Hiện trạng sử dụng nước cấp của người dân nội thành Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị một số quận nội thành Hà Nội (Trang 47 - 55)

3. Nội dung nghiên cứu

3.2.2.Hiện trạng sử dụng nước cấp của người dân nội thành Hà Nội

a. Nguồn nước chính trong gia đình của người dân nội thành Hà Nội

Theo kết quả điều tra phỏng vấn cộng đồng được trình bày trong Hình 3.6

cho thấy nước cấp từ công ty cấp nước được lắp đặt và sử dụng rộng rãi tại khu vực nghiên cứu. Đây cũng là nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất, cho hầu hết các mục đích trong sinh hoạt. Cụ thể, tỷ lệ sử dụng nước cấp phục vụ cho mục đích Nấu nướng, ăn uống chiếm 81,8%, bên cạnh đó là số ít người dân còn sử dụng nước giếng khoan (12,4%) và nước mưa (5,7%). Các mục đích khác như Tắm giặt, vệ sinh và Làm vườn, rửa xe tỷ lệ sử dụng nước cấp vẫn ở mức cao nhất tuy nhiên giảm đi đáng kể, lần lượt là 78,4% và 72,6%. Nguyên nhân là do có một vài hộ gia đình sử dụng từ 2 nguồn nước trở lên thì sẽ sử dụng các nguồn nước khác thay thế nước cấp cho các mục đích như Tắm giặt, vệ sinh và Làm vườn, rửa xe. Việc sử dụng các nguồn nước thay thế nước cấp được xem là ưu thế hơn bởi tính thuận tiện và giá thành rẻ hoặc không tốn kém chi phí lắp đặt.

Nước cấp Nước giếng khoan Nước mưa Nước sông, hồ 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 4 0.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 81.8% 12.4 % 5.7% 0.0% 78.4 % 16.9% 4 .7% 0.0% 72.6% 21.1% 6.0% 0.2% Nấu nướng và ăn uống Tắm giặt, vệ sinh Làm vườn và rửa xe

Hình 3.6. Tỷ lệ sử dụng của các nguồn nước chính cho các mục đích sinh hoạt của người dân nội thành Hà Nội

Bên cạnh kết quả điều tra về tỷ lệ sử dụng các nguồn trên của người dân, xác định thêm được số lượng người sử dụng nước cấp và người hoàn toàn không sử dụng nước cấp tại khu vực nghiên cứu. Cụ thể, số lượng người cho biết có sử dụng nước cấp là 331 hộ (chiếm 82,3%) và số người không sử dụng nước cấp là 71 hộ (chiếm 17,7%).

Đối với những hộ không dùng nước cấp, tập trung chủ yếu tại quận Hà Đông (64/71 người trả lời không dùng nước cấp). Lý do cho việc không sử dụng nước cấp của các hộ này đến từ việc họ cho rằng lượng nước cấp không ổn định, nhỏ giọt và hay bị cắt nước (47,9%), và chất lượng nước cấp theo họ là không đảm bảo (40,8%), Hình 3.7. Điều này cho thấy họ không tin tưởng, không yên tâm đối với chất lượng và số lượng nước cấp. Một số ít người đưa ra lý do Giá nước cấp cao so với thu nhập của gia đình họ (11,3%). Điều này cho thấy, giá nước cũng là một vấn đề cần quan tâm khi thực hiện cải thiện dịch vụ cấp nước. Các vấn đề liên quan đến dịch vụ như chi phí lắp đặt hệ thống cấp nước và phương tiện thanh toán không phải là lý khiến cho người dân không sử dụng nước cấp.

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 0.0% 11.3% 40.8% 4 7.9% 0.0%

Hình 3.7. Lý do không sử dụng nước cấp trong sinh hoạt của người dân nội thành Hà Nội

Khi được hỏi về khả năng sử dụng nước cấp trong tương lai, phần lớn số hộ được hỏi đều đưa ra câu trả lời “Có” (66,2%). Điều này có thể coi là tín hiệu đáng mừng, tạo động lực cho việc cải thiện. Tuy nhiên, vẫn 33,8% còn lại những người không có ý định sử dụng nước cấp trong tương lai. Mặc dù phần lớn người dân có khả năng sử dụng nước cấp trong tương lai nhưng số người đưa ra câu trả lời “Không” lại chiếm hơn 1/3. Điều này cũng đặt ra thách thức cho các nhà quản lý và các nhà cung cấp làm thế nào để đảm bảo tỷ lệ sử dụng nước cấp tại đô thị đạt

