Nghiên cứu độc tính cấp của cao hỗn hợp

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phân lập và tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của các hoạt chất sinh học từ một số loài thực vật thu hái tại miền Trung (Trang 129 - 196)

2

3.6. Nghiên cứu độc tính cấp của cao hỗn hợp

Thuốc muốn sử dụng phải an toàn và có hiệu lực. Để chứng minh thuốc có an

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 5 25 50 100 200 % c ch ế Nồng độ cao chiết (µg/ml) α-amylase α-glucosidase

toàn không thì cần phải tiếnhành nghiên cứu độc tính [8]. Trong nghiên cứu này, sau

khi cho chuột uống cao hỗn hợp với liều lượng tăng dần, kết quả đánh giá số chuột chết ở các nhóm thử nghiệm trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá số chuột chết ở các nhóm thử nghiệm sau khi uống

cao hỗn hợp Nhóm chuột Số chuột thí nghiệm Liều dùng (g/kg) Thể tích cho uống Số chuột chết (con) Nhóm 1 10 Nước cất 0,3 ml x 3 lần 0 Nhóm 2 10 9,6 0,3 ml x 3 lần 0 Nhóm 3 10 19,2 0,3 ml x 3 lần 0 Nhóm 4 10 28,8 0,3 ml x 3 lần 0 Nhóm 5 10 38,4 0,3 ml x 3 lần 0

Tiêu thụ thức ăn và nước uống của chuột: Sau 4 giờ uống mẫu thử, trong các nhóm 1, 2, 3 và 4 đều ăn uống, bài tiết và hoạt động bình thường riêng đối với nhóm

5 có biểu hiện giảm hoạt động nhẹ. Sau 72 giờ uống mẫu thử chuột ở các nhóm 1, 2, 3, 4 và 5 đã hoạt động và ăn uống bình thường, và tăng trọng lượngcơ thể như nhau trong thời gian theo dõi.

Quan sát dấu hiệu ngộ độc: Không quan sát thấy có biểu hiện ngộ độc ở các nhóm chứng 1 và nhóm thử 2, 3, 4, và 5 trong vòng 72 giờ sau uống thuốc và không có chuột nào chếttrong 7 ngày theo dõi tiếp theo. Nhìn chung, với mức liều cao nhất có thể cho chuột uống là 38,4 g/kg, không có biểu hiện của độc tính cấp của cao hỗn hợptheo đường uống trên chuột nhắt trắng.

Với dược liệu có liều chết LD50 gấp trên 10 lần điều trị được xem là có khoảng an toàn điều trị tốt [8], chẳng hạn như trường hợp ở đây là cao hỗn hợp. Không xác

định được liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50) vì không tìm được liều gây chết chuột, cho thấy dịch chiết của cao hỗn hợpcó tính an toàn cao trong thử nghiệm đánh giá độc tính cấp trên chuột.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Với các kết quả đạt được của luận án chúng tôi đưa ra một sốkết luận như sau:

1. Kết quả về sàng lọc thực vật có tác dụng hạ đường huyết:

- Đã xác định được 8/20 mẫu thực vật có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình

chuột ĐTĐ type 2 đó là chè dây, quả chuối hột, hạt đu đủ, lá đu đủ, lá dây thìa canh, lá và thân cỏ ngọt, giảo cổ lam và lá đắng.

- Trong đó, chè dây, hạt đu đủ, lá đu đủ, lá và thân cỏ ngọt và lá đắng là lần đầu tiên nghiên cứu về hoạt tính hạ đường huyết ở Việt Nam và chè dây là lần đầu tiên được nghiên cứu về hoạt tính hạ đường huyết trên thế giới.

2. Kết quả nghiên cứu đối với lá chè dây:

- Đã nghiên cứu tác dụng của cao chiết chè dây (500mg/kg) lên phục hồi tuỵ và gan chuột ĐTĐ type 2 bị tổn thương.

