Tổng kết tài liệu nghiên cứu có liên quan và hướng đi trong luận văn

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 30 - 32)

- Phần lớn các công trình nghiên cứu có liên quan sử dụng lý thuyết hành vi làm lý thuyết nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh THPT.

- Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu.

- Các công trình nghiên cứu đã tổng hợp được các nhân tố tác động đến ý định lựa chọn trường Đại học được thể hiện qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học

Tác giả - Tên đề

tài Các nhân tố ảnh hưởng

Marvin J. Burns (2006)

(1) Những nổ lực giao tiếp của nhà trường; (2) Những rào cản tâm lý xã hội; (3) Những kỳ vọng về nghề nghiệp của học sinh.

Joseph Sia Kee Ming (2010)

(1) Đặc điểm của sinh viên; (2) Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài; (3) Đặc điểm trường học;

Joseph Kee Ming Sia (2013)

(1) Cảm nhận về chương trình học; (2) Cảm nhận về chi phí; (3) Địa điểm; (4) Ban tư vấn tuyển sinh ở THPT; (5) Bạn bè và bạn cùng lớp; (6) Các chuyến thăm quan trường Đại học

Yusuf và

Abdullah (2017)

(1) Nhóm các nhân tố thuộc trường Đại học (nhân tố marketing) gồm: địa điểm, chi phí thấp, danh tiếng của

trường, cảm nhận về chương trình học, cảm nhận về cơ sở vật chất; (2) Nhóm nhân tố bên ngoài là ảnh hưởng của cha mẹ, bạn bè và hình ảnh đất nước.

Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2008)

(1) Cơ hội việc làm trong tương lai; (2) Đặc điểm của trường dạy học (3) Năng lực của học sinh; (4) Ảnh hưởng của đối tượng tham chiếu và (5) Cơ hội học tập cao hơn.

Nguyễn Phương Toàn (2011)

(1) Mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo; (2) Đặc điểm của trường Đại học; (3) Khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; (4) Nỗ lực giao tiếp của trường Đại học; (5) Danh tiếng của trường Đại học.

Mai Thị Ngọc Đào và Anthony

(1) Trang thiết bị và dịch vụ; (2) Chương trình đào tạo; (3) Học phí; (4) Thông tin offline; (5) Lời khuyên của

Thorpe (2014) những người xung quanh (6) Thông tin online; (7) Các cách tiếp cận tuyển sinh; (8) Điều kiện chương trình học; (9) Quảng cáo.

Đỗ Thị Hồng Liên và cộng sự (2015)

(1) Danh tiếng; (2) Ngôn ngữ quốc tế; (3) Uy tín về các khóa học; (4) Sở thích, năng lực; (5) Các chương trình giảng có ngôn ngữ quốc tế; (6) Danh tiếng về các trường liên kết/ hợp tác; (7) Thông tin từ truyền thông, cựu sinh viên, thông tin trực tiếp từ tư vấn tuyển sinh; (8) Học phí; (9) Ảnh hưởng của giáo viên cấp THPT; (10) Ảnh hưởng từ bạn bè.

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu theo góc nhìn của học sinh THPT. Trong các nghiên cứu của Josheph và Joshep (1998, 2000), Karl Wagner và cộng sự (2009), Joshep Kee Ming Sia (2013) đề cập đền các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT. Đây là hướng nghiên cứu dựa trênlý thuyết ý định hành vi (mô hình TRA),

nhưng phân tách nhân tố thái độ thành những nhân tố thứ nguyên (cảm nhận về chi phí, cảm nhận về chương trình học, cảm nhận về cơ sở vật chất và nguồn lực), lời khuyên từ người khác, danh tiếng trường Đại học, thông tin học sinh nhận được từ trường Đại học. Điểm hạn chế là, nhiều nghiên cứu thực chất được xây dựng trên mô hình TRA nhưng các nhân tố cơ bản của khung lý thuyết được thay thế bằng các nhân tố thứ nguyên khác, song những lập luận chưa thực rõ ràng.

Chuẩn mực chủ quan của cá nhân là một nhân tố quan trọng của mô h ình gốc (TRA), tuy nhiên trong các các nghiên cứu về chủ đề này chưa làm rõ được ảnh hưởng của nhân tố này đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 30 - 32)