100%. Với các lý do không sử dụng nước cấp của người dân, cần phải ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến số lượng và chất lượng nước cấp, bên cạnh đó cần phải có khung giá nước hợp lý.

b. Phản ánh về số lượng nước cấp của người dân nội thành Hà Nội

Đối với hầu hết các hộ gia đình sử dụng nước cấp, khối lượng cấp nước sinh hoạt đáp ứng 80-100% nhu cầu. Lượng nước tiêu dùng hàng tháng của người dân được thống kê tại Bảng 3.3 dưới đây. Phần lớn người dân thường sử dụng 20 -30 m3

(55%), 10 - 20 m3 (27,2%), phù hợp với đại đa số gia đình có 3 – 4 thành viên. Số ít hộ dùng trên 30 m3 (7,9%) có thể là những gia đình có nhiều thành viên hoặc là các hộ dân kinh doanh, cần lượng nước lớn để phục vụ mục đích kinh doanh. Từ đó cho thấy tùy vào người sử dụng và số thành viên trong hộ để phục vụ nhu cầu sử dụng sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của gia đình mà lượng nước tiêu thụ khác nhau. Nhưng lượng nước được tiêu thụ bởi người dân vẫn là khá lớn và có xu hướng tăng trong tương lai.

Bảng 3.3. Lượng nước tiêu dùng hàng tháng của người dân nội thành Hà Nội

Lượng nước tiêu dùng Số lượng Tỷ lệ

<10 m3 33 10,0%

10 – 20 m3 90 27,2%

20 – 30 m3 182 55,0%

>30 m3 26 7,9%

Tổng 331 100%

Theo điều tra, hầu hết người dân đều tương đối hài lòng với lượng nước được cung cấp, trong đó khả năng đáp ứng 80-100% nhu cầu sử dụng chiếm 74% trên tổng số dân được khảo sát (Hình 3.8). Ngoài ra, lượng nước đáp ứng hơn 100% nhu cầu tiêu dùng nước chiếm 18,7% tổng số dân được điều tra; những người dân còn lại cho rằng nước cấp không đủ sử dụng.

< 50% 50-60% 60-80% 80-100% >100% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 0.0% 1.8% 5.4% 74.0% 18.7%

Hình 3.8. Sự thỏa mãn về lượng nước tiêu thụ của người dân

Với khả năng tiêu thụ lượng nước lớn như hiện nay, việc đáp ứng đủ nhu cầu nước cho người dân việc rất quan trọng và khó khăn, đặc biệt trước tình trạng ô nhiễm các nguồn nước như hiện nay. Tình trạng bị cắt nước, mất nước là điều không thể tránh khỏi. số ngày cắt nước và thời gian cắt nước hàng tháng và được tóm tắt ở Hình 3.9 và 3.10 dưới đây. Nước cấp của công ty cấp nước thành phố được đánh giá là cung cấp tương đối đầy đủ, với khả năng cung cấp đầy đủ/tháng (77,3%), cắt nước 1 ngày/tháng (15,4%) và rất ít nơi cắt nước từ 3 ngày (0,6%). Trong đó thời gian cắt nước trong ngày cắt nước cũng tương đối lâu, ít trong vòng 6 tiếng (82,7%) và trong vòng 12 tiếng (17,3%).

15.41% 6.65% 0.60%

77.34%

1 ngày/tháng 2 ngày/tháng >3 ngày/tháng Không bị cắt nước

17.33%

82.67%

Trong vòng 12 tiếng Trong vòng 6 tiếng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.9. Số lần mất nước sinh hoạt trong tháng

Hình 3.10. Thời gian bị mất nước trong ngày bị cắt nước

Sau khi xem xét phản ánh của người dân về lượng tiêu thụ nước cấp, kết quả cho thấy lượng nước được cấp tương đối đầy đủ và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của

người dân. Tuy nhiên vẫn cần phải cải thiện nhiều hơn để đảm bảo lượng nước cho người dân tốt hơn ở hiện tại cũng như đáp ứng đủ cho tương lai.

