Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 80 - 91)

2.4.1. Thành công và nguyên nhân Thành công

Với vai trò các cơ quan báo chí của Quân ủy Trung ương và ộ Quốc phòng, Tiếng nói của lực lượng vũ trang và Nhân dân Việt Nam, trong những năm qua, các tờ báo, tạp chí quân đội đã có khá nhiều bài viết sâu sắc về

nhiều chủ đề khác nhau, đề cập đến nhiều khía cạnh quan trọng trong đời sống văn hóa, nghệ thuật. Đây là một tín hiệu đáng mừng, đóng góp một phần không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của ộ Quốc phòng vào việc nâng cao tri thức văn hóa nghệ thuật của toàn Quân, toàn dân, góp phần đấu tranh với những luận điểm sai trái, những hành động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Các tờ báo, tạp chí luôn giữ vững tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chính trị xây dựng đảng, kêu gọi nhân dân đấu tranh, giữ vững quan điểm lập trường. Mục đích rõ ràng, có sự đầu tư chính đáng. Chững chạc mạnh mẽ có sức thuyết phục, có tác dụng kêu gọi động viên lớn[PVS 03].

Các tờ báo, tạp chí cũng tham gia rất tích cực trong việc phát hiện, tôn vinh những tài năng có nhiều công lao phát triển các loại hình nghệ thuật dân tộc, cũng như phát hiện, tôn vinh những người đang lưu giữ, bảo tồn những loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; tôn vinh những cơ quan, tổ chức và cá nhân có những đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Các tờ báo, tạp chí cũng tập trung tuyên truyền, phản ánh việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng nhà nước.

Qua khảo sát thực trạng quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội, có thể rút ra một số thành công chính sau:

Một là các chủ thể quản lý đã quản lý tốt các đối tượng quản lý thông tin trên các tờ báo, tạp chí quân đội, thành công trong truyền thông các nội dung thông tin liên quan lĩnh vực VHNT, thể hiện các quan điểm, chủ trương về văn hóa nghệ thuật của Đảng, Nhà nước, Quân ủy trung ương, Bộ quốc phòng tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước. Thông qua các bài viết về văn hóa, các quan điểm chỉ đạo phát triển, xây dựng nền văn hóa tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được thấm nhuần vào từng cán bộ, chiến sĩ và người dân cả nước như: Coi văn hóa là động lực quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo văn hóa, vun đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng, dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nâng cao tính chiến đấu của các hoạt động văn hóa, khẳng định mạnh mẽ những nhân tố mới, những giá trị cao đẹp của dân tộc ta, phê phán cái sai, lên án cái xấu, cái ác để hướng con người tới cái đúng, cái tốt đẹp, đấu tranh không khoan nhượng chống lại văn hóa độc hại của các thế lực thù địch. Văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng. Thực hiện xã hội hóa các hoạt động VHNT, gắn liền với việc khắc phục tình trạng hành chính hóa các tổ chức VHNT và xu hướng thương mại hóa trong hoạt động VHNT.

Khảo sát năm 2019 cho thấy những quan điểm chỉ đạo của Quân ủy trung ương, ộ Quốc phòng trong định hướng thông tin trên các bài viết của báo, tạp chí Quân đội được an biên tập các tờ báo, tạp chí thực hiện rất tốt như: Các tờ báo luôn bảo đảm định hướng chính trị trong các sinh hoạt văn hóa và hoạt động của mình. Các sinh hoạt văn hóa và hoạt động của các tờ báo, tạp chí luôn hướng vào phục vụ, cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng con người Việt Nam mới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. an biên tập các tờ báo cũng luôn xác định nhiệm vụ, tinh thần kiên quyết chống mọi biểu hiện “thương mại hóa”, “phi chính trị” trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác thông tin, báo chí, xuất bản, VHVN; kịp thời ngăn chặn những quan điểm lệch lạc, thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích, lộ bí mật quốc gia, gây rối nội bộ. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng chính trị các hoạt động văn hóa, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch hòng thay đổi hệ giá trị văn hóa Việt

Nam bằng hệ “giá trị” văn hóa tư sản; bảo vệ và phát triển nền văn hóa truyền thống, cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình mới.

