Tác động phi tích cực

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp bài học từ hiện tượng FPT và sự cố arena (Trang 54 - 58)

4. Tác động tới văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp FPT

4.2.Tác động phi tích cực

Tuy vậy, việc hai học viên nam của FPT Arena ăn mặc hở hang nhảy múa trước mấy nghìn khán giả (gồm cả trẻ em, người cao tuổi và quan chức) bị đông đảo ý kiến cho là phản cảm, thách thức dư luận.

Sự cố hai học viên trung tâm FPT Arena châm ngòi cho một cuộc tranh cãi lớn trên nhiều diễn đàn, khi xã hội phê phán gay gắt văn hóa FPT và một số nhân viên FPT phản công. Từ đó cũng lật lại nhiều vấn đề về văn hóa doanh nghiệp - khái niệm được đề cập nhiều và ngày càng được nhấn mạnh ở Việt Nam trong đời sống kinh tế hiện đại.

Ngoài ra, ông Mai Thanh Long, giám đốc FPT Arena, đã bị cách chức - là người nghiên cứu rất sâu về văn hóa doanh nghiệp và đã từng làm luận văn tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh về đề tài này.

47

Ông Long định nghĩa văn hóa doanh nghiệp “là sự tổng hòa những thói quen, tập quán, thủ tục trong phạm vi một doanh nghiệp, lặp đi lặp lại theo thời gian và trở nên hằn sâu trong suy nghĩ của mọi người trong doanh nghiệp”.

Với cách định nghĩa này, tổ chức nào, cộng đồng nào cũng có một thứ văn hóa riêng. Ngay cả các doanh nghiệp Nhà nước cũng có văn hóa của họ. Tuy nhiên thực hiện màn múa khỏa thân như hai học viên ARENA đã làm thì không được coi là văn hóa, và đã bị phản đối vô cùng dữ dội từ phía dư luận và ngay chính những người FPT.

Nhiều người lật lại văn hóa STC và mặt trái của nó: không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã rất giận dữ khi biết được ca khúc “Đoàn Vệ quốc quân” của ông bị xuyên tạc thành “công ty ca” [13].

Một người Việt Nam ở nước ngoài - nhà báo, dịch giả Trần Lê - nói:

"Nếu coi đó là một phần của cái gọi là văn hóa công ty, thì những gì FPT làm giống như trò chơi trội của một đám trọc phú hãnh tiến. Họ chơi trội và hướng nhân viên đi theo họ, lại còn bày đặt nâng nó lên tầm văn hóa”.

Mặt trái của văn hóa công ty đã bộc lộ: một khi văn hóa công ty không nhận được sự đồng cảm từ cộng đồng bên ngoài, thậm chí đi ngược lại với những chuẩn mực chung, thì lúc đó, công ty sẽ bị cô lập.

Các thành viên trong đó sẽ giống như một nhóm co cụm lại với nhau trong thứ văn hóa của riêng họ. Điều này không mang lại lợi ích gì cho xã hội, và bất lợi cho chính các cá nhân trong doanh nghiệp (chủ yếu là cho giới nhân viên).

Tác động đầu tiên đó là kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp với tư cách là nền “tiểu văn hóa” (subcultures) của nền văn hóa dân tộc, cũng có những tác động đến doanh nghiệp giống như tác động của nền văn hóa dân tộc đối với 1 quốc gia. Văn hóa dân tộc có thể là yếu tố kìm hãm sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào đặc biệt là khi nền văn hóa đó chứa đựng những giá trị mang tính lạc hậu, bảo thủ, đi ngược lại xu thể chung

48

của thế giới. Tương tự, văn hóa doanh nghiệp cũng có thể kìm hãm doanh nghiệp đổi mới, mở rộng cho phù hợp với những thay đổi của thị trường trong và ngoài nước nếu văn hóa doanh nghiệp phát triển theo hướng cục bộ.

Thứ hai đó là níu kéo đổi mới và sáng tạo khi môi trường kinh doanh thay đổi. Con người nhìn chung rất khó thay đổi phong cách sống, những thói quen, thông lệ, và nhất là quan niệm đã ăn sâu vào tâm trí họ, đặc điểm đó khiến họ khó chấp nhận và hòa nhập với những thay đổi của môi trường xung quanh. Khi doanh nghiệp muốn thay đổi chiến lược, muốn mở rộng thị trường, nhưng các thành viên lại không chấp nhận (nói cách khác là không làm quen được) chiến lược mới và cố bám lấy những giá trị cũ, điều này nhất định sẽ gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh, thậm chí còn là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại hay suy yếu của doanh nghiệp.

Những yếu tố văn hóa doanh nghiệp lỗi thời cũng có tác động tiêu cực không kém đến các doanh nghiệp. Phong cách quản lý truyền thống dựa trên tinh thần Nho giáo, ý thức hệ gia trưởng, thống trị trong các tập đoàn này (ví dụ như: nạn dùng bái mù quáng, đánh giá năng lực chủ yếu dựa vào thâm niên làm việc, sự phụ thuộc vào những giá trị tập thể) là một trong những nguyên nhân khiến cho các tập đoàn trở nên kém linh hoạt trước những thay đổi, bóp nghẹt đi tính sáng tạo cá nhân, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.

Bên cạnh những lời phê phán gay gắt, coi FPT là thiếu văn hóa, thì có một số ý kiến ôn hòa hơn cho rằng nếu việc xuyên tạc bài hát, viết truyện, diễn kịch bậy... là hành động bột phát thì không sao, nhưng không coi đó là văn hóa công ty.

Vậy đến đây, vấn đề quay trở lại câu hỏi: Văn hóa công ty đến mức nào thì không đi ngược lại những chuẩn mực chung của cộng đồng? Và cuối cùng thì văn hóa công ty có thật sự cần thiết không, khi ngay cả đến Bill Gates cũng chẳng đòi hỏi nhân viên Microsoft phải xây dựng một thứ văn hóa riêng? [11].

49

Ông Đỗ Lộng Đẩu (tạp chí Nhà quản lý), một người nghiên cứu lâu năm về quản trị doanh nghiệp, cho rằng văn hóa công ty luôn cần thiết, nhất là khi Việt Nam đã mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, và khi chúng ta muốn chứng kiến những doanh nghiệp có thể kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 trở lên.

"Có thể Bill Gates không đòi hỏi nhân viên của ông ta phải xây dựng thứ văn hóa đặc trưng, nhưng chắc chắn trong sự trường tồn của Microsoft phải có đóng góp của một yếu tố gắn kết con người và tạo động lực cho mỗi

cá nhân làm việc hết mình: văn hóa công ty" - ông Đẩu nói.

Và ai cũng biết đến một Google Company nổi tiếng với thứ văn hóa “coi công ty như nhà”, nuông chiều nhân viên bằng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tối tân.

Sờ-ti-cô và những thứ tương tự có được coi là văn hóa doanh nghiệp hay không là tùy cách đánh giá của mỗi người. Song, có thể nói việc giải phóng cá tính cũng như thỏa mãn nhu cầu tự thể hiện bằng mọi cách cũng là điều cần thiết, nhưng đó mới chỉ là bước mở đầu, cấp thấp trong việc tạo ra một thứ văn hóa công ty lành mạnh và có ảnh hưởng tốt tới xã hội.

50

CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH

NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp bài học từ hiện tượng FPT và sự cố arena (Trang 54 - 58)