Giới thiệu về trung tâm ARENA

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp bài học từ hiện tượng FPT và sự cố arena (Trang 49 - 51)

2. Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT

3.2.1.Giới thiệu về trung tâm ARENA

Năm 1999, FPT và APTECH đã chính thức ký kết thỏa thuận thành lập hai Trung tâm đào tạo Lập trình viên quốc tế đầu tiên tại Việt nam với tên gọi FPT-APTECH Hà nội và FPT-APTECH HCM. Từ đó đến nay hệ thống đào tạo lập trình viên của APTECH tại Việt nam đã phát triển không ngừng, có mặt tại hầu hết các thành phố lớn của nước ta với trên 20 trung tâm, đóng góp một phần quan trọng vào chiến lược xây dựng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao của đất nước.

Năm 2004, trên cơ sở thành công của mô hình đào tạo lập trình viên quốc tế, FPT và APTECH quyết định đưa vào thị trường Việt nam chương trình đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện (multimedia) theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là chương trình đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Quốc tế đầu tiên tại Việt nam. Hai trung tâm đầu tiên đã được thành lập tại Hà nội và Tp HCM. Đây là sự bổ sung kịp thời cho thị trường đào tạo nguồn nhân lực Mỹ thuật đa phương tiện của Việt nam hiện vẫn còn manh mún.

ARENA - phân nhánh của tập đoàn APTECH chuyên về đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện, mới thành lập năm 1996 nhưng đã phát triển nhanh chóng ra nhiều nước châu Á với trên 260 trung tâm và có khoảng 70.000 học viên đã và đang theo học. Để đảm bảo chương trình đào tạo luôn cập nhật và theo kịp xu thế phát triển của Mỹ thuật đa phương tiện trên thế giới, ARENA đã hợp tác với nhiều công ty hàng đầu như: Adobe, Macromedia, Discreet, Toon Boom, Alias Wavefront và Cambrigde Animation...

Chương trình đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện của ARENA có tên gọi AMSP (Arena Multimedia Specialist Program) cung cấp cho học viên các kiến thức tổng hợp (lý thuyết + thực hành + phương pháp xây dựng ứng

42

dụng), nhờ đó sau 2 năm học, học viên có thể đảm nhận hầu hết các công việc ứng dụng Mỹ thuật đa phương tiện như: thiết kế đồ họa, quảng cáo, in ấn, xuất bản (ấn phẩm và CD), làm phim hoạt hình, thiêt kế và xử lý hình 3D, thiết kế website, xây dựng trò chơi...

3.2.2. Sự cố ARENA

Ngày 13.9.2008, tập đoàn FPT tổ chức một buổi Hội diễn văn nghệ đặc biệt để chào mừng 20 năm ngày thành lập tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội (NCC). Buổi diễn có tên gọi "Tự khúc 20" với khoảng 4.000 người đến dự, chật kín cả hội trường lớn của NCC, bao gồm nhân viên của FPT và khách mời. Màn trình diễn hợp ca của các học viên FPT Arena là phần đầu tiên của chương trình với bài hát “Đoàn FPT một lần ra đi”. Trong màn trình diễn này, ngoài việc có dàn đồng ca của các học viên FPT Arena thì trên sân khấu còn có 2 mô hình khá lớn. Trang phục của người nhạc trưởng điều khiển dàn đồng ca của FPT Arena khá khác biệt, người nhạc trưởng thường xuyên chạy xung quanh vị trí và hai mô hình lớn để điều khiển dàn đồng ca.

Khi dàn đồng ca hát đến đoạn "Ra đi ra đi áo quần không có" thì 2 mô hình này từ từ tách ra làm 4 và 2 thanh niên ăn mặc gần như khỏa thân, từ trong nhảy ra và diễn tả các động tác đánh nhau, đùa giỡn. Khi 2 thanh niên này xuất hiện, toàn bộ hội trường NCC với hàng nghìn người đã bị sốc.

Màn trình diễn kinh dị của 2 thành viên này lên tới mức cao điểm khi một trong 2 thành viên giựt lông trên người ở những chỗ rất nhạy cảm ném lung tung. Chưa hết, sau màn trình diễn, các "diễn viên" này còn chạy xuống ôm hôn những thành viên của “Ban giám khảo” (chấm cho phần hội diễn văn nghệ sau đó) gồm một số thành viên của Hội đồng quản trị và một số lãnh đạo cấp cao có cả phụ nữ của FPT. Khi các diễn viên này chạy xuống thì chỉ có ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc FPT dang tay đón nhận, còn các lãnh đạo cao cấp khác của FPT thì "ngơ ngác" chưa hiểu chuyện gì.

43

Ngay trong tối hôm đó, trên diễn đàn nội bộ của chính FPT đã có những lời chỉ trích rất gay gắt và phản đối màn trình diễn này. Những từ ngữ khá nặng nề để phản đối "màn múa” được coi phản cảm trên. Một thành viên cấp cao của Ban tổ chức hội diễn "Tự khúc 20" thì cho biết: "Khi tổng duyệt thì mình chỉ thấy các em quần áo nghiêm chỉnh, hát đàng hoàng mà mình còn hướng dẫn thu âm sẵn cho nó chuẩn chứ đâu có thấy cái màn múa may này". Thành viên này cũng thừa nhận: "Không chỉ có người ngoài xem các hình ảnh trên Internet mới bị sốc, hầu như toàn bộ người FPT cũng bị sốc. Tiết mục này chẳng có cái gì nghệ thuật và tất nhiên là sẽ không ai chấp nhận nếu như ban tổ chức biết trước khi trình diễn".

“Màn múa” được coi là phản cảm do 2 học viên của Học viện ARENA thực hiện trên trong chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập FPT sau đó gây xôn xao xã hội và được gọi là “sự cố ARENA”.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp bài học từ hiện tượng FPT và sự cố arena (Trang 49 - 51)