Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 91 - 108)

3.1.1. Giải pháp đối với chủ thể và khách thể quản lý

3.1.1.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành

Từ những phân tích nêu trên có thể thấy vai trò chỉ đạo điều hành có ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội. Do vậy, để nâng cao vai trò này, theo học viên cần tập trung vào những giải pháp trọng tâm như:

Trước hết, với những PV, TV được giao nhiệm vụ sản xuất các tin, bài thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội báo an lãnh đạo từ cấp phòng cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng thông tin, hiệu quả của thông tin, nâng cao năng suất khai thác các nguồn tin, đưa tổng dung lượng thông tin văn hóa nghệ thuật không ngừng tăng lên, làm cho các tờ báo, tạp chí quân đội thu hút được nhiều người đón đọc nhất. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo phòng cần luôn chắc chắn nội dung thông tin phổ biến được cung cấp theo hướng đảm bảo thông tin đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, Quân ủy Trung ương, ộ Quốc phòng một cách nhanh, chính xác, đầy đủ và có chất lượng. Cách thể hiện tin bài phải thu hút, có sức cạnh tranh cao.

Việc chỉ đạo thông tin phải thông suốt từ trên xuống dưới, nghĩa là từ ban lãnh đạo các tờ báo, tạp chí, đến ban lãnh đạo phòng, đến mỗi PV,BTV. Từng nhân sự tham gia sản xuất tin, bài phải luôn quán triệt yêu cầu thông tin và định hướng thông tin. an lãnh đạo phòng cần luôn đưa ra cách xử lý thông tin trong từng mảng công việc cụ thể, đặc biệt trong từng sự kiện văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, để ban lãnh đạo nhanh chóng nắm bắt được tình

hình nhằm có ý kiến chỉ đạo kịp thời, rất cần những thông tin từ thực tiễn, từ các nguồn tin. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn được thể hiện qua việc các cơ quan báo chí sắp xếp được một lịch đăng tải khoa học cho các tin, bài trong đó có thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội. Muốn làm tốt được việc đó cần có nghiên cứu kỹ càng về tâm lý, tập quán… của độc giả, từ đó ấn định được lịch đăng tải cho các thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội.

Ở một góc độ khác, kinh nghiệm thực tiễn từ các tờ báo, tạp chí quân đội cho thấy một bộ khung lãnh đạo đầy đủ và mạnh sẽ chỉ đạo việc tổ chức sản xuất tin, bài đạt hiệu quả cao. Do đó, lãnh đạo các cơ quan báo chí quân đội cần có một bộ khung lãnh đạo có chuyên môn sâu, tâm huyết và mạnh dạn thể hiện vai trò thủ lĩnh. Đội ngũ lãnh đạo tại các cơ quan báo, tạp chí quân đội hiện nay phần lớn tuổi đời còn trẻ, ít có kinh nghiệm quản lý từ một đơn vị công tác khác. Đội ngũ này có vai trò dẫn dắt lực lượng biên tập viên, phóng viên, định hướng, theo sát quá trình tổ chức sản xuất thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội. Vì thế, việc đào tạo thêm kiến thức quản lý, chuyên môn một cách thường xuyên đối với đội ngũ này là hết sức quan trọng. Mặt khác, như đã trình bày trong phần thực trạng tổ chức sản xuất các thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội ở chương 2, một số anh em biên tập viên được tin tưởng giao duyệt tin bài vẫn chưa trải qua đào tạo chuyên môn về báo chí, cụ thể là chưa có trình độ Đại học báo chí, việc làm nghề chỉ qua phương thức “nghề dạy nghề”, qua kinh nghiệm thực tiễn, chưa có nền tảng cơ bản về báo chí. Do đó, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt là đào tạo chuyên môn về báo chí lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Lãnh đạo các tờ báo, tạp chí quân đội phải nhận diện được tầm quan trọng của vấn đề này và có giải pháp để chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ đó.

