Để xây dựng được thang đo chính xác trong nghiên cứu của luận văn, tác giả thực hiện các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Dựa trên cơ sở tổng quan các lý thuyết trong các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả xác định nội dung của các khái niệm nghiên cứu và lựa chọn thang đo cho các khái niệm sử dụng.
Bước 2: Xây dựng bảng hỏi bằng tiếng Việt. Do các thang đo của các biến đều thừa kế của các nghiên cứu bằng tiếng Anh, vì thế tác giả đã lựa chuyên gia ngôn ngữ (tiếng Anh) có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục kết hợp với tác giả để tiến hành dịch các thang đo từ các nghiên cứu nước ngoài sang tiếng Việt. Sau khi các thang đo đã được dịch thuật, tác giả tham vấn ý kiến của 5 nhà
khoa học, chuyên gia là cán bộ tuyển sinh ở các trường Đại học, giáo viên dạy bậc THPT, các nhà nghiên cứu lĩnh vực tâm lý, marketing, giáo dục.
Bước 3: Tác giả tiến hành nghiên cứu thử với 15 học sinh THPT nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến trong mô hình nghiên cứu đồng thời phát triển thang đo của một số biến quan sát cho phù hợp với bối cảnh giáo dục và điều kiện của Việt Nam.
Bước 4: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với 50 học sinh THPT để kiểm tra, chuẩn hóa ngôn ngữ đảm bảo các câu hỏi rõ ràng, không gây nhầm lẫn, phù hợp với đối tượng được hỏi cũng như điều chỉnh lấy dữ liệu đảm bảo thuận tiện nhất cho người trả lời nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu về thông tin của nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng được các thang đo chính thức đại diện cho 6 nhân tố tác động và 1 nhân tố phụ thuộc.
Bảng 3.1 : Bảng thang đo các nhân tố
STT Mã Thang đo Cơ sở đề xuất
Cảm nhận về chi phí (CP)
Joshep Kee
Ming Sia
(2013). 1 CP1 Trường ĐH có học phí hợp lý
2 CP2 Trường ĐH có chi phí sinh hoạt hợp lý 3 CP3 Trường ĐH có nhiều chính sách hỗ trợ
tài chính
4 CP4 Trường ĐH có chế độ thu các khoảnphí linh hoạt
II Cảm nhận về chương trình học (CT) Karl Wagner
và cộng sự (2009), Joshep Kee Ming Sia 5 CT1 Các khóa học/ môn học với nội dung
và cấu trúc và đa dạng
STT Mã Thang đo Cơ sở đề xuất
(2013)
7 CT3
Các chương trình học chuyên sâu/ nâng cao phù hợp với nhu cầu của học sinh
8 CT4
Chương trình học với nhiều nội dung thực tiễn đáp ứng nhu cầu học sinh
9 CT5 Cho phép linh hoạt khi chuyển ngành học
III Cảm nhận về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực
(VCNL) Joseph and Joseph (1998, 2000); Karl Wagner và các cộng sự (2009) 10 VCNL1 Vị trí lý tưởng
11 VCNL2 Trường ĐH có nguồn thư viện, dịch vụ đầy đủ và chất lượng
12 VCNL3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho sinh viên nghỉ ngơi, giải trí
13
VCNL4 Trường ĐH cung cấp cung cấp các dịch vụ hổ trợ sinh viên như bãi giữ xe, căn tin, ký túc xá
14 VCNL5 Đội ngũ cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm, chất lượng cao
IV Cảm nhận về danh tiếng của trường Đại học (DT)
15 DT1 Các chương trình học có chất lượng, uy tín
Karl Wagner và cộng sự (2009)
16 DT2 Trường ĐH có uy tín về học thuật xuất sắc
17 DT3 Trường ĐH có uy tín vế chất lượng sinh viên tốt nghiệp
STT Mã Thang đo Cơ sở đề xuất
18 DT4 Trường ĐH có uy tín vế chất lượng đội ngũ Giảng Viên
19 DT5 Trường ĐH có vai trò và nhiệm vụ rõ ràng V Chuẩn mực chủ quan (CM) Pavlou và Fygenson (2006); Trần Văn Quý và Cao Hào Thi, 2008; Nguyễn