- Đã xác định được 2 cao chiết phân đoạn CEtOAc, CBuOH có khả năng hạ đường huyết tốt nhất trên chuột ĐTĐ type 2.

- Đã phân lập và xác định được 5 chất trong phân đoạn CEtOAc là myricetin

(CDE1); dihydromyricetin (CDE2); phloretin (CDE3); myricitrin (CDE4) và quercetin (CDE5). Trong đó quercetin tuy không phải là chất mới nhưng lần đầu tiên được phân lập từ chè dây.

- Nghiên cứu đầu tiên về hoạt tính ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase

của của các chất tinh sạch từ cây chè dây. Kết quả về giá trị IC50 đối với enzyme α-

amylase của các hợp chất myricitrin, myricetin, quercetin và phloretin tương ứng là

9,64, 86,31, 136,58 và 199,11 μM. Tương tự, kết quả về về khả năng ức chế enzyme α-glucosidase theo thứ tự lần lượt là myricitrin (8,92 µM), myricetin (9,20 µM), quercetin (10,64 µM), phloretin (18,74 µM).

- Các hợp chất myricitrin, myricetin, quercetin, dihydromyricetin và phloretin không gây độc trên dòng tế bào độc Raw 264.7 và 3T3-L1 ở các nồng độ 5-40 µg/ml.

- Phloretin có khả năng ức chế hiệu quả đến quá trình sinh các cytokine tiền

phloretin lần đầu tiên được nghiên cứu về tác dụng giảm tính kháng insulin ở tế bào 3T3-L1 gây ra bởi TNF-α và tác dụng khôi phục biểu hiện hai protein pIRS-1 và pY20 của tế bào.

3. Kết quả nghiên cứu đối với lá đắng:

- Lá đắng ngoài tác dụng hạ đường huyết còn có tác dụng phục hồi tuỵ và gan chuột ĐTĐ type 2 bị tổn thương.

- Đã xác định được 2 cao chiết phân đoạn có khả năng hạ đường huyết tốt nhất trên chuột ĐTĐ type 2 là: CEtOAc, CBuOH.

- Đã phân lập và xác định được 1 chất trong phân đoạn CEtOAc của lá đắng là cynaroside (LĐE). Từ phân đoạn CBuOH đã phân lập và xác định được 1 chất mới là

vernonioside E (LĐB). Chất này lần đầu tiên được phân lập từ lá đắng và cũng là lần đầu tiên phân lập từ thiên nhiên.

- Hợp chất cynaroside được phân lập từ cây lá đắng có hoạt tính ức chế enzyme

α-amylase và α-glucosidase với IC50lần lượt là 83,30 và 21,52 µM.

- Các hợp chất cynaroside và vernonioside E không gây độc trên dòng tế bào độc Raw 264.7 và 3T3-L1 ở các nồng độ 5-40 µg/mL.

- Vernonioside E có khả năng ức chế hiệu quả đến quá trình sinh các cytokine tiền viêm TNF-α, IL-6, IL-8 và không ức chế cytokine kháng viêm IL-10.

4. Kết quả nghiên cứu hiệu quả cao hỗn hợp(bao gồm: chè dây, lá đắng, cỏ ngọt, dây thìa canh và giảo cổ lam) trong điều trị ĐTĐ:

- Cao hỗn hợpkhông những có hiệu quả tốt trong hạ đường huyết ở chuột ĐTĐ type 2 (giảm 64,40%) mà còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglycide cũng như ngăn chặn sự suy giảm glycogen trong mô gan.

- Cao hỗn hợpkhông có độc tính cấpở liều 38,4 mg/kg.

B. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Sau khi phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới thì nhận thấy các kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn như sau:

- Lần đầu tiên ở Việt Nam hoạt tính hạ đường huyết của 5 loại thực vật: chè dây, hạt đu đủ, lá đu đủ, cỏ ngọt và lá đắng được nghiên cứu. Lần đầu tiên trên thế giới chè dây được nghiên cứu về hoạt tính hạ đường huyết.

