Xây dựng môi trường cho văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp bài học từ hiện tượng FPT và sự cố arena (Trang 59 - 64)

1. Giải pháp chung cho các doanh nghiệp Việt Nam

1.1.2.Xây dựng môi trường cho văn hóa doanh nghiệp

Có thể thấy rõ: văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. Văn hóa doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Lợi ích trước nhất là ở chỗ văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự cố kết, tính thống nhất cao, hướng tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đã vạch ra bằng những hành động tự nguyện, phối hợp nhịp nhàng.

Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, trong đó năng lực và sự sáng tạo của cá nhân được phát huy. Các thành viên sẽ tự hào và gắn bó sâu sắc với doanh nghiệp. Tình trạng biến động nhân sự hoặc chảy máu chất xám sẽ ít xảy ra. Văn hóa doanh nghiệp đem lại lợi ích như vậy, nhưng làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Như trên đã nói, chính người chủ hay người sáng lập doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh

52

đó, sự chia sẻ, đồng thuận, và cùng nhau thực hiện của mọi thành viên trong doanh nghiệp cũng là nhân tố không thể thiếu. Tuy vậy, yếu tố môi trường bên ngoài cũng rất quan trọng. văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể hình thành và phát triển khi mà các thể chế chính trị, kinh tế khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái làm giàu cho mình và cho đất nước, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hợp pháp trong việc mưu cầu lợi nhuận cao, ngăn chặn những hàng vi phạm pháp, những kiểu làm ăn phi văn hóa, chạy chọt cửa sau, lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời.

Như vậy ở đây, Nhà nước có vai trò tạo ra môi trường thuận lợi cho văn hóa doanh nghiệp phát triển. Thiếu một sân chơi bình đẳng, công bằng, lành mạnh cho doanh nghiệp thì khó lòng nói đến văn hóa doanh nghiệp. Mặt khác, quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cũng cần phải đặt trên nền tảng văn hóa, như ý kiến của ông Lê Đăng Doanh – cố vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ: “Để cho kinh doanh có văn hóa, viên chức phải hành xử đúng pháp luật, có trách nhiệm và có văn hóa. Không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy tham nhũng, cũng như không thể đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn hóa trong khi viên chức Nhà nước cũng ứng xử tư lợi và thiếu văn hóa”.

Xin nêu lên một số điểm về thể chế cần được quan tâm để hình thành và ngày càng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm nước ta.

Một là, khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giàu cho mình và cho đất nước. Xóa bỏ quan niệm cho rằng kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kỵ doanh nhân. Xóa bỏ tâm lý ỷ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Tôn vinh những doanh nhân

53

năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng rỡ thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, bằng thể nghiệm của bản thân cũng như của mỗi gia đình, ngày nay, nhân dân ta đã thấy rõ việc chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang thể chế thị trường là tất yếu, thái độ của người dân đối với kinh tế thị trường là thái độ thiện cảm. Vấn đề còn lại là các cơ quan Nhà nước phải tiếp tục thay đổi tư duy quản lý, đề xuất những chủ trương, chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân, xóa bỏ sự phân biệt đối với kinh tế tư nhân kể cả trong tư duy cũng như trong các chủ trương, chính sách cụ thể.

Hai là Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm nước ta. Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với hình thành văn hóa doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hóa doanh nghiệp của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống văn hóa trong kinh doanh của cha ông, bổ sung những nhân tố mới trong văn hóa doanh nghiệp của thời đại đảm bảo cho kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hóa doanh nghiệp được hình thành với những đặc điểm của nước ta.

Thể chế đó phải được chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài, nâng cao sức cạnh tranh, có chương trình làm ăn căn cơ theo định hướng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nước mà còn vươn ra thế giới, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lý kinh doanh cò con, manh mún, không đầu từ lớn, làm ăn lâu dài.

