Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 28 - 30)

Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2008) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của của học sinh trung học. Bài nghiên cứu này đã xác định, đánh giá tác động của các nhân tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của của học sinh trung học phổ thông qua việc phân tích 227 bảng câu trả lời của của học sinh lớp 12 năm học 2008-2009 của 5 trường trung học phổ thông ở Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố tác động bao gồm: cơ hội việc làm trong tương lai, đặc điểm của trường dạy học, năng lực của học sinh, ảnh hưởng của đối tượng tham chiếu và cơ hội học tập cao hơn. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 5 nhân tố trên với quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông với các giả thiết ủng hộ với mức ý nghĩa 5%.

Nguyễn Phương Toàn (2011) tiến hành khảo sát các nhân tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong đề tài này tác giả đã đưa ra 8 giả thiết để kiểm định kết quả. 8 giả thiết này bao gồm: nhóm nhân tố về đặc điểm của trường đại học, nhóm nhân tố về sự đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo, nhóm nhân tố về cơ hội làm việc trong tương lai, nhân tố về nỗ lực giao tiếp của học sinh với trường, nhân tố về danh tiếng của trường đại học, nhân tố về cơ hội trúng tuyển, nhân tố về sự định hướng của cá nhân, nhân tố tương thích với đặc điểm cá nhân. Các nhân tố trên được giả thiết từ H1 đến H8 là các biến độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là quyết định chọn trường đại học của học sinh. Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh như sau: nhân tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo, nhân tố về đặc điểm của trường đại học, nhân tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường, nhân tố về sự nổ lực giao tiếp của trường đại học, và nhân tố về danh tiếng của trường đại học.

Nghiên cứu của Mai Thị Ngọc Đào và Anthony Thorpe (2014) đã tiến hành nghiên cứu 1.124 học sinh ở Việt Nam (gồm đã, đang học đại học). Với cách tiếp cận từ lý thuyết marketing tác giả đã chia các nhân tố ảnh hưởng thành 9 nhóm nhân tố. Qua phân tích dữ liệu thu thập được bằng phương pháp định lượng, kết luận mức ảnh hưởng từ cao xuống thấp lần lượt như sau: trang thiết bị và dịch vụ, chương trình đào tạo, học phí, thông tin offline, lời khuyên của những người xung quanh, thông tin online, các cách tiếp cận tuyển sinh, điều kiện chương trình học, quảng cáo. Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng nghiên cứu thêm sự khác biệt về giới và các đối tượng học sinh khác nhau ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học. Điểm hạn chế của nghiên cứu này là chưa chỉ rõ được mức độ ảnh cùng chiều hay nghịch chiều của các nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (quyết định lựa chọn trường đại học).

Đỗ Thị Hồng Liên và cộng sự (2015) đã sử dụng mô hình gốc Chapman (1981) để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn trường đại học của sinh viên thuộc khoa quốc tế trường đại học quốc gia Hà Nội. Mẫu nghiên cứu là 200 sinh viên mới thuộc 3 ngành chính theo chương trình hợp tác quốc tế (ngôn ngữ

tiếng Anh). Dựa vào tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu tác giả đã liệt kê 14 nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn trường. Kết quả được sắp xếp theo thứ tự từ ảnh hưởng mạnh đến yếu như sau: Danh tiếng, ngôn ngữ quốc tế, uy tín về các khóa học, sở thích, năng lực, các chương trình giảng có ngôn ngữ quốc tế, danh tiếng về các trường liên kết/ hợp tác, thông tin từ truyền thông, cựu sinh viên, thông tin trực tiếp từ tư vấn tuyển sinh, học phí, ảnh hưởng của giáo viên cấp THPT, ảnh hưởng từ bạn bè.

Lưu Thị Thái Tâm, Châu Sôryaly, Chau Khon (2019) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố Long Xuyên, An Giang. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố then chốt đến quyết định chọn trường đại học của 330 học sinh lớp 12 tại các trường phổ thông trung học tại địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi phỏng vấn định lượng. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy rằng mô hình nghiên cứu giải thích được 48.8% cho tổng thể về mối liên hệ tồn tại giữa các nhân tố - cơ hội việc làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm cá nhân, sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng, cơ hội trúng tuyển, đặc điểm cá nhân của học sinh và đặc điểm trường đại học - ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Trong các nhân tố được nghiên cứu thì nhân tố tác động mạnh nhất đến việc chọn trường đại học là nhân tố cơ hội việc làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm cá nhân, kế đến là nhân tố cơ hội trúng tuyển và cuối cùng là nhân tố cá nhân học sinh. Thêm vào đó, kết quả phân tích độc lập cho thấy rằng có sự khác biệt trong việc quyết định chọn trường của học sinh nữ và học sinh nam.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)