Ngày nay công chúng có thể tiếp cận tin tức một cách nhanh chóng từ rất nhiều tờ báo, tạp chí quân đội khác nhau, có thông tin tốt nhưng bên cạnh

đó cũng có những thông tin xấu, sai lệch so với sự thật. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, các cơ quan báo chí nếu không làm chủ được thông tin đồng nghĩa sẽ vuợt khỏi tay một vũ khí cực kỳ sắc bén. Các cơ quan báo chí của Đảng và Nhà nước phải giữ vai trò chi phối thông tin. Để thực hiện được điều đó, không có cách gì khác là các cơ quan báo chí phải giữ được quyền chủ động trong thông tin, thông tin phải thật nhanh, đặc biệt là phải chính xác và đúng định hướng. Thông tin của các cơ quan báo chí nếu sai lệch sẽ có hậu quả rất khó lường, khiến cho đại đa số công chúng báo chí nghe theo dẫn đến những tri thức sai lệch, ảnh hưởng đến kiến thức của công chúng báo chí, cao hơn, nếu không cảnh giác cao độ và sửa chữa kịp thời, những thế lực thù địch sẽ nhân cơ hội này lợi dụng để thực hiện những âm mưu, ý đồ có hại cho Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Ngoài sự nhanh nhạy và kịp thời, mỗi tác phẩm báo chí khi được sản xuất đều phải đảm bảo độ chính xác, không phải vì nhanh mà quên mất một yêu cầu có tính chất sống còn đối với báo chí là chính xác và trung thực. Điều này đòi hỏi những người làm công tác tổ chức sản xuất thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội phải am hiểu về văn hóa nghệ thuật để hiểu đúng vấn đề văn hóa nghệ thuật và phải cẩn trọng trong từng câu chữ hay con số. Việc đảm bảo được sự nhanh nhạy và chính xác của thông tin là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại là một bài toán khó. Chính vì thế một trong những yêu cầu quan trọng đối với các phóng viên, biên tập viên là phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhưng không được cẩu thả [PVS01]. Đây cũng là điều mà ban lãnh đạo phòng Biên tập cũng như lãnh đạo các phòng liên quan tới thông tin văn hóa nghệ thuật luôn nhắc nhở các biên tập viên, phóng viên dù đó là điều không mới nhưng không bao giờ thừa. Cũng cần phải nói thêm rằng nhanh và chính xác vẫn chưa đủ bởi một tiêu chí tuyệt đối quan trọng đối với mỗi tác phẩm báo chí là phải đúng định hướng, phù hợp với đường lối, quan điểm, chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước ta. Một thông tin hay một bài bình luận sai định hướng không còn là vũ khí sắc bén mà còn phản tác dụng, thậm chí có thể gây tác hại không nhỏ khi nó làm nhiễu, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Hậu quả là các thông tin đó sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống lại Đảng và Nhà nước ta.

Đưa tin đúng định hướng không phải là một vấn đề dễ dàng đối với người làm công tác tổ chức sản xuất các thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội. Trong một thế giới ngổn ngang các sự kiện, đầy ắp các câu hỏi cần giải đáp, cộng với nguồn tin dồn dập đến từ nhiều hướng khác nhau với các lập trường quan điểm khác nhau làm cho công đoạn chọn lọc tin tức trở nên khó khăn hơn. Do đó, các PV, BTV phải không ngừng nâng cao nhận thức chính trị để không bị ảnh hưởng bởi các quan điểm sai trái và đảm bảo rằng thông tin mà chúng ta đưa ra có lợi nhất cho đất nước, không đi ngược lại đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, khi đưa tin văn hóa nghệ thuật nếu không tỉnh táo, phóng viên, biên tập viên rất dễ bị sa đà vào việc tuyên truyền những chính sách, quan điểm văn hóa, nghệ thuật thiếu lành mạnh, không phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước. Và như vậy vô tình chúng ta đã công khai thừa nhận các quan điểm, chính sách này. Đứng trước một khối lượng thông tin khổng lồ, phức tạp, đa dạng về cả nội dung và xu hướng tư tưởng, các phóng viên, biên tập viên phải có ý chí vững vàng, phải tỏ rõ sự nhạy bén, nhãn quan, bản lĩnh chính trị và kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Để thực hiện tốt việc đa dạng hóa nội dung thông tin, lãnh đạo cơ quan báo chí cần chỉ đạo tập trung thực hiện các việc sau:

