Phân tích sự ảnh hưởng của Tuổi đến WTP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị một số quận nội thành Hà Nội (Trang 63)

3. Nội dung nghiên cứu

3.5.1. Phân tích sự ảnh hưởng của Tuổi đến WTP

Biến Tuổi có giá trị bằng 0 đối với nhóm tuổi khác và bằng 1 đối với độ tuổi 24 - 55 tuổi. Biến Tuổi có giá trị P = 0,008 nhỏ hơn so với 0,05, có thể kết luận rằng biến Tuổi có ảnh hưởng đến mức WTP. Mối quan hệ giữa Tuổi và mức WTP thể hiện qua Hình 3.17. 7,000 8,000 9,000 10,000 12,000 13,000 14,000 15,000 20,000 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 36.8% 100.0% 33.3% 31.6% 14.3% 0.0% 50.0% 13.3% 19.0% 63.2% 0.0% 66.7% 68.4% 85.7% 100.0% 50.0% 86.7% 81.0% Độ tuổi khácMức WT P (đồng/m3)Từ 24 - 55 tuổi

Hình 3.18. Mối quan hệ giữa Tuổi và WTP

Kết quả Hình 3.18 cho thấy, ở các mức giá khác nhau, những người có độ tuổi từ 24 – 55 tuổi thì mức độ sẵn lòng chi trả sẽ cao hơn. Ở mức WTP là 7.000 đồng, những người có độ tuổi từ 24 – 55 tuổi có mức độ sẵn lòng chi trả nhiều hơn so với những người có độ tuổi khác (63,2%). Ở các mức giá khác, ngoại trừ múc WTP là 8.000 đồng, 100% là những người thuộc nhóm tuổi khác. Các mức WTP còn lại những người có độ tuổi từ 24 – 55 tuổi đều có mức độ sẵn lòng chi trả cao hơn so với những người thuộc độ tuổi khác. Bên cạnh đó, mức WTP là 14.000, có mức độ sẵn lòng chi trả bằng nhau.

Qua biểu đồ trên có thể thấy, những người có độ tuổi từ 24 – 55 tuổi có mức sẵn lòng chi trả cao hơn so với các độ tuổi khác. Trên thực tế, độ tuổi từ 24 – 55 là độ tuổi lao động, có sự hiểu biết nhất định và phần lớn có khả năng tự chủ tài chính, họ sẽ có nhận thức rõ ràng về các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ nước cấp. 3.5.2 Phân tích sự ảnh hưởng của Số nhân khẩu tới WTP

0,024. Nhỏ hơn so với 0,05, có thể kết luận rằng biến Số nhân khẩu có ảnh hưởng đến mức WTP. Mối quan hệ giữa Số nhân khẩu và mức WTP thể hiện qua Hình 3.19. Có thể thấy, những hộ gia đình dưới 4 người có mức độ sẵn lòng chi trả cao hơn so với các hộ có trên 4 người. Các hộ dưới 4 người sẵn sàng chi trả ở tất cả các mức WTP, trong khi đó, hộ trên 4 người chỉ sẵn sàng chi trả ở một số mức giá nhất định. Vì vậy có thể kết luận rằng những hộ gia đình có càng nhiều thành viên thì mức WTP sẽ giảm. 7,000 8,000 9,000 10,000 12,000 13,000 14,000 15,000 20,000 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 33.6% 100.0% 33.3% 63.2% 28.6% 100.0% 100.0% 56.7% 52.4% 66.4% 0.0% 66.7% 36.8% 71.4% 0.0% 0.0% 43.3% 47.6%

Hộ gia đình dưới 4 người Mức WTP (đồng/m3)Hộ gia đình từ 4 người trở lên

Hình 3.19. Mối quan hệ giữa Số nhân khẩu và WTP

3.5.3. Phân tích sự ảnh hưởng của Lượng nước sử dụng tới WTP

Biến Lượng nước sử dụng có giá trị bằng 0 đối với hộ sử dụng lượng nước khác và bằng 1 đối với hộ sử dụng lượng nước 20 – 30m3. Biến Lượng nước sử dụng có giá trị P = 0,028 nhỏ hơn so với 0,05, có thể kết luận rằng biến Lượng nước sử dụng có ảnh hưởng đến mức WTP. Mối quan hệ giữa Lượng nước sử dụng và mức WTP thể hiện qua Hình 3.20. 7,000 8,000 9,000 10,000 12,000 13,000 14,000 15,000 20,000 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 42.0% 0.0% 100.0% 57.9% 92.9% 0.0% 0.0% 50.0% 52.4% 58.0% 100.0% 0.0% 42.1% 7.1% 100.0% 100.0% 50.0% 47.6% 20 30 m3 Khác Mức WTP (đồng/m3)

