Chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Hiệp Thành (Trang 38 - 40)

5. Cấu trúc của báo cáo

2.3.2.3 Chi phí sản xuất chung

Bảng 2-5 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CỦA CÔNG TY TỪ 2017 – 2019

Đvt: nghìn đồng

2017 2018 2019

28

Chi phí nhân viên phân xưởng 2,308,050 2,398,934 2,721,920 Chi phí vật liệu, tem nhãn 3,846,751 3,998,224 4,536,533 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1,538,701 1,599,291 1,814,614

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

Dựa trên bảng chi phí sản xuất chung của công ty qua 3 năm đều tăng, năm 2019 tăng 1,379,565 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,93% so với năm 2017. Đây là một tỷ lệ tăng không quá lớn khi bắt đầu năm 2017 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Các nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí sản xuất gia tăng như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng tăng 419,870 tương ứng với 18,19% so với năm 2017 trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tăng lương công nhân viên sản xuất. Do công ty đang trong giai đoạn mở rộng quy mô cụng như tăng khối lượng sản xuất nên tuyển dụng thêm nhiều nhân viên phân xưởng và mức lương của các nhân viên phân xưởng cũng tăng theo tinh thần chung của công ty là tăng lương cho các cán bộ công nhân viên do đó dẫn đến tăng chi phí nhân viên phân xưởng.

Chi phí vật liệu, tem nhãn tăng 689,783 tương ứng với 17,93% so với năm 2017, do trong hai năm qua công ty chủ trương bảo vệ người lao động nên đã trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân sản xuất, ngoài ra số công nhân sản xuất tăng lên trong hai năm nên khoản mục chi phí này tăng khá cao. Còn về các loại tem nhãn chủ yếu công ty phải mua từ các nhà cung ứng trong nước, đa phần họ dều nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành cao hơn và luôn biến động khó lường, hơn nữa do số lượng sản xuất nhiều lên trong 2 năm qua đã khiến cho lượng tem nhãn cần mua phục vụ cho quy trình sản xuất gia tăng.

Chi phí dịch vụ mua ngoài là khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2019 chi phi dịch vụ mua ngoài tăng 275,913 nghìn đồng tương ứng với 17,93% so với năm 2017. Số tăng này là do chi phí điện thoại, điện, nước cho sản xuất tăng và tăng chi phí tái chế hàng lỗi. Điều này có thể nằm trong tầm kiểm soát của công ty khi mà khối lượng sản xuất gia tăng, số giờ

29

làm việc và chạy máy cũng tăng theo sẽ làm cho các phí dịch vụ bên ngoài phát sinh thêm nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Hiệp Thành (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)