Hai là, quản lý tốt các nội dung, hình thức, quy trình thông tin văn hóa nghệ thuật một cách chọn lọc, phát huy tính chiến đấu, sâu sắc trong từng bài viết, các tờ báo, tạp chí quân đội, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống diến biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Có thể thấy, từ sau Đại hội lần thứ XII của Đảng đến nay, Tổng cục Chính trị luôn chỉ đạo sát sao an iên tập các tờ báo, tạp chí trong nghiên cứu tình hình, viết bài để tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch. Công tác quản lý, chỉ đạo của các chủ thể quản lý các tờ báo, tạp chí đã góp phần tích cực vào việc đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã hy sinh bao mồ hôi, xương máu phấn đấu xây dựng. Trên hệ thống báo chí của quân đội, nhất là áo Quân đội nhân dân và tạp chí VHNTQĐ đã đăng tải hàng trăm bài viết có tính lý luận sâu sắc, tính thực tiễn phong phú, tập trung vào phân tích, làm rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng Việt Nam; đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tính khoa học, cách mạng trong nền tảng tư tưởng của Đảng, khẳng định sự lựa chọn và đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn... Công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí cũng đã tạo ra hiệu quả trong lĩnh vực tổng kết lý luận và thực tiễn, đẩy mạnh việc phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, phòng, chống hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ…

Có thể thấy những bài viết về văn hóa nghệ thuật trên báo Quân đội nhân dân hay tạp chí VHNTQĐ luôn có quy trình quản lý, duyệt rất chặt chẽ.

Nhất là trên tạp chí VHNTQĐ, quy trình phản biện và giám sát quá trình sửa chữa được thực hiện rất tốt. Các tác giả đều là người có học hàm, học vị cao nên chất lượng thông tin gửi về tòa soạn luôn được đảm bảo ở mức độ nhất định. Thêm vào đó là yêu cầu phản biện, sửa chữa luôn được nêu ra chi tiết nên chất lượng cuối cùng của thông tin văn hóa nghệ thuật trên tạp chí luôn được đánh giá cao.

Ba là, các phương thức quản lý tương đối linh hoạt giúp các sản phẩm báo chí quân đội thông tin về văn hóa nghệ thuật mang tính chính xác, độ tin cậy cao. Thông qua đó, các tờ báo, tạp chí quân đội đã phát hiện, tuyên dương những nhân tố mới, những sáng tác mới, những thành công nổi bật trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Qua đó từng bước cổ vũ động viên họ nhằm góp phần thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa nghệ thuật không ngừng và đóng góp vào tiến trình phát triển văn hóa nghệ thuật ở nước ta. Thực tế, báo Quân đội nhân dân cũng như tạp chí VHNTQĐ đã chú trọng các phương thức động viên, cổ vũ dành cho các phóng viên, các tác phẩm viết về những nhân tố mới của đời sống văn hóa nghệ thuật. Thông qua báo, tạp chí quân đội, chiến sĩ, nhân dân cả nước biết tới những thành công, những đổi mới của đời sống văn hóa nghệ thuật cả trong và ngoài quân ngũ. Những chuyên mục như Tác phẩm nghệ thuật hay Thường thức nghệ thuật trên tạp chí VHNTQĐ là một điển hình. Các chuyên mục này luôn là nơi để những sáng tác mới, những cảm hứng mới của những người lính quân đội được giới thiệu tới công chúng. Và chuyên mục văn hóa trên báo Quân đội nhân dân cũng làm tốt vai trò này.

Nguyên nhân của những thành công

Có thể khẳng định rằng: quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo và quản lý báo chí là điều kiện tiên quyết đem lại bước phát triển mạnh mẽ và những thành tựu như đã kể trên của các tờ báo, tạp chí quân đội.

ước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước tiếp tục coi trọng và khẳng định tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt,

tư duy của Đảng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí trong đời sống chính trị-xã hội thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng như: áo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 6/1991); Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (tháng 1/1994); Chỉ thị 08/CT-TW ngày 31/3/1993 của an í thư; Văn kiện Đại hội VII, Chỉ thị 22- CT/TW của CT (ngày 17/10/1997), Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 5 (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X… thực sự là động lực trực tiếp giải phóng các cơ quan báo chí và những người làm báo vượt qua nhiều thách thức trong buổi đầu làm quen với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trên cơ sở đó có bước phát triển nhanh chóng; đồng thời cũng làm cho xã hội nhận thức đúng, đầy đủ hơn về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của báo chí.

Đảng ta thực hiện phương châm lãnh đạo chủ yếu về mặt đường lối, nhưng không xa rời nguyên tắc Đảng lãnh đạo báo chí. Nhà nước quản lý báo chí bằng pháp luật nhưng đảm bảo dân chủ rộng rãi, lại luôn theo dõi, lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân dân về báo chí, của bản thân các cơ quan báo chí về những vấn đề liên quan đến hoạt động báo chí… đã giúp cho các cơ quan báo chí quân đội tiếp tục giữ vững bản lĩnh chính trị, truyền thống cách mạng vẻ vang của báo chí cách mạng, phát huy tính năng động tích cực và đa dạng, tạo nên bức tranh sinh động của báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Chủ thể quản lý của báo QĐND và tạp chí VHNTQĐ đều có nhận thức tốt về phát triển nội dung thông tin VHNT, cập nhật kiến thức, kỹ năng về thông tin VHNT hiện đại, phù hợp thực tiễn. Đội ngũ cán bộ báo chí của hai báo, tạp chí có bản lĩnh vững vàng, ngày càng nâng cao trình độ nghề nghiệp; năng động, nhạy bén với cái mới đã giúp các tờ báo, tạp chí không chỉ đứng vững trước thử thách của cơ chế thị trường mà còn từng bước thích ứng với nó, tranh thủ thời cơ để có bước phát triển vượt bậc về trình độ nghề nghiệp, trình độ quản lý kỹ thuật và công nghệ cũng như mô hình hoạt động. Nhờ đó,