Hình 3.20. Mối quan hệ giữa Lượng nước sử dụng và WTP

Ở hai mức WTP =15.000 và 20.000 đồng, những hộ sử dụng lượng nước 20 – 30m3 có mức độ sẵn lòng chi trả hơn so với hộ sử dụng lượng nước khác. Tuy nhiên sụ chênh lệch về mức độ chi trả ở hai mức WTP này không quá nhiều. Ở mức WTP = 12.000 đồng, những hộ sử dụng 20 -30m3 nước có mức độ sẵn sàng chi trả cao hơn rất nhiều so với hộ sủ dụng lượng nước khác (92,9%). Ở các mức WTP = 8.000, 13.000, 14.000 hầu như chỉ có những hộ sử dụng lượng nước khác lựa chọn. Nhìn chung, không có chênh lệch quá nhiều giữa mức độ sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình sử dụng lượng nước tương ứng,

3.5.4. Phân tích sự ảnh hưởng của Sức khỏe tới WTP

Biến Sức khỏe có giá trị bằng 0 đối người chưa từng bị bệnh, bằng 1 đối người đã từng bị bệnh. Biến Sức khỏe có giá trị P = 0,097 nhỏ hơn so với 0,1, vì vậy có thể kết luận rằng biến Sức khỏe có ảnh hưởng đến mức WTP. Mối quan hệ giữa Sức khỏe và mức WTP thể hiện qua Hình 3.21. Những hộ chưa từng bị bệnh sẵn sàng chi trả ở hầu hết các mức WTP. Tại mức WTP = 8.000 và 14.000 có mức độ sẵn sàng chi trả ngang nhau. Nhìn chung những người chưa từng bị bệnh có xu hướng sẵn lòng chi trả nhiều hơn so với những hộ đã từng bị bệnh.

7,000 8,000 9,000 10,000 12,000 13,000 14,000 15,000 20,000 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 93.5% 50.0% 66.7% 73.7% 100.0% 100.0% 50.0% 83.3% 95.2% 6.5% 50.0% 33.3% 26.3% 0.0% 0.0% 50.0% 16.7% 4.8% Chưa từng bị bệnhMức WTP (đồng/m3)Đã từng bị bệnh

Hình 3.21. Mối quan hệ giữa Sức khỏe và WTP

3.5.5. Phân tích sự ảnh hưởng của Biện pháp xử lý nước tới WTP

Biến Biện pháp xử lý nước có giá trị bằng 0 đối với những hộ không sủ dụng các biện pháp xử lý nước bằng 1. Biến Biện pháp xử lý nước có giá trị P = 0,044 nhỏ hơn so với 0,05, có thể kết luận rằng Biện pháp xử lý nước có ảnh hưởng đến mức WTP. Mối quan hệ giữa Biện pháp xử lý nước và mức WTP thể hiện qua Hình 3.22. Ngoại trừ mức WTP = 7.000, có sự xuất hiện của những hộ không sử dụng các

biện pháp xử lý nước. Ở các mức WTP khác 100% là những hộ có biện pháp xử lý nước, điều này cũng cho thấy, mức độ sẵn sàng chi trả lời người dân rất cao.

7,000 8,000 9,000 10,000 12,000 13,000 14,000 15,000 20,000 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 72.6% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 96.7% 100.0% 27.4% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 3.3% 0.0% Có xử lý Không xử lý Mức WTP (đồng/m3)

Hình 3.22. Mối quan hệ giữa Biện pháp xử lý nước và WTP

3.5.6. Phân tích sự ảnh hưởng của Bảo trì tới WTP

Biến Bảo trì có giá trị bằng 0 đối với hộ không được kiểm tra, không thu thập được thông tin, bằng 1 đối với hộ có được kiểm tra. Biến Bảo trì có giá trị P = 0,000 nhỏ hơn so với 0,01, có thể kết luận rằng biến Bảo trì có ảnh hưởng đến mức WTP. Mối quan hệ giữa Bảo trì và mức WTP thể hiện qua Hình 3.23. Nhìn chung, mức độ sẵn lòng chi trả của hai đối tượng không quá chệnh lệch. Ở mức WTP = 14.000, mức độ sẵn lòng chi trả của 2 đối tượng đó.