- Lần đầu tiên phân lập được hợp chất quercetin từ cây chè dây.

- Lần đầu tiên hợp chất phloretin (từ chè dây) được nghiên cứu về tác dụng giảm tính kháng insulin ở tế bào 3T3-L1 gây ra bởi TNF-α cũng như tác dụng khôi phục biểu hiện hai protein pIRS-1 và pY20 của tế bào.

- Từ phân đoạn CBuOH của cao chiết lá đắng đã phân lập và xác định được một chất mới là vernonioside E (LĐB). Chất này lần đầu tiên được phân lập từ lá đắng và cũng là lần đầu tiên phân lập từ thiên nhiên, nó có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp các cytokine tiền viêm TNF-α, IL-6, IL-8 và không ức chế cytokine kháng

viêm IL-10.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chè dây ngoài tác dụng hạ đường huyết còn có tác dụng phục hồi tuỵ và gan chuột ĐTĐ type 2.

- Đã phát triển được cao hỗn hợp có hiệu quả tốt trong hạ đường huyết ở chuột ĐTĐ type 2 và có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglyceride, ngăn chặn sự suy giảm glycogen trong mô gan cũng như ức chế hoạt động của enzym α-glucosidase

và α-amylase. Đây là điểm mới có giá trị thực tiễn của luận án.

C. KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể thấy chè dây, lá đắng và cao hỗn hợp là một dược liệu có tiềm năng trong điều trị ĐTĐ. Với nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước, để có thể sử dụng chè dây, lá đắng và cao hỗn hợpmột cách hiệu quả trong điều trị ĐTĐ, đề tài xin đưa ra đề xuất:

- Nghiên cứu một số cơ chế có tác dụng gây hạ đường huyết khác của cao hỗn hợp và các hoạt chất phân lập được.

- Nghiên cứu bào chế cao hỗn hợp, cần khảo sát cao hỗn hợp ở các tỷ lệ khác nhau từ đó tìm ra được cao hỗn hợp có tỷ lệ tối ưu trong điều trị ĐTĐ, xác định các chỉ tiêu vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng và hàm lượng các chất độc hại có thể có trong cao hỗn hợp.

- Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của cao hỗn hợp, cũng như các nghiên cứu thử nghiệm lâmsàng qua các giai đoạn trên các bệnh nhân ĐTĐ type 2 để phát

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Xuân Thu, Đặng Đức Long (2017), “Hiệu quả hạ đường huyết trên

chuộtbệnh đái tháo đường type 2 và thành phần hóa học của cao chiết cây chè dây

(Ampelopsis cantoniensis Planch.)”Tạp chí Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam, Tập 55, số 4E23, trang: 124-129.

2. Phạm Thị Kim Thảo, Nguyễn Thị Xuân Thu, ĐặngĐức Long (2017), “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây chè dây (Ampelopsis

cantoniensis) ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam”, Tạp chí Khoa

học và Công nghệ đại học Đà Nẵng, tập 1, số 110, trang: 136-140.

3. Nguyễn Thị Xuân Thu, Đặng Đức Long,Thành Thị Thu Thủy (2019), “Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và chống oxy hóa của một số cao chiết thực vật”,

Tạp chí Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập 41, số 2,

trang: 119-128.

4. Nguyen Thi Xuan Thu, Dang Duc Long, Giang Thi Kim Lien (2019),

“Hypoglycemic effect and acute toxicity of the polyherbal formulation (DANGT) in streptozocin-induced diabetic type 2 mice”, Journal of Medicinal Materials, vol. 24, issue 5, p: 301-307.

5. Nguyễn Thị Xuân Thu, Đặng Đức Long,Thành Thị Thu Thủy (2019), “Nghiên cứu sàng lọc một số thực vật có khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam, tập 17, số 3, trang: 1-8.