chất lượng chính trị và chất lượng nghiệp vụ của đội ngũ báo không ngừng được nâng cao, tầm hoạt động của báo không chỉ phủ kín phạm vi cả nước mà còn ngày một vươn xa hơn, tham gia phản ánh trực tiếp các sự kiện có tính khu vực và quốc tế; qua đó dần khẳng định được vị thế của báo chí quân đội nhân dân Việt Nam trên bản đồ báo chí trong nước và thế giới.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế

Một là, chủ thể quản lý chưa có các chỉ đạo tổ chức có tính hệ thống, mang tính toàn diện, ổn định và lâu dài về thông tin liên quan lĩnh vực VHNT

từ việc đề ra kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện, và có đánh giá hiệu quả tác động. Nhìn tổng thể các thông tin cơ bản chủ yếu giải quyết được nhiệm vụ cấp bách trước mắt.

Hai là, nội dung quản lý chưa chú trọngđịnh hướng về nội dung thông tin hướng đến phản biện, đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình, thông tin sai lệch, xuyên tạc trên lĩnh vực VHNT. Số lượng thông tin dạng này của cả hai cơ quan báo chí còn ít so với các dạng thông tin khác. Thực tế, ở báo quân đội nhân dân, một số phóng viên thực hiện các tin, bài về văn hóa, nghệ thuật, nhất là các tin, bài bình luận, phóng sự chưa có sự am hiểu sâu sắc về vấn đề VHNT [PVS 03]. Chính vì vậy, việc bỏ sót những hiện tượng nảy sinh trong đời sống văn hóa nghệ thuật, những hiện tượng mới xuất hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân là có thật. Xử lý thông tin một cách khéo léo và tinh tế chưa được các nhà báo thực hiện thành thục. Thông tin đưa đến bạn đọc nhiều khi còn chưa có góc độ tiếp cận mới, câu chữ còn lỗi diễn đạt làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài viết. Trong khi đó, việc giám sát hay phản biện xã hội lại cần đến những tác phẩm có hình thức phong phú và đa dạng, phù hợp với nội dung chuyển tải. Có khi đó là những tác phẩm cần đến giọng văn đanh thép, lên án nhưng có khi cũng chỉ cần đến giọng văn nhẹ nhàng, dễ đọc và dễ đi vào lòng bạn đọc.

Ba là, nội dung quản lý về hình thức thông tin chưa tạo ra đột phá, chưa có sự phong phú, còn đơn điệu, trùng lặp trong thể hiện. Điều này có thể thấy rõ ở các yếu tố bố cục, ngôn ngữ, thể loại... của các tác phẩm báo chí

Bốn là, phương thức quản lý chưa thực sự tạo ra tính động viên, khích lệ, đổi mới đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Thực tế khảo sát cho thấy tư duy làm báo của một bộ phận phóng viên, biên tập viên vẫn theo nếp cũ, ỷ lại vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên nên thụ động, thiếu tinh thần sáng tạo, thiếu nhạy bén. Quản lý thông tin về văn hóa nghệ thuật trên các tờ báo, tạp chí quân đội chưa thực sự thu hút, rèn luyện, bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực chuyên sâu về VHNT.

Nhiều bài viết về thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí còn sơ sài (đặc biệt ở mảng bình luận) chưa đi sâu vào phân tích nguyên nhân, hạn chế để đưa ra kết quả một cách phù hợp nhất. Các bài viết này đi theo lối đưa sự kiện rồi kết lại luôn, chưa có sự phân tích đúng đắn mang tính khách quan.

Nhiều bài viết trên báo, tạp chí trong những năm gần đây còn nặng tính lý luận sách vở, thiếu thực tiễn, hô khẩu hiệu. Nhiều bài viết còn chung chung, dài dòng, chưa thật súc tích, thiếu tính sáng tạo. Xã luận, bình luận là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, ít lời nhưng nhiều ý, ngắn gọn nhưng xúc tích và sâu sắc. Chuyên luận có thể viết dài nhưng không có từ thừa. Theo khảo sát của tác giả, xã luận về văn hóa nghệ thuật Báo Quân đội Nhân Dân gần đây

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)