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng PV, BTV khai thác tối đa các nguồn tin một cách nhanh chóng, ngắn gọn, chính xác về mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa nghệ thuật ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, có chú trọng hơn tới những sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, quan trọng, không để

sót, lọt và để chậm thông tin.

- Nội dung thông tin phân bổ trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa nghệ thuật... nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng công chúng và đáp ứng cả nhiệm vụ phục vụ nghiên cứu để hoạch định đường lối, chính sách văn hóa nghệ thuật của Đảng và Nhà nước.

- Trong thông tin hàng ngày, cần đặc biệt quan tâm trước hết cho thông tin về những sự kiện liên quan đến hoạt động văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng và quốc tế.

- Tăng cường thông tin về hoạt động văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Tăng cường tổng hợp, xâu chuỗi tin tức, tư liệu từ các nguồn khác nhau mà các tờ báo, tạp chí đang khai thác để hình thành nên những bài phân tích, bình luận, dự báo cũng như các phóng sự, câu chuyện có ý nghĩa về các vấn đề văn hóa nghệ thuật chứ không chỉ đơn thuần khai thác thông tin riêng rẽ có sẵn từ các nguồn.

- Tăng lượng tin dự báo, tăng thêm các tin thể thao, văn hóa, xã hội, thế giới đó đây, những câu chuyện phong tục, tập quán các nước, âm nhạc nghệ thuật để mềm hóa tin, bài [PVS02]

Để làm tốt những việc trên, về lâu về đài ban lãnh đạo phòng và ban biên tập cần tính đến việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên hoặc các cơ quan thường trú tại các tỉnh thành trong cả nước cũng như ở một số nơi trọng điểm nước ngoài hoặc có cơ chế phối hợp giữa Tờ báo, tạp chí với một đối tác nào đó trong việc cung cấp thông tin.

Ngoài những yếu tố về mặt nội dung như trên thì hình ảnh để minh họa cho tin, bài về văn hóa nghệ thuật phải tránh mắc những sai sót về mặt kỹ thuật, và phải chân thực, ấn tượng, khắc họa được đúng nội dung của tin bài, phù hợp với thị hiếu, tâm lý của khán giả. Tránh những trường hợp xảy ra sai sót về mặt kỹ thuật dẫn đến các hình ảnh minh họa thiếu tính logic, hay những

hình ảnh, clip trên báo điện tử mang nội dung chung chung, không phù hợp với nội dung thông tin, thậm chí là những hình ảnh ghê rợn tác động xấu đến tâm lý người xem.

Như đã trình bày ở phần hạn chế của công tác tổ chức sản xuất các thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội, khâu biên tập hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc biên tập trên máy tính, chứ chưa khai thác được nhiều kỹ thuật đồ họa. Đối với những tin bài có nhu cầu sử dụng hình ảnh đồ họa thì kỹ thuật viên dựng hình chưa đáp ứng được. Điều này khiến cho tin, bài chưa tận dụng được hết những thành tựu của công nghệ đồ họa. Đây là một hạn chế làm giảm hiệu quả về mặt hình ảnh trong những trường hợp cần thiết. Vì thế, tác giả luận văn đề xuất ban lãnh đạo cần tăng cường chỉ đạo, bồi dưỡng các kỹ thuật viên dựng hình cần phải được đào tạo cả về sử dụng kỹ thuật đồ họa đủ để thể hiện được các hình ảnh văn hóa nghệ thuật mà các biên tập viên yêu cầu ví dụ như làm bảng chữ, biểu đồ, đồ hình… nhằm giúp cho các tin bài khai thác đỡ nhàm chán, có hình ảnh ấn tượng hơn.

