Cơ sở thực tiễn về quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo,

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 38 - 45)

báo, tạp chí quân đội

1.3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý * Cơ sở chính trị

Các cơ sở chính trị - pháp lý chúng tôi căn cứ vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung tướng, ộ Quốc phòng về phát triển báo chí quân đội, quản lý thông tin VHNT trên báo chí nói chung, điển hình như:

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó có phần nói về định hướng phát triển văn hoá;

- Các nghị quyết, chỉ thị [23, tr. 35] của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, an í thư về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản: Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về

tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới; Chỉ thị số 34-CT/TW của an í thư (khóa X) về tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Chỉ thị số 23-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về phát triển văn học, nghệ thuật; Chỉ thị số 34-CT/TW của an í thư (khóa X) về tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Thông báo kết luận 213-TB/TW của an í thư (khóa X) về Đề án “Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật”; đặc biệt là các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI: Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 8 (Nghị quyết 28-NQ/TW) về “Chiến lược bảo về Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Nghị quyết 33-NQ/TW) về “Xây dựng và phát triển đất nước, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 35-NQ/TW “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”...

Đa số các quy định làm cơ sở cho hoạt động tổ chức sản xuất thông tin về văn hóa, nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội đều đã được ban hành từ nhiều năm trước và được duy trì tới hiện nay như: Thông tư số 183/2017/TT- BQP ngày 04/8/2017 của Bộ Quốc phòng quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Bộ Quốc phòng; Đề án “Hiện đại hóa các cơ quan Báo chí Quân đội giai đoạn 2014 - 2018” đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt theo Quyết định 2795/QĐ-BQP, ngày 22-7-2014. Đề án được xây dựng trên cơ sở thực trạng tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ của Báo chí Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phù hợp với nội dung, yêu cầu của Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”. Các cơ quan báo chí được ưu tiên đầu tư lớn, trên cơ sở Đề án, cần xây dựng dự án theo lộ trình, kế hoạch đã xác định. Việc tổ chức thực

hiện Đề án “Hiện đại hóa các cơ quan Báo chí Quân đội giai đoạn 2014 - 2018” được tiến hành theo 02 giai đoạn, trọng tâm là giai đoạn 1: 2015 - 2016. Cùng với nhiệm vụ hàng đầu là sẵn sàng chiến đấu, Quân đội còn là đội quân công tác, tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, xây dựng kinh tế, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong khuôn khổ cho phép. Theo đó, báo chí Quân đội cần bám sát các nhiệm vụ, chức năng mới của Quân đội. Tùy theo nhu cầu và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, từng quân khu, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường mà tổ chức, biên chế nguồn nhân lực báo chí cho phù hợp, bảo đảm tinh, gọn, liên thông, hiện đại và hiệu quả.

* Cơ sở pháp lý

Trong lĩnh vực báo chí và văn học, nghệ thuật, pháp luật Việt Nam có hệ thống các luật, các quy định liên quan. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về thông tin trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật trên báo chí [23; tr.229-233].

Một số luật về báo chí, truyền thông như Luật Báo chí 2016, Luật xuất bản 2012, Luật quảng cáo 2018, Luật An ninh mạng 2018...

Một số luật về văn hoá nghệ thuật như Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Nghị định số 79/2012/NĐ- CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Tại Khoản 1 Điều 14 Luật Sở

hữu trí tuệ 2005 có quy định về các tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự; Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực điện ảnh: Điện ảnh – “Nghệ thuật thứ 7” là lĩnh vực nghệ thuật duy nhất có quy phạm pháp luật điều chỉnh ban hành bằng văn bản luật của Quốc hội và được quan tâm xây dựng hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ để tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho sự hoạt động và phát triển. Luật điện ảnh 62/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 (gọi tắt là Luật điện ảnh) đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18/06/2009 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2009. Hiện nay, Luật điện ảnh được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bởi 01 nghị định, 02 quyết định và 06 thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trong đó có 01 quyết định đã được sửa đổi, bổ sung). Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về lĩnh vực công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài: Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan pháp điển xong đề mục “Công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài” (Đề mục số 3, Chủ đề số 41 - Văn hóa, thể thao, du lịch). Theo đó, đề mục này có cấu trúc gồm 05 chương (23 Điều) theo cấu trúc của Nghị định số 72/2000/NĐ-CP của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài và được pháp điển từ 02 văn bản quy phạm pháp luật.

1.3.2. Hệ thống báo, tạp chí quân đội tại Việt Nam

Trong kết quả và thành tích chung của báo chí cách mạng Việt Nam, có sự đóng góp to lớn của báo chí Quân đội. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp

của Quân ủy Trung ương, ộ Quốc phòng; sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các Ban, Bộ, ngành Trung ương; các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan thông tấn và đội ngũ các thế hệ những người làm báo trong Quân đội đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, thực sự là những chiến sĩ cách mạng, những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng.

