Hạn chế các xung đột văn hóa

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp bài học từ hiện tượng FPT và sự cố arena (Trang 71 - 73)

2. Giải pháp cho doanh nghiệp FPT

2.2.Hạn chế các xung đột văn hóa

FPT là một doanh nghiệp, một tập hợp nhiều cá nhân, nhiều bộ phận. Và điều đương nhiên “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, tính cách của mỗi người khác nhau, ngay anh em trong một nhà tính cách, quan điểm sống cũng khác nhau. Như vậy, trong tổ chức thì không tổ chức nào thuần nhất các cá

64

nhân có cùng một loại hình văn hóa. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau và mang trong mình những nét văn hóa khác nhau. Ngay cả trình độ các thành viên cũng khác nhau nên sự quan niệm về đạo đức, cách sống, lối cư xử cũng không thể giống nhau. Những hành vi cử chỉ của các thành viên trong doanh nghiệp một phần tạo nên văn hóa chung trong doanh nghiệp.

Bản thân văn hóa doanh nghiệp cũng vận động không ngừng. Sự vận động này gắn với sự thay đổi của môi trường văn hóa. Do đó các quá trình xung đột và dung hòa diễn ra thường xuyên trong nội bộ doanh nghiệp làm thay đổi những chuẩn mực và giá trị về văn hóa, loại bỏ, đào thải những yếu tố lạc hậu lỗi thời, không phù hợp và tiếp nhận các yếu tố tiến bộ.

Theo quy luật mâu thuẫn là động lực của sự phát triển thì ngay trong lòng quá trình xung đột văn hóa, văn hóa sẽ có chiều hướng phát triển ngày càng theo hướng tích cực, còn những yếu tố tiêu cực sẽ bị đào thải.

Ở FPT xung đột này có thể xảy ra giữa các nhóm, nguyên nhân thông thường nhất là xung đột giữa các nhóm trong doanh nghiệp mà nguồn lực khan hiếm, cần phải có thêm nguồn lực và nhu cầu này mở ra xung đột. Đôi khi sự độc lập giữa các nhiệm vụ cũng tạo ra xung đột. Khi mục tiêu không được chia một cách tương hỗ cho nhau thì xung đột có thể xảy ra.

Vậy để hạn chế các xung đột trước hết các nhà quản lý FPT cần giải quyết ổn thỏa và hàn gắn các mối quan hệ, sau đó là xây dựng một môi trường làm việc tốt, trong đó các cá nhân nhận ra được vai trò và trách nhiệm của mình trước tập thể và trước doanh nghiệp. Từ đó làm cho người lao động trong một tập thể, một trung tâm quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn, trao đổi thông tin tốt hơn. FPT với đội ngũ những người lao động cần cù, sáng tạo và họ luôn có những mối quan hệ tốt với nhau, ràng buộc không chỉ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống, vì vậy tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa nhân viên này với nhân viên khác, giữa nhân viên với các nhà quản trị sẽ rút ngắn được khoảng cách về tâm lý và đều có ý nghĩa hơn là họ sẽ không cảm thấy bị

65

cô lập, mong muốn được hiểu biết, được trao đổi và xóa tan bầu không khí làm việc căng thẳng, nặng nhọc.

Nhà quản trị phải quan tâm tới lợi ích của tập thể cũng như lợi ích cá nhân người lao động, coi công ty thực sự là một gia đình lớn của mọi người. Có như vậy, người lao động mới hướng vào các hoạt động và các mục tiêu chung của công ty, của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp bài học từ hiện tượng FPT và sự cố arena (Trang 71 - 73)