54

1.1.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của doanh nhân và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Nhận thức bao giờ cũng là khởi điểm cho mọi hành động. Hiện nay, chúng ta vẫn còn thiếu những định hướng xã hội nhằm tạo dựng văn hóa, văn hóa tiêu dùng, tạo nên bầu không khí và áp lực dư luận xã hội đối với vấn đề này. Sự chú ý của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ ở nước ra cho đến nay hầu như vắng bóng trên lĩnh vực này. Chính vì thế việc nâng cao nhận thức cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Mà chủ thể của văn hóa doanh nghiệp là doanh nhân, và sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan về vai trò của đội ngũ doanh nhân trong xã hội cũng có tác động tích cực đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Thái độ trân trọng, tôn vinh anh hùng và biểu dương truyền thống anh hùng đã tạo cho nhân dân ta niềm vinh dự chính đáng nhưng trong xã hội ta dường như chưa có tập quán tôn vinh những nhà doanh nghiệp thực thụ. Thái độ trân trọng và tôn vinh những nhà doanh nghiệp làm ăn giỏi sẽ tạo ra trong nhân dân một niềm vinh dự, tự hào chính đáng. Đó là đặc điểm văn hóa, là sức mạnh tinh thần luôn thôi thúc khát vọng làm giàu mà chúng ta đang rất cần hiện nay. Một môi trường văn hóa, xã hội không thuận lợi sẽ hạn chế rất lớn quá trình hình thành những giá trị văn hóa mới rất cần thiết cho thời kỳ mới.

Cần đổi mới những quan điểm về kinh doanh, về đảng viên có được làm kinh tế tư nhân cũng như những nhận thức mới về các nhà doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Đây là vấn đề khá nhạy cảm những lại rất cần cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và tạo nền tảng cho việc xây dựng và phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Cần phải thấy rằng doanh nhân là chủ thể quan trọng, là tế bào của nền kinh tế, mà ở đó tạo ra của cải cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra giá trị gia tăng,

55

nộp thuế cho Nhà nước, là người thực hiện đầu tư làm tăng trưởng kinh tế. Nếu không có doanh nghiệp thì cũng không có nền kinh tế hàng hóa. Nếu có nhưng yếu hay thiếu thì cũng không thể hy vọng về một nền kinh tế phát triển bền vững. Mọi chủ trương, đường lối, biện pháp kinh tế dù có thần kỳ đến đâu cũng sẽ trở thành lý thuyết, nếu nó không trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến doanh nghiệp, đến môi trường pháp lý cho doanh nhân làm ăn. Do những tố chất của mình, doanh nghiệp tạo nên cơ nghiệp cho mình và làm giàu cho xã hội. Vì vậy, xã hội muốn giàu có thì phải hỗ trợ cho họ, cho chính những doanh nghiệp đó một môi trường thuận lợi. Một môi trường kinh doanh sống động, thông thoáng làm động lực thúc đẩy doanh nhân thường phải hội tụ đủ điều kiện, trong đó Chính phủ có vai trò đặc biệt với những chính sách nhất quán, đồng bộ, thực tiễn, thông thoáng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Khi nói đến môi trường xã hội có tác động tới doanh nhân để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, không thể không nhắc đến văn hóa nói chung. Xưa kia, người ta xếp các giai tầng xã hội và đã rất coi trọng học vấn thể hiện qua trật tự “sĩ, nông, công, thương”. Ngành kinh doanh được đặt ở cuối cùng, dường như người ta còn xem nhẹ đội ngũ doanh nhân. Hiện nay vài trò doanh nhân đã được nhận thức và khuyến khích rõ rệt những vẫn nhiều người còn cho rằng người làm kinh doanh là người “tính toán”, chỉ biết cái lợi của riêng mình. Thái độ này là không tích cực và không tạo điều kiện cho sự hình thành văn hóa doanh nghiệp. Cần hướng cho xã hội một cách nhìn nhận mới về hoạt động của các nhà doanh nghiệp không phải chỉ đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận, mà còn thấy ở đây sự phát huy truyền thống yêu nước, tính cộng đồng một cách sáng tạo. Họ là những con người biết tự làm giàu cho bản thân và cho đất nước, họ là những người không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu càng không chấp nhận tụt hậu trước những tiến bộ nhanh chóng của thế giới và khu vực – đó mới chính là những người yêu nước. Chính vì thế mà họ cần

56

được tạo mọi điều kiện cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Đồng thời, chúng ta cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành từ TW đến cơ sở, tạo dư luận xã hội tôn vinh sự làm giàu chính đáng bằng tài năng, kiên quyết chống lại sự làm giàu bất chính.

Sự tôn vinh của xã hội đối với đội ngũ doanh nghiệp làm cho các doanh nhân cảm thấy thực sự tự tin vì biết mình đang được mọi người ủng hộ. Hơn thế nữa, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích người tiêu dùng và toàn xã hội – đó là khởi nguồn của văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp bài học từ hiện tượng FPT và sự cố arena (Trang 59 - 64)