Hiệu quả hạ đường huyết của cao hỗn hợp

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phân lập và tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của các hoạt chất sinh học từ một số loài thực vật thu hái tại miền Trung (Trang 124 - 127)

2

3.5.2. Hiệu quả hạ đường huyết của cao hỗn hợp

Do điều kiện thời gian chúng tôi đưa ra tỷ lệ phối trộn của cao hỗn hợp (bao gồm: chè dây, lá đắng, cỏ ngọt, giảo cổ lam và dây thìa canh) theo tỷ lệ 1:1:1:1:1. Đây có thể chưa phảilà tỷ lệ tối ưu nhất của cao hỗn hợp, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu nhiều tỷ lệ phối trộn khác để thu được cao hỗn hợp có tác

dụng tốt nhất.

3.5.2.1. Tác dụng hạ đường huyết của các cao chiếtriêng lẻ và hỗn hợp trên mô

hình chuột ĐTĐ type 2 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00

DC Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7

Nồn g đ đ ư ờn g hu yế t (m m ol /l ) 0 giờ 21 ngày * *

Khả năng hạ đường huyết của các cao chiết trên mô hình chuột ĐTĐ type 2 được thể hiện trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau khi uống các cao chiết

Nhóm (n=5) Nồng độ đường huyết (mmol/L)

0 giờ 21 ngày

Nước cất (đối chứng) 19,68 ± 0,99 23,66 ± 1,20

Cao lá đắng (350 mg/kg) 19,84 ± 1,28 19,08 ± 1,84 Cao chè dây (350 mg/kg) 22,06 ± 2,21 21,18 ± 2,32

Cao cỏ ngọt (350 mg/kg) 20,78 ± 2,44 20,64 ± 2,99

Cao giảo cổ lam (350 mg/kg) 22,26 ± 1,83 21,26 ± 1,80 Cao dây thìa canh (350mg/kg) 21,00 ± 2,25 19,64 ± 1,86

Cao hỗn hợp (350 mg/kg) 20,34 ± 1,40 12,56 ± 1,86*

Ghi chú: số chuột trong mỗi nghiệm thức 5, *p <0,01 (p so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm khảo sát)

Kết quả trình bày ở bảng 3.12 cho thấy, chuột ĐTĐ uống cao chiết riêng lẻ của của lá đắng, chè dây, cỏ ngọt, giảo cổ lam và dây thìa canh với liều 350 mg/kg sau 21 ngày điều trị nồng độ đường huyết có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng ở cùng thời điểm (p > 0,05). Trong khi đó, nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ sau khi uống cao hỗn hợpcũng ở liều 350 mg/kg giảm đáng kể (p < 0,05). Sau 21 ngày điều trị cao hỗn hợpđường huyết giảm 38,25 % so với thời điểm 0 giờ. Như vậy, sự kết hợp các loại thảo dược riêng lẻ với nhau làm giảm đáng kể nồng độ đường huyết ở chuột bị bệnh ĐTĐ so với nhóm chứng.

3.5.2.2. Tác dụng hạ đường huyết của cao hỗn hợp trên mô hình chuột ĐTĐ

type 2

Kết quả khảo sát nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 ở các nhóm thử nghiệm sau khi cho uống cao hỗn hợpđược trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau khi uống các

Lô (n = 10)

Nồng độ đường huyết (mmol/l)

Ngày 0 Ngày 2 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21

Nước cất (Đối chứng) 21,0 ± 1,47 22,27±1,26 23,70±1,43 24,32±1,07 25,94 ±1,23 Pioglite (20 mg/kg) 21,49±1,39 17,54±1,06* 13,16±1,50**# 10,67±0,90 **# 7,9±0,59**# Cao hỗn hợp (500 mg/kg) 21,60±1,44 18,59±1,49 16,18±1,53 *# 10,91±1,01**# 7,69±0,60**# Cao hỗn hợp (1000 mg/kg) 19,73±1,04 19,20±0,97 15,52±1,01*# 11,22±0,78**# 8,12±0,50**#

Ghi chú: *p < 0,05, **p < 0,01 (p so với thời điểm trước khi điều trị của cùng

nhóm), #p <0,01 (p so với lô chứngbệnh ở cùng thời điểm khảo sát)

Kết quả có thể thấy, ở thời điểm 2 ngày sau khi sử dụng thuốc pioglite đường huyết của nhóm chuột ĐTĐ giảm (từ 21,49xuống còn 17,54mmol/l) có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước khi điều trị trong cùng nhóm (p < 0,05) và có tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng trong vòng 7 ngày, 14 ngày (13,16 và 10,67 mmol/l). Vào

ngày thứ 21 đường huyết giảm còn 7,90 mmol/l (p < 0,01).

Trong khi đó, chuột ĐTĐ type 2 uống cao hỗn hợp trong vòng 2 ngày nồng độ đường huyết thấp hơn đối chứng bệnh và thấp hơn trước khi điều trị nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Từ ngày thứ 7, đường huyết của cả hai nhóm điều trị bằng cao hỗn hợp ở liều 500 mg/kg và 1000 mg/kg giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng tại cùng thời điểm khảo sát (p < 0,01)và có tác dụng hạ đường huyết tốt sau 14 và 21 ngày điều trị. Sau 21 ngày điều trị bằng cao hỗn hợp đường huyết giảm lần lượt là 64,40% và 58,84% so với trước khi điều trị bằng cao hỗn hợp 500 mg/kg và 1000 mg/kg (p < 0,01).

Ngoài ra, kết quả cho thấy đường huyết của hai nhóm sau khi uống cao hỗn hợp và thuốc pioglite 20 mg/kg không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) sau 21 ngày điều trị. Chuột ĐTĐ sau khi điều trị bằng cao hỗn hợpở liều

500 mg/kg và 1000 mg/kg khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phân lập và tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của các hoạt chất sinh học từ một số loài thực vật thu hái tại miền Trung (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)