c. Phản ánh về chất lượng nước cấp của người dân nội thành Hà Nội

Về chất lượng nước, dựa trên các yếu tố như màu, mùi, vị, chất cặn,... và cảm quan của người được phỏng vấn. Theo kết quả khảo sát (Hình 3.11), khoảng 84,3% hộ gia đình đang sử dụng nước cấp được khảo sát tự tin rằng họ đang sử dụng nước sạch (không màu, không mùi, không vị). Bên cạnh đó vẫn còn nhiều gia đình cảm thấy nước đôi khi có màu mùi vị khác chiếm 9,4% và nước bị vẩn đục (3.9%). 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0%80.0% 90.0% 84.3% 9.4% 3.9% 2.4%

Hình 3.11. Cảm nhận về chất lượng nước cấp của người dân

80.36% 15.41% 4.23% Sử dụng máy lọc nước tiên tiến Chỉ đun sôi Không xử lý thêm

Hình 3.12. Phương pháp xử lý nước trước khi sử dụng cho mục đích ăn uống

Theo kết quả khảo sát, các hộ gia đình thường sẽ có những cách xử lý nước trước khi sử dụng vào các mục đích khác nhau. Theo kết quả khảo sát (Hình 3.12),

80,4% hộ gia đình sử dụng máy lọc nước tiên tiến để xử lý nước tại nhà nhằm cải thiện độ tinh khiết của nước. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế của các hộ gia đình, phương pháp đun sôi được nhiều hộ có thu nhập thấp hơn sử dụng thay vì các loại máy lọc nước tiên tiến, chiếm 15,4%. Bên cạnh đó, vẫn còn khoảng 4,2% số hộ hoàn toàn yên tâm về chất lượng nước cấp nên không xử lý thêm mà sử dụng trực tiếp.

Trong một số trường hợp, nguồn nước sử dụng có thể chứa một lượng bụi nhỏ, có thể gây ra các bệnh ngoài da hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Tỷ lệ người chưa từng bị bệnh liên quan đến nguồn nước 89,7%, số người từng bị ảnh hưởng sức khỏe nhưng nhẹ và chóng khỏi chiếm 2,7% trên tổng số người được khảo sát và số người từng bị bệnh ngoài da do sử dụng nước không đảm bảo chiếm 3,6%. Các bệnh khác như tiêu chảy, bệnh phụ khoa, sốt xuất huyết, viên não Nhật Bản, nhiễm giun sán chiếm khoảng 3,9% (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Tỷ lệ các bệnh liên quan đến nguồn nước

Ảnh hưởng đến sức khỏe Số lượng Tỷ lệ

Chưa từng bị 297 89,7%

Đã từng bị ảnh hưởng sức khỏe nhưng nhẹ và chóng khỏi 9 2,7%

Từng bị bệnh ngoài da 12 3,6%

Các bệnh khác (Bệnh tiêu chảy, bệnh phụ khoa, bị nhiễm

giun sán, bị sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản) 13 3,9%

Tổng 331 100%

d. Phản ánh về quản lý & dịch vụ cấp nước sinh hoạt của người dân nội thành Hà Nội

Chất lượng dịch vụ cấp nước tại 3 quận khảo sát được đánh giá là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần cải thiện. Về số tiền chi tiêu cho việc sử dụng nước cấp trong một tháng của hộ gia đình, kết quả điều tra được trình hiện trong Bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5. Hóa đơn tiền nước hàng tháng của các hộ gia đình

Hóa đơn tiền nước Số lượng Tỷ lệ

Dưới 200.000 đồng 115 34,7%

Từ 200.000 - 500.000 đồng 195 58,9%

Từ 500.000 – 1.000.000 đồng 18 5,4%

Tổng 331 100% Qua khảo sát cho thấy, trung bình người dân sẽ phải trả khoảng trên 200.000 đồng/tháng cho việc sử dụng nước. Mức thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình như đã trình bày ở trên là khoảng 10 triệu đồng, vì vậy, mức chi trả trung bình cho tiền nước hàng tháng của hộ gia đình tương ứng với 2% thu nhập hàng tháng của hộ gia đình. Cụ thể, phần lớn người dân chi trả số tiền nước dao động từ 200.000 – 500.000 đồng/tháng (58,9%). Đây là mức giá phù hợp với mức thu nhập hiện nay của hộ gia đình. 34,7% số người người phải trả dưới 200.000 đồng/tháng cho nước cấp, thường là những gia đình ít thành viên, sử dụng lượng nước ít hoặc có thể sử dụng các nguồn nước khác thay thế nước cấp. Ngoài ra chỉ có 0,9% là những hộ gia đình phải trả trên 1.000.000 đồng/tháng cho nước cấp, có thể là những hộ nhiều thành viên trong gia đình hoặc là những hộ cần phải sử dụng lượng nước lớn phục vụ cho mục đích kinh doanh.