6. Thi Xuan Thu Nguyen, Duc Long Dang, Van Quang Ngo, Tat Cuong Trinh, Quang

Nam Trinh, Trung Dong Do, Thi Thu Thuy Thanh (2020), “Anti-inflammatory activity of a new compound from Vernonia amygdalina”, Natural Product

Research, Jul 07:1-5. DOI: 10.1080/14786419.2020.1788556.

7. Nguyen Thi Xuan Thu, Ngo Van Quang, Dang Duc Long, Thanh Thi Thu Thuy

(2020), “Structure and biological activity of five flavonoids from Ampelopsis

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Phạm Thị Lan Anh, Trương Tuyết Mai, Phạm Văn Hoan, Lê Thị Hợp (2013), “Khả năng kiểm soát đường huyết sau ăn của sản phẩm VOSCAP chiết tách từ lá vối, lá ổi, lá sen trên người khỏe mạnh”, Tạp chí Y học Thực hành, 3 (864), 129- 131.

[2]. David Beran, Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Lê Quang Toàn (2008), Báo cáo

chương trình đánh giá nhanh tình hình tiếp cận insulin tại Việt Nam, 1-54.

[3]. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt nam các phương pháp điều

trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[4]. Tạ Văn Bình (2007), Bệnh đái tháo đường - Tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội.

[5]. Tạ Văn Bình (2009), Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường và hội chứng

chứng chuyển hóa tại một số vùng sinh thái của Việt Nam, Hà Nội: Báo cáo kết

quả đề tài nghiên cứu cấp bộ.

[6]. Phạm Việt Cường(2019), Nghiên cứu phát triển cây dược liệu mới Vernonia

amygdalina Delile (cây lá đắng) tại tỉnh Thừa Thiên Huế và định hướng ứng

dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[7]. Hồ Thị Dung, Trần Thị Oanh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Phạm Thị Hải Yến, Nguyễn Thu Hằng, Đặng Thị Vân Anh (2018). “Nghiên cứu đặc điểm thực vật của dược liệu lá đắng thu hái ở Nghệ An”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, 12, 30- 34.

[8]. Đỗ Trung Đàm (2014), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, NXB Y

học Hà Nội.

[9]. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển II, Nhà xuất bản trẻ.

[10]. Phùng Thanh Hương, Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), “Tác dụng của dịch chiết lá bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.) trên chuột cống đái tháo đường type 2”, Tạp chí Dược học, 401(49), 19-22.

[11]. Phùng Thanh Hương, Nguyễn Xuân Thắng Trường (2002), “Tác dụng hạn chế tăng glucose huyết của thân mướp đắng trên một số mô hình gây tăng glucose

huyết thực nghiệm”, Tạp chí Dược học, 1, 22-25.

[12]. Tôn Nữ Liên Hương, Nguyễn Thị Bách Hà, Nguyễn Cẩm Tú, Lê Minh Thịnh (2017), “Lignan and flavononol glycosides of Vernonia amygdalina Del.”, Tạp

chí hóa học, 55 (4E23), 304-307.

[13]. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự (2004), Hoàn thiện công nghệ sản xuất Ampelop

làm thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, Báo cáo tổng kết dự án sản xuất

thử nghiệm cấp nhà nước.

[14]. Hà Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Mùi, Trần Thị Kiều Diệp (2011), “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng hạ đường huyếtcủa chế phẩm Thivoda trên chuột nhắt đái tháo đường”, Tạp chí Y học Việt Nam, 384(2), 210-213.

[15]. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[16]. Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

[17]. Nguyễn Thị Băng Sương, Nguyễn Thị Hà, Phạm Thiện Ngọc, Phạm Thanh Kỳ (2004), “Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây (Ampelopsis

cantoniensis Planch) trên một số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa

động mạch ở thỏ uống cholesterol”, Tạp chí Công nghệ Y học, 29 (3), 1-8.

[18]. Nguyễn Thanh Tâm (2014), Nghiên cứu phát hiện các chất có hoạt tính hạ

đường huyết từ cây dừa cạn (Catharanthus roseus) của Việt Nam, Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[19]. Đỗ Thị Trang, Hà Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Mùi, Phan Văn Chi (2010), “Điều tra, nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của một số thực vật Việt Nam lên mô hình chuột đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Y học Việt Nam, 372(2), 100- 103.