Thị Lan
Hương, 2012 20 CM1 Cha mẹ khuyên tôi nên theo học tại
trường ĐH
21 CM2 Người thân, anh chị của tôi nghĩ rằng tôi nên theo học tại trường ĐH
22 CM3 Bạn bè tôi đăng ký xét tuyển ĐH và đề nghị tôi nên học cùng với họ
23 CM4
Tôi tin, những người quan trọng nhất đối với tôi sẽ khuyên/khuyến khích tôi lựa chọn trường ĐH
24 CM5 Hầu hết, những người tôi tham khảo đều ủng hộ tôi chọn trường ĐH
VI Cơ hội làm việc trong tương lai (CHLV)
Marvin J. Burns, 2006; Trần Văn Quý và Cao Hào Thi, 2008; Nguyễn Thị Lan Hương, 25 CHLV1 Tôi tin rằng sẽ tìm được việc làm sau
khi tốt nghiệp
26 CHLV2 Tôi tin rằng sẽ có cơ hội có được thu nhập cao hơn sau khi ra trường
27 CHLV3 Tôi tin rằng sẽ có vị trí cao trong công việc sau khi tốt nghiệp
STT Mã Thang đo Cơ sở đề xuất
2012
28 CHLV4
Tôi tin rằng việc liên kết giữa trường Đại học và các doanh nghiệp sẽ giúp tôi tìm được việc làm khi ra trường
VII Ý định lựa chọn trường Đại học (YD)
Joshep Kee
Ming Sia
(2013) 29 YD1 Tôi sẽ theo học tại trường Đại học
trong tương lai gần
30 YD2 Tôi quyết định chọn trường Đại học để học tập, nghiên cứu
31 YD3 Trường Đại học luôn là nguyện vọng số 1 của tôi
Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), vì thế tác giả xác định kích thước mẫu nghiên cứu được chọn theo quy tắc thực nghiệm của Hair và ctg (1998), đó là tối thiểu là 5 quan sát/biến đo lường. Mô hình lý thuyết gồm 7 khái niệm nghiên cứu (06 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc) được đo lường bằng 31 biến. Ngoài ra, để bù đắp một tỉ lệ thông tin bị loại bỏ (các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy), tác giả quyết định phỏng vấn 250 học sinh THPT đang theo học lớp 12 của năm học 2019 - 2020. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi ngẫu nhiên.
Thông tin thuận tiện được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các học sinh THPT đang học lớp 12 của năm học 2019 – 2020 trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh.
Kết quả phỏng vấn, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 18.0
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi
Nội dung của bảng câu hỏi tác giả thiết kế làm 2 phần:
Phần 1: Thông tin chung bao gồm: Giới tính, trường THPT theo học, xếp loại học lực.
Phần 2: Khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh.
Điểm từ 1 – 5 theo mức độ đánh giá tăng dần. Trong đó: 1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.2. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học
BẢNG KHẢO SÁT
Tôi là Võ Hạnh Sơn Trà học viên Cao học trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học của học sinh trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh”.
Vì vậy rất mong các bạn học sinh tham gia trả lời một số câu hỏi sau để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Mọi thông tin thu thập được đều bảo mật và chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài này.
Trân trọng./.
Phần I: Thông tin chung bao gồm:
1. Họ và tên:………Giới tính:………….
2. Trường THPT theo học:………
3. Xếp lọai học lực :………
Các bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu dưới đây. Đối với mỗi phát biểu, bạn chỉ đánh 01 dấu X duy nhất vào một ô trong các con số từ 1 đến 5.
Cách đánh theo quy ước như sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng
ý;3: Bình thường;4: Đồng ý;5: Hoàn toàn đồng ý.
MÃ SỐ CÁC PHÁT BIỂU Mức độ đồng ý
I. Cảm nhận về chi phí (CP)
CP1 1. Trường ĐH có học phí hợp lý 1 2 3 4 5
CP2 2. Trường ĐH có chi phí sinh hoạt hợp lý 1 2 3 4 5 CP3 3. Trường ĐH có nhiều chính sách hỗ trợ tài chính 1 2 3 4 5 CP4 4. Trường ĐH có chế độ thu các khoản phí linh hoạt 1 2 3 4 5
II. Cảm nhận về chương trình học (CT)
CT1 1. Các khóa học/môn học với nội dung và cấu trúc đa
dạng 1 2 3 4 5
CT2 2. Có thủ tục đăng ký đầu vào linh hoạt 1 2 3 4 5 CT3 3. Các chương trình học chuyên sâu/ nâng cao phù
hơp với nhu cầu của học sinh 1 2 3 4 5
CT4 4. Chương trình học với nhiều nội dung thực tiễn đáp
ứng nhu cầu học sinh 1 2 3 4 5
CT5 5. Cho phép linh hoạt khi chuyển ngành học 1 2 3 4 5
III. Cảm nhận về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực (VCNL)
VCNL2
2. Trường đại học có nguồn thư viện, dịch vụ đầy đủ
và chất lượng. 1 2 3 4 5
VCNL3 3. Cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ cho sinh viên
nghỉ ngơi, gỉai trí 1 2 3 4 5
VCNL4
4. Trường đại học cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh
viên như bãi giữ xe, căn tin, ký túc xá. 1 2 3 4 5
VCNL5 5. Đội ngũ cán bộ , giảng viên giàu kinh nghiệm, chất
lượng cao 1 2 3 4 5
IV. Cảm nhận về danh tiếng (DT)
DT1 1. Các chương trình học có chất lượng ,uy tín 1 2 3 4 5
DT2
2.Trường đại học có uy tín tốt về học thuật xuất sắc.
1 2 3 4 5
DT3 3.Trường đại học có uy tín tốt về chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
.
1 2 3 4 5
DT4 4. Trường đại học có uy tín tốt về chất lượng đội ngũ
giảng viên
1 2 3 4 5
DT5 5.Trường đại học có vai trò và nhiệm vụ rõ ràng 1 2 3 4 5
V.Chuẩn mực chủ quan (CM)
CM2 2. Người thân , anh chị của tôi nghĩ rằng tôi nên theo học taị trường Đại học
1 2 3 4 5
CM3 3. Bạn bè tôi đăng ký xét tuyển Đaị học và đề nghị tôi nên học cùng với họ
1 2 3 4 5
CM4 4. Tôi tin những người quan trọng nhất đôí vớ tôi sẽ khuyên tôi lựa chọn trường Đaị học
1 2 3 4 5
CM5 5 Hầu hết những người tôi tham khảo đều ủng hộ tôi chọn trường Đại học
VI. Cơ hội làm việc (CHLV)
CHLV1 1. Tôi tin rằng sẽ tìm được việc sau khi tốt nghiệp 1 2 3 4 5 CHLV2 2. Tôi tin rằng sẽ có cơ hội có được thu nhập cao hơn
sau khi ra trường
1 2 3 4 5
CHLV3 3. Tôi tin rằng sẽ có vị trí cao trong công việc sau khi tốt nghiệp
1 2 3 4 5
CHLV4 4. Tôi tin rằng việc liên kết giữa trường Đại học với các doanh nghiệp sẽ giúp tôi tìm được việc làm khi ra trường
1 2 3 4 5
VII. Ý định lựa chọn trường (YD)
YD1 1. Tôi sẽ theo học trường Đại học trong tương lai gần 1 2 3 4 5 YD2 2. Tôi chọn trường Đaị học để học tập và nghiên cứu 1 2 3 4 5 YD3 3. Trường Đại học là nguyện vọng số 1 của tôi 1 2 3 4 5
Theo các bạn nhân tố nào từ I tới VI là nhân tố quan trọng nhất ……… Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn!
3.5. Các phương pháp phân tích số liệu
3.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha)
Việc đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 18.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó:
Tiêu chuẩn Cronbach’sAlpha được nhiều nhà nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater,1995) đề nghị là hệ số Cronbach’sAlpha từ 0.6 trở lên là có thể chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, theo Nunnally hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ.
3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá( EFA)
Sau kết quả phân tích Cronbach’s Alpha loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phân tích nhân tố được sử dụng để thu nhỏ và gom các biến lại, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt của các nhân tố. Khi phân tích nhân tố cần lưu ý những điểm sau:
+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO : 0,5 < KMO < 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp. Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity), nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê, Sig ≤ 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số (tải) nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này càng lớn ≥ 0,5 cho biết các biến và nhân tố càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại. Trong phân tích nhân tố dùng phương pháp Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có trị số Eigenvalue lớn hơn 1. Đại
lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Hair và cộng sự, 1988).
3.5.3. Phân tích hệ số tương quan