Mong muốn cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị một số quận nội thành Hà Nội (Trang 55 - 59)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Mong muốn cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt

0.00 0.501.00 1.502.00 2.50 3.00 1.17 1.36 2.59 2.31 1.43 1.16 M c đ ư u t n

Hình 3.14. Ưu tiên việc cần làm để cải thiện chất lượng dịch vụ nước cấp

Với tình trạng hệ thống thống cấp nước sinh hoạt đô thị còn nhiều bất cập như hiện nay, vậy vấn đề đặt ra là mong muốn của người dân về việc cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước như thế nào. Theo đánh giá của người dân, “Cải thiện chất lượng nước cấp” cần được ưu tiên hàng đầu, sau đó đến “Lượng nước cần phải ổn định thường xuyên”. Để thực hiện những mong muốn này của người dân thì liệu rằng, người dân có sẵn lòng đóng góp, hỗ trợ giá nước để có thêm kinh phí cho việc cải thiện?

3.3.2. Ước tính WTP của người dân cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nướcsinh hoạt của người dân nội thành Hà Nội sinh hoạt của người dân nội thành Hà Nội

Để ước tính giá trị WTP của người dân cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt ở 3 quận nghiên cứu, sau khi phỏng vấn về tình trạng sử dụng nước cấp của người dân, kết quả phỏng vấn về mức WTP được tổng kết như sau:

Có, tôi sẵn sàng; 56.22%

Không, thu nhập của gia đình tôi thấp; 14.43%

Không, tôi e là tiền trợ giá của tôi không được sử dụng đúng mục đích; 29.35%

Hình 3.15. Khả năng hỗ trợ giá nước nhằm cải thiện dịch vụ nước cấp

Tổng cộng 402 phiếu thu thập được, ứng với 402 hộ gia đình. Trong đó số lượng người được hỏi có sẵn sàng chi trả là 226 người (chiếm 56,2%). Còn lại là những người không sẵn lòng hỗ trợ thêm. Có thể thấy rằng việc có sẵn lòng chi trả hay không còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình; 14,4% người trả lời không sẵn lòng chi trả do thu nhập của gia đình họ không đáp ứng được. Ngoài ra, có khoảng 29,4% người không sẵn lòng vì họ cho rằng số tiền họ chi ra sẽ không được sử dụng đúng mục đích là cải thiện chất lượng dịch vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt. Từ đó, có thể thấy rằng họ còn có sự không tin tưởng, e ngại đối với bên cung cấp dịch vụ.

Bảng 3.8. Mức WTP của người dân nội thành Hà Nội

Mức WTP (m3) Số lượng Tỷ lệ 7.000 307 76,4% 8.000 2 0,5% 9.000 3 0,7% 10.000 19 4,7% 12.000 14 3,5% 13.000 4 1,0% 14.000 2 0,5% 15.000 30 7,5% 20.000 21 5,2% Tổng 402 100%

7,000 8,000 9,000 10,000 12,000 13,000 14,000 15,000 20,000 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 76.4% 0.5% 0.7% 4 .7% 3.5% 1.0% 0.5% 7.5% 5.2% VNĐ

Hình 3.16. Mức WTP của các hộ gia đình khảo sát

Các mức giá người trả lời đưa ra lần lượt là 7.000 – 8.000 – 9.000 – 10.000 – 12.000 – 13.000 – 14.000 – 15.000 – 20.000 đồng. Phần lớn các hộ gia đình sẵn lòng chi trả mức cao nhất là 7.000 đồng/m3 (76,4%). Ngoài ra có khoảng 7,5% hộ gia đình sẵn lòng chi trả mức cao nhất là 15.000 đồng. Mức WTP trung bình được ước tính là 8.706 đồng/m3. Tại 3 quận nội thành, mức WTP trung bình được ước tính cho từng quận như sau (Hình 3.17):

3 QUẬN THANH XUÂN HÀ ĐÔNG HAI BÀ TRƯNG 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 8706 9632 7802 8314 WTP trung bình (đồng/m3)

Hình 3.17. Mức WTP trung bình tại 3 quận nội thành

Trong đó, WTP trung bình tại quận Thành Xuân là cao nhất, khoảng 9.632 đồng và WTP trung bình tại quận Hà Đông thấp nhất, khoảng 7.802 đồng. Giả sử

mức sử dụng nước trung bình của người dân nội thành là 20m3/tháng. Vậy mức WTP trung bình tại 3 quận nội thành lần lượt như sau:

Mức WTP trung bình tại quận Thanh Xuân ước tính khoảng 9.632 đồng/m3, tương đương khoảng 192.640 đồng/tháng/hộ gia đình. Mức WTP trung bình tại quận Thanh Xuân tương ứng với 1,92% tổng thu nhập trung bình của các hộ gia đình, không vượt qua mức 2,5% US EPA đưa ra để làm chỉ tiêu về mức có thể chi trả được (affordability) của người dân đối với hóa đơn tiền nước hàng tháng.

Mức WTP trung bình tại quận Hai Bà Trưng ước tính khoảng 8.314 đồng/m3, tương đương khoảng 166.280 đồng/tháng/hộ gia đình. Mức WTP trung bình này ứng với 1,66% tổng thu nhập trung bình của các hộ gia đình, không vượt qua mức 2,5% US EPA đưa ra để làm chỉ tiêu về mức có thể chi trả được của người dân đối với hóa đơn tiền nước hàng tháng.

Mức WTP trung bình tại quận Hà Đông ước tính khoảng 7.802 đồng/m3, tương đương khoảng 156.040 đồng/tháng/hộ gia đình. Mức WTP trung bình tại quận Hà Đông ứng với 1,56% tổng thu nhập trung bình của các hộ gia đình, không vượt qua mức 2,5% US EPA đưa ra để làm chỉ tiêu về mức có thể chi trả được của người dân đối với hóa đơn tiền nước hàng tháng.

Mức WTP trung bình của cả 3 quận được ước tính khoảng 8.706 đồng/m3, tức là quy tương đương khoảng 174.120 đồng/tháng/hộ gia đình. Mức WTP trung bình này tương ứng với 1,74% tổng thu nhập trung bình của các hộ gia đình, và không vượt qua mức 2,5% US EPA đưa ra để làm chỉ tiêu về mức có thể chi trả được của người dân đối với hóa đơn tiền nước hàng tháng. Điều này cho thấy khả năng thành công của công tác xã hội hóa nguồn vốn đầu tư nâng cấp và cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội.

Nhìn chung, mức WTP trung bình ước tính của 3 quận nói chung và của riêng từng quận đều cao so với giá nước cấp được đưa ra trong bảng hỏi là 7.000 đồng/m3. So sánh với các nghiên cứu tại Việt Nam, các mức WTP trung bình được ước tính tại khu vực nội thành Hà Nội không vượt quá mức WTP trung bình trong các nghiên cứu trước đó (WTP trung bình ước tính dao động trong khoảng 5.000 - 9.000 đồng cho một m3 nước sạch) Từ đó, cho thấy được, người dân có sự quan tâm đến vấn đề chất lượng nước, có mong muốn đóng góp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ hệ thống cấp nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị một số quận nội thành Hà Nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w