Figma cùng với Sketch, Adobe XD là một công cụ hỗ trợ việc thiết kế UI phổ biến và được nhiều nhà thiết kế sử dụng trong quá trình phát triển sản phẩm.
Ta có thể thiết kế với Figma ngay trên nền tảng Website, để cần sự ổn định hơn trong quá trình làm việc ta dễ dàng cài đặt Figma trên 2 nền tảng Mac và Window.
Các điểm mạnh của Figma cần được kể đến như:
• Mọi người trong team đều có thể dễ dàng làm việc cùng nhau trên Figma. Với chức năng mô tả đặc tính của một Component thông qua các dòng Code từ CSS, Android cho đến iOS. Thuận lợi cho việc kết nối giữa Designer với Developer.
• Với chức năng Master Component dễ dàng quản lý các Component trong dự án.
• Thực hiện được các hiệu ứng chuyển cảnh giữa các màn hình và thiết lập được một số Interaction (Thiết kế tương tác) đơn giản.
• Nhẹ, dễ dàng sử dụng và làm quen. • Lưu trữ file trên điện toán đám mây.
CHƯƠNG 3: DISCOVER – GIAI ĐOẠN KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu về Disover – Giai đoạn tìm hiểu, khám phá
Người xưa có câu: “ Nếu bạn có bốn giờ để chặt cây, hãy dành ba giờ đầu
để mài rìu ”.
Thiết kế cũng vậy. Trước khi ta bắt đầu với bất kỳ dự án nào, ta cần phải có những điều cơ bản trước. Ta phải hiểu được vấn đề của 2 yếu tố cơ bản:
• Hiểu người dùng của bạn. • Hiểu doanh nghiệp của bạn.
1.1 Hiểu người dùng của bạn:
Vì thiết kế trải nghiệm người dùng là giải quyết các vấn đề khó khăn người dùng. Ta cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
• What is their problem? - Vấn đề của họ là gì ?
• What problem are you trying to solve? - Bạn đang cố gắng giải quyết vấn dề gì cho người dùng của bạn ?
• Why are you the one with the answers? – Tại sao bạn tìm ra câu trả lời ?
1.2 Hiểu doanh nghiệp của bạn:
Điều quan trong thứ 2, ta cần phải biết dự án này có phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng dến. Các câu hỏi ta cần trả lời như sau:
• What are your company’s values and mission? - Giá trị và sứ mệnh của doanh nghiệp là gì ?
• How does this project contribute to that goal? – Làm thế nào để dự
án này đóng góp cho mục tiêu đó ?
• Is this the right time for your company to be pursuing this project?
– Đây có phải là thời điểm thích hợp để thực hiện dự án này ?
1.3 Nghiên cứu:
Sau khi biết rằng dự án này phù hợp với nhiệm vụ cốt lõi của doanh nghiệp. Ta cần xác thực thực tế dự án thông qua việc nghiên cứu.
Nghiên cứu chính là xương sống, nòng cốt cho dự án. Những điều ta khám phá, tìm tòi được trong giai đoạn này sẽ là nền tảng phát triển cho toàn bộ dự án.
Một số phương pháp được thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: • Background Research: Tìm hiểu về dự án của doanh nghiệp. • Context Inquiry: Bối cảnh thực hiện dự án.
• User Survey: Khảo sát người dùng. • User Interview: Phỏng vấn người dùng. • Usability Test: Kiểm tra khả năng sử dụng.
Hình 3.2 Một buổi phỏng vấn người dùng (User Interview 1:1)