7,000 8,000 9,000 10,000 12,000 13,000 14,000 15,000 20,000 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 64.8% 100.0% 33.3% 36.8% 0.0% 100.0% 50.0% 30.0% 14.3% 35.2% 0.0% 66.7% 63.2% 100.0% 0.0% 50.0% 70.0% 85.7%

Hình 3.23. Mối quan hệ giữa Bảo trì và WTP

3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng WTP cho cải thiệnchất lượng dịch vụ nước cấp đô thị chất lượng dịch vụ nước cấp đô thị

- 29,4% người không sẵn lòng chi trả với lý do họ e rằng số tiền họ chi ra sẽ không được sử dụng đúng mục đích là cải thiện chất lượng dịch vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt. Có thể cho rằng, ho chưa thực sự tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cấp nước sinh hoạt cần phải xây dựng các chính sách, những ưu đãi, thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi của người dân để cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng sự tin tưởng của người dân đối với dịch vụ.

- Tình trạng bị mất nước vẫn xảy ra (22,7%) và một số trường hợp không được thông báo trước. Để hạn chế tình trạng này, các ban ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng, ban hành các quy định rõ ràng về thời gian cắt nước và thông báo kịp thời cho người dân.

- Yếu tố Bảo trì có mối quan hệ chặt chẽ với WTP. Theo kết quả điều tra, có khoảng 39,9% số hộ không được kiểm tra bảo trì hệ thống nước hàng tháng. Vì vậy, Đơn vị cấp nước cần tăng cường kiểm tra định kỳ hệ thống cấp nước của hộ gia đình, khắc phục các sự cố, và tư vấn cho hộ gia đình.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Kết luận

Khóa luận đã thành công trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới WTP của người dân nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị của một số quận nội thành Hà Nội cũng như uớc lượng mức WTP này.

Tổng hợp 74 nghiên cứu ứng dụng CVM ước lượng WTP cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt, cũng như các dịch vụ nước được tìm thấy. Trong đó, 76% các nghiên cứu thực hiên tại các quốc gia đang phát triển. Kỹ thuật hỏi mở và hỏi lựa chọn lưỡng phân (giới hạn đơn/đôi/đa) được áp dụng trong nhiều nghiên cứu nhất để khai thác mức WTP của cộng đồng. WTP trung bình tại Việt Nam: 5.000 - 9.000 đồng/m3 ($0,22 - $0,39). Tại các nước khác, WTP trung bình dao động từ $0,00069/tháng (nhóm nước kém phát triển) đến $36/tháng (tại nhóm nước đang

nghiên cứu để xem xét sự ảnh hưởng của chúng đến WTP cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ nước cấp. Các yếu tố này được phân chia thành 4 nhóm chính bao gồm: yếu tố nhân khẩu học, yếu tố liên quan số lượng nước, chất lượng nước và các yếu tố liên quan đến thông tin việc tiếp cận nguồn nước cấp. Nghiên cứu tìm ra được khoảng biến động của các giá trị R bình phương, giá trị R bình phương phần lớn dao động trong khoảng giá trị 0,1 – 0,5 (khoảng 41,9%).

Từ kết quả của quá trình tổng hợp các nghiên cứu, áp dụng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của người dân cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt ở 3 quận Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Hà Đông tại thành phố Hà Nội. Tổng số 402 mẫu khảo sát đáng tin cậy đã được sử dụng, nhìn chung, hầu hết người dân nơi đây đã tin tưởng và sử dụng nước cấp cho sinh hoạt (khoảng 83%). Vẫn còn nhiều hộ gia đình sử dụng thêm nhiều nguồn nước khác ngoài nước cấp cho các mục đích sinh hoạt khác nhau. Theo đó, nhu cầu nước sử dụng nước sạch là rất lớn và có xu hướng tăng cao trong tương lai do sự phát triển về dân số và kinh tế.

