêu biểu có một số ngày số bài viết tăng lên đạt 3-5 bài/ngày). Với báo QĐND, tỷ lệ là 0,6 tác phẩm/ngày, do VHNT chỉ là một trong nhiều nội dung thông tin của báo. Với tạp chí VHNTQĐ, số lượng bài viết đăng tải liên quan đến thông tin về văn hóa nghệ thuật trung bình 28 tác phẩm/tháng, VHNT là nội dung cơ bản nhất, tập trung nhất, chiếm hầu hết diện tích của tạp chí.

Nguồn đăng tải

Nguồn đăng tải bài viết là điều rất cần thiết để khẳng định độ tin cậy

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 52 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)