Trong những năm tháng kháng chiến, nhiều nhà báo đã có mặt ở khắp các chiến trường, những nơi ác liệt của chiến tranh để phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng và sáng tạo của chiến sĩ, đồng bào. Hàng trăm nhà báo - chiến sĩ đã ngã xuống nơi chiến trường hay trong ngục tù của thực dân, đế quốc, hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của dân tộc.

Hiện nay, đội ngũ những người làm báo không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng với hàng nghìn nhà báo chuyên nghiệp, cán bộ, công chức, chuyên viên kỹ thuật đang làm việc trong các cơ quan báo chí và rất đông đảo đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài quân đội. Nhiều nhà báo đã được đào tạo cơ bản về trình độ chính trị, lý luận, nghiệp vụ, được giao lưu tiếp thu kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong nước và quốc tế, tiếp cận các phương tiện làm báo hiện đại.

Trải qua các thời kỳ, báo chí quân đội luôn thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Quân ủy Trung ương, ộ Quốc phòng và của toàn quân, là diễn đàn tin cậy của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; luôn giữ vững tôn chỉ, mục đích. Đội ngũ những người làm báo trong quân đội - những nhà báo, chiến sĩ với phẩm chất cách mạng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trình độ nghiệp vụ vững vàng đã phản ánh đa dạng, thông tin nhiều chiều thực tiễn sinh động và phong phú của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, của hoạt động quân sự, quốc phòng; cổ vũ, động viên các phong trào thi đua yêu nước và phong trào thi đua quyết thắng; kịp thời phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa trong toàn

quân và xã hội. Đồng thời tích cực, chủ động tham gia đấu tranh phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội, góp phần bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, giữ vững trận địa chính trị tư tưởng của Đảng trong Quân đội.

Trong thời gian qua, để đáp ứng với yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới, Quân ủy Trung ương, ộ Quốc phòng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư phát triển hệ thống báo chí quân đội. Hiện nay, toàn quân có 62 cơ quan báo chí được ộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động với đầy đủ các loại: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; trong đó, có 07 cơ quan báo chí do Quân ủy Trung ương, ộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản, Tổng cục Chính trị trực tiếp chỉ đạo, quản lý; có 05 báo, tạp chí điện tử. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên phát triển về số lượng, chất lượng; có trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của áo chí Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ tác nghiệp báo chí được đầu tư đáng kể tạo điều kiện cho áo chí Quân đội phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Một số cơ quan báo chí quân đội tiêu biểu cho các loại hình này như: áo quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tạp chí Quốc phòng toàn dân...

Báo chí quân đội luôn khẳng định được vai trò, vị trí của mình, thực sự là công cụ đắc lực, đóng góp trực tiếp và hiệu quả vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; động viên, cổ vũ lớp lớp cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và toàn dân hoàn thành thắng lợi công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thông văn hóa nghệ thuật trên các báo, tạp chí Quân đội. Từ việc phân tích các khái niệm, tác giả rút ra khái niệm chung nhất: quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo chí là sự tác động có chủ đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý báo chí tác động lên đối tượng quản lý theo những phương thức nhất định nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra về hiệu quả thông tin VHNT.

Các đặc điểm, vai trò và tiêu chí của chủ thế quản lý, đối tượng quản lý, nội dung quản lý, phương thức quản lý cũng được làm rõ. Trong đó, tùy theo vị trí, chức năng của từng cơ quan báo, tạp chí quân đội mà có chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau. Với các cơ quan báo chí ở trung ương thì chủ thể quản lý chính là Bộ thông tin truyền thông, Bộ Quốc phòng, Cơ quan chủ quản và Ban biên tập cơ quan báo, tạp chí.

Các cơ sở chính trị - pháp lý căn cứ vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, ộ Quốc phòng về phát triển báo chí quân đội, quản lý thông tin VHNT trên báo chí nói chung; các luật liên quan báo chí và VHNT. áo chí quân đội luôn khẳng định được vai trò, vị trí của mình, thực sự là công cụ đắc lực, đóng góp trực tiếp và hiệu quả vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Quân ủy Trung ương, ộ Quốc phòng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư phát triển hệ thống báo chí quân đội.

Những nội dung tác giả trình bày trong chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của các báo, tạp chí thuộc diện khảo sát trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRÊN CÁC BÁO, TẠP CHÍ THUỘC DIỆN KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo, tạp chí quân đội hiện nay (khảo sát báo quân đội nhân dân và tạp chí văn hóa nghệ thuật quân đội) (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)