Đối với việc làm tăng thêm phần lôi cuốn khán giả bằng các hiệu ứng hình ảnh, không một sách vở hay giáo trình nào có dạy các biên tập viên và kỹ thuật viên về điều này, biên tập viên và kỹ thuật viên chỉ có thể làm tốt được công việc này khi tự đặt mình vào vị trí của người đọc báo, tạp chí chứ không phải là người sản xuất các tin, bài báo, tạp chí, có như vậy họ mới biết được thế nào là phù hợp, đâu là điểm dừng để tin, bài có thể có được sự yêu quý và đón xem của độc giả.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng nghèo nàn hình ảnh khi khai thác các tin mới mà đối tác cung cấp chưa kịp gửi hình trong khi hệ thống dữ liệu hình ảnh bị hạn chế khiến nhiều tin hình bị lặp lại, nhàm chán, lãnh đạo các tờ báo, tạp chí cần chỉ đạo và có phương án xây dựng và quản lý kho hình tư liệu, đồng thời phân công người phụ trách kho tư liệu này. Nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm xóa bỏ những file hình đã cũ, dùng nhiều, không quan trọng, thay

thế bằng hình ảnh mới từ các nguồn, sau đó đưa lên hệ thống lưu trữ chung, để liên tục làm mới hình ảnh.

Cuối cùng đó là đảm bảo cho các khâu của quá trình tổ chức sản xuất diễn ra đúng quy trình. Ban lãnh đạo các tơ báo, tạp chí luôn phải đảm bảo cho các khâu tổ chức sản xuất thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội diễn ra đúng theo từng bước của quy trình, không được bỏ sót công đoạn nào vì đây là một công việc rất đặc thù, liên quan mật thiết đến việc mở rộng tri thức cho độc giả. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo cho các công đoạn của quy trình này diễn ra đúng tiến độ để luôn đáp ứng được nhu cầu được cung cấp thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất của khán giả[PVS03].

3.1.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Từ thực tiễn hoạt động thông tin văn hóa nghệ thuật, có thể liệt kê ra đây những tiêu chí cơ bản mà một biên tập viên văn hóa nghệ thuật cần đáp ứng là:

+ Am hiểu và thực hành văn hóa tốt:

Nói “nhà báo - nhà văn hóa” là nói đến tố chất văn hóa nơi người làm báo. Tố chất văn hóa hiểu theo nghĩa nhân văn, không đơn thuần biểu hiện bằng tri thức, học vị, cống hiến, tài hoa… cho dù đấy là những phẩm cách không thể thiếu. Văn hóa của con người kết tinh từ truyền thống văn hiến của dân tộc, chất lượng giáo dục mà ta thụ hưởng từ gia đình, học đường, xã hội và cuộc sống. Có thể coi văn hóa là tập đại thành của quá trình học tập, tích lũy, rèn luyện cả về kiến thức, trí tuệ, tinh thần, phẩm chất... Nhà báo “ăn đong” khó trở thành người có văn hóa thâm hậu.

Văn hóa của người làm báo thể hiện ở thái độ đối với tổ quốc, xã hội, tâm linh…, ở cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường, đồng nghiệp, đồng bào…, cả với đối phương khi cần. Do nhu cầu nghề nghiệp, nhà báo hòa nhập giới thượng lưu mà không lấy thế làm sang, sống chung với lớp người nghèo khó thậm chí bị coi là hạ đẳng trong xã hội mà không tiêm nhiễm những thói

hư tật xấu của một số nào trong đó. Từ khi ra đời, đội ngũ báo chí ta có rất nhiều gương sáng người cầm bút hiên ngang khí phách trước kẻ thù, cùng anh chiến sĩ xung kích lên tuyến lửa không chút ngại ngần, cho dù biết lát nữa mình có thể nằm lại vĩnh viễn nơi đây, những người ấy lại dễ tuôn nước mắt trước những mảnh đời bất hạnh. Không thể gọi là có văn hóa những ai vô cảm

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 91 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)