3. Cách diễn đạt “là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua” có nghĩa là gì ? (0.5 điểm)
161Tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó
Tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó
Em hãy viết 1 đoạn văn ( 20 dòng )để chứng minh cho suy nghĩ của nhân vật :tính cách dịu dàng và lòng biết giá người của viên quản ngục
Gợi ý
Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật Huấn Cao
Huấn Cao đánh giá về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật quản ngục
Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháp tu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ở người đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật quản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong và đục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. Các từ láy được sử dụng : dịu dàng ,trong trẻo
Đặt câu: học sinh có thể đặt theo nhiều cách nhưng phải đúng về ngữ pháp và phù hợp với nghĩa của từ
Viết đoạn văn:
Yêu cầu về nội dung:
– Chứng minh viên quản ngục là người có tính cách dịu dàng trong đối xử với Huấn Cao ( dẫn chứng, phân tích)
-Viên quản ngục có lòng biết giá người ( dẫn chứng, phân tích)
Yêu cầu về hình thức: viết thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh theo dung lượng đề bài yêu cầu + – 3 dòng
162
Đề 99 :Đọc đoạn trích” Đất nước” (Nguyễn Đình Thi) và trả lời các câu hỏi sau :
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
1.Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? của ai?
2. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
3. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
4. Đoạn thơ từ câu “Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ nào. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.