Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? Tác dụng? (0,5 điểm) Câu 3. Từ đoạn thơ, nghĩ gì khi thấy có những người làm giả hồ sơ thương binh, bệnh binh? (0.25 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (6-8 dòng) trình bày cảm xúc của anh (chị) khi đọc đoạn thơ trên (0.5 điểm)
Đáp án
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm. Câu 2.
– Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng
+ Biện pháp so sánh, ẩn dụ: Nấm mồ xanh như một giọt lệ ngưng trên hình hài Tổ quốc.; chúng tôi đến bên anh như lá xanh non cúi nhìn cội rễ
+ Tác dụng: Khẳng định nỗi xúc động của tác giả khi nghĩ về mất mát đau thương, sự cống hiến, sự hi sinh của các anh- những liệt sĩ sĩ vô danh. Xương máu các anh đã vẽ nên hình hài đất nước. Đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với các liệt sĩ đã ngã xuống vì sự bình yên của Tổ quốc.
– Điểm 0,25: Trả lời đúng vấn đề biện pháp tu từ mà chưa xác định được ý nghĩa hoặc mới chỉ xác định và nêu tác dụng được một biện pháp.
Câu 3. Từ đoạn thơ, nghĩ gì khi thấy có những người làm giả hồ sơ thương binh, bệnh binh. Suy nghĩ: sự phẫn nộ, day dứt, xót xa… vì đó là hành động vô đạo đức, vi phạm pháp luật.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (6-8 dòng) trình bày cảm xúc của anh (chị) khi đọc đoạn thơ trên.
– Về hình thức: đúng yêu cầu một đoạn văn, đúng dung lượng – Nội dung: trình bày được cảm xúc: sự xúc động, tự hào, biết ơn..
– Điểm 0,25: Thực hiện đúng yêu cầu về hình thức nhưng chưa trình bày rõ cảm xúc của bản thân hoặc thực hiện chưa chuẩn các yêu cầu về hình thức.
74
Đề 39 :
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng, Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Chiều xuân– Anh Thơ, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr.51-52) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 : Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
Câu 3 :Các từ êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc thuộc loại từ gì? (0.25 điểm).