WTP trung bình của người dân cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị phụ thuộc vào 6 yếu tố có ý nghĩa thống kê bao gồm: biến Tuổi, Số nhân khẩu, Lượng nước sử dụng; Sức khỏe, Biện pháp xử lý nước và Bảo Trì. Mức WTP trung bình được ước tính khoảng 8.706 đồng/m3, tương đương khoảng 174.120 đồng/tháng/hộ gia đình với mức trung bình sử dụng nước giả định của người dân nội thành là 20m3/tháng. Mức WTP trung bình này tương ứng với 1,74% tổng thu nhập trung bình của các hộ gia đình và không vượt qua mức 2,5% US EPA đưa ra để làm chỉ tiêu về mức có thể chi trả được (affordability) của người dân đối với hóa đơn tiền nước hàng tháng. Điều này cho thấy khả năng thành công của công tác xã hội hóa nguồn vốn đầu tư nâng cấp và cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội.

Kiến nghị

Tuy đạt được những mục tiêu đề ra, song khóa luận cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể:

- Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế: phần lớn các tài liệu được tìm thấy là tiếng Anh, lượng tài liệu trong nước quá ít ỏi.

- Quá trình tìm kiếm tài liệu còn gặp nhiều khó khăn do bị hạn chế về quyền truy cập Internet. Với một sinh viên, gần như không thể truy cập và tiếp cận một số nghiên cứu điển hình, hoặc một số tài liệu cần phải mua mới có thể đọc được.

- Hạn chế về thời gian, kinh phí, khóa luận bước đầu bao quát được bức tranh tổng thể về các nghiên cứu có sử dụng phương pháp CVM để ước tính WTP cho việc cải thiện chất lượng nước cấp và các dịch nước có liên quan, làm cơ sở cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của người dân cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt tại một số quận nội thành Hà Nội. Nếu có điều kiện hơn về thời gian, kinh phí, có thể phát triển bức tranh tổng quát về các nghiên cứu một cách chi tiết hơn hoặc phát triển mở rộng phạm vi nghiên cứu cho toàn thành phố Hà Nội hoặc các khu vực khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Xây Dựng (2020), Nghị định số 12/VBHN-BXD về Sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch

2. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2019), Tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô tháng 11 năm 2019 (30/11/2019)

3. Lê Cảnh Dũng, Phạm Đức Trí (2019), “Đánh giá mức độ sẵn lòng trả cho sử dụng nước sạch của người dân huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 18(2), 12- 18

4. Hoàng Thị Huê (2018), “Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và

5. Hoàng Thị Huê (2018), Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, luận án tiến sĩ kiểm soát và bảo vệ môi trường, Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường 6. Nguyễn Bá Huân (2017), “Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho sử

dụng nước sạch của người dân tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 1-2017

7. Bùi Đức Kính (2009), “Áp dụng CVM để định giá cấp nước nông thôn đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp xã Phước Vĩnh Đông”, Tạp chí Khoa học Xã hội số 01 (125).

8. Nguyễn Thị Thu Quỳnh, Nguyễn Tất Thắng, Bùi Thị Khánh Hòa (2018), “Nhận thức và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch nông thôn của người dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018.

9. Khúc Văn Quý, Trần Đức Trung, Trần Quang Bảo (2016), “Xác định mức chi trả tự nguyện cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng của các hộ gia đình sống trong vùng đệm vườn quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 1-2016

10.Quốc hội khóa 13 (2012), Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13

Website

11.Bộ Xây dựng (2019), “Nước sạch: Cần nỗ lực từ nhiều phía” http://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1184/14723/nuoc-sach--can-no- luc-tu-nhieu-phia.aspx

12.Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (2015), “Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến Hà Nội”

https://hanoi.gov.vn/diachihanoi/-/hn/RtLibd2X8kEn/1001/27 25833/anh-huong-cua-ieu-kien-tu-nhien-en-ha-noi.html

13.Cục thống kê thành phố Hà Nội (2019), “Hà Nội: Kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019” (04/09/2019)

http://consosukien.vn/ha-noi-ket-qua-so-bo-tong-dieu-tra- dan-so-va-nha-o-nam-2019.htm

14.Duy Chí (2019), “Nước ngầm - Nguồn tài nguyên cần được bảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt đô thị một số quận nội thành Hà Nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w