38.07%

35.05% 26.89% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông, máy tính

Qua nhân viên thu tiền nước tận nhà

Qua siêu thị, bưu điện

Hình 3.13. Các hình thức thanh toán tiền nước đang được sử dụng tại nội thành Hà Nội

Hình thức thanh toán tiền nước thì với dịch vụ này đã có sự đa dạng trong các phương tiện thanh toán, giúp cho người dân thanh toán thuận tiện hơn. Kết quả từ Hình 3.13 cho thấy, có 3 kênh thanh toán chính và chiếm tỷ lệ tương đương: Thanh toán qua các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh, máy tính chiếm 38,1%, Qua nhân viên thu tiền nước tận nhà chiếm 35% và cuối cùng là thanh toán Qua siêu thị, bưu điện chiếm 26,9%. Nhìn chung có thể thấy được, đang có sự chuyển đổi dần từ phương thức thanh toán truyền thống sang phương thức thanh toán hiện đại hơn. Cùng vơi sự phát triển công nghệ ngày nay, hiện đại hóa các công cụ, phương thức truyền thống, tạo sự thuận tiện cho người dân sử dụng.

Đối với hình thức thông báo cắt nước, phần lớn người dân đều không bị cắt nước (77,3%). 11,5% trên tổng số người dân được khảo sát trả lời rằng nhận được thông báo cắt nước trên bảng tin của phường. Bên cạnh đó vẫn có khoảng 6,6% là hộ không nhận được bất kỳ thông báo nào khi bị cắt nước (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Hình thức thông báo cắt nước

Các hình thức Số lượng Tỷ lệ

Nhận được thông báo trên trang web công ty cấp nước 5 1,5%

Nhận được thông báo trên bảng tin của phường 38 11,5%

Nhận được thông báo trên loa đài phát thanh của phường 8 2,4%

Không nhận được bất kỳ thông báo nào 22 6,6%

Nhận được thông báo bằng văn bản của công ty 2 0,6%

Không bị cắt nước 256 77,3%

Tổng 331 100%

Dịch vụ bảo trì hệ thống cấp nước là một trong những dịch vụ quan trọng nhất. Về thời gian lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch, đa số hệ thống được lắp đặt từ 10 - 15 năm (46,5%), số người không biết chỉ chiếm số ít khoảng 2,1% (Bảng 3.7). Đối với công tác bảo trì hệ thống cấp nước, chỉ có khoảng một nửa (53,2%) số hộ gia đình được bảo trì hệ thống cấp nước. Một nửa còn lại là không được kiểm tra và không có thông tin. (Bảng 3.7). Đây cũng là vấn đề mà nhà cung cấp cần phải có trách nhiệm hơn và đặc biệt quan tâm đến việc bảo trì hệ thống cho người dân dùng dịch vụ này

Bảng 3.7. Thời gian lắp đặt và dịch vụ bảo trì hệ thống cấp nước

Số lượng Tỷ lệ Thời gian hệ thống cung cấp nước sạch ở khu vực <5 năm 38 11,5% 5-10 năm 94 28,4% 10-15 năm 154 46,5% >15 năm 38 11,5% Không biết 7 2,1% Tổng 331 100% Dịch vụ bảo trì hệ thống cấp nước Không biết 23 6,9%

Có được kiểm tra 176 53,2%

Không được kiểm tra 132 39,9%

Tổng 331 100%

Qua cuộc khảo sát, điều tra về hiện trạng sử dụng nước cấp của người dân tại 3 quận nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt được các hộ gia đình sử dụng đánh giá chưa tốt. Vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Để thực hiện điều này không chỉ cần có sự quan tâm của nhà cung cấp dịch vụ mà còn cần sự đóng góp của người dân sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị một số quận nội thành Hà Nội (Trang 47 - 55)