[20]. Đái Thị Xuân Trang, Nguyễn Thị Mai Phương, Võ Thị Ngọc Diễm,Quách Tú Huê (2012), Khảo sát hiệu quả hạ đường huyết và chống oxy hóa của cao chiết

cây nhàu (Morinda citrifolia L.) Ở chuột bệnh tiểu đường, Tạp chí Khoa học,

[21]. Nguyễn Bá Trí, Lê Trí Khải, Đào Duy Khánh, Lê Nam Khánh, Nguyễn Trọng Hào (2017), “Tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường ở người 45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016”,

Tạp chí Y học dự phòng, 27(28), 146-153.

[22]. Viện Dinh dưỡng (2009) Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. Bộ Y Tế.

[23]. Phùng Thị Vinh (1995), Nghiên cứu về thực vật, thành phần hoá học và tác

dụng sinh học của cây chè dây, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y dược, Trường

Đại học Dược Hà Nội.

[24]. Đỗ Quốc Việt, Trần Văn Sung, Nguyễn Thanh Thúy (2006), “Sơ bộ nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của quả chuối hột (Musa balbisiana) trên chuột thực nghiệm”, Tạp chí Dược học, (361), 8-11.

[25]. Nguyễn Ngọc Xuân, Đào Văn Phan, Nguyễn Duy Thuần (2000) “Bước đầu nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của thổ phục linh (Smilax glabra roxb.) trên chuột nhắt”, Tạp chí Dược học, 4, 12-13.

Tiếng Anh

[26]. Ahmad U., Ahmad R.S. (2018), “Anti diabetic property of aqueous extract of

Stevia rebaudiana Bertoni leaves in Streptozotocin-induced diabetes in albino

rats”, BMC Complement Altern Med., 18(1), 1-11.

[27]. Ai W., Li H., Song N., Li L., Chen H. (2013), “Optimal method to Stimulate

Cytokine Production and Its Use in Immunotoxicity Assessment”, Int. J.

Environ. Res. Public Health, 10, 3834-3842.

[28]. Akpaso M.I., Atangwho I.J., Akpantah A., Fischer V.A., Igiri A.O., Ebong P.E.

(2011), “Effect of Combined Leaf Extracts of Vernonia amygdalina (Bitter Leaf) and Gongronema latifolium (Utazi) on the Pancreatic β-Cells of

Streptozotocin Induced Diabetic Rats”, Br. J. Med. Med. Res., 1(1), 24-34.

[29]. Alam F., Shafique Z., Amjad S.T., Bin Asad. M.H.H. (2019), “Enzymes

inhibitors from natural sources with antidiabetic activity: A review”, Phytother Res., 33, 41-54.

[30]. Alara O.R., Abdurahman N.H. (2019), “Anti-diabetic activity and mineral elements evaluation of Vernonia amygdalina leaves obtained from Malaysia”,

J.Res.Pharm. , 23(3), 514-521.

[31]. Alonso-Castro A.J., Zapata-Bustos R., Gómez-Espinoza G., Salazar-Olivo L.A.

(2012), “Isoorientin reverts TNF-α-induced insulin resistance in adipocytes

activating the insulin signaling pathway”,Endocrinology, 153(11), 5222-5230. [32]. Al-Romaiyan A., Liu B., Asare-Anane H., Maity C.R., Chatterjee S.K., Koley N., Biswas T., Chatterji A.K., Huang G.C., Amiel S.A., Persaud S.J., Jones P.M.

(2010), “A novel Gymnema sylvestre extract stimulates insulin secretion from human islets in vivo and in vitro”, Phytother Res., 24(9), 1370-1376.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phân lập và tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của các hoạt chất sinh học từ một số loài thực vật thu hái tại miền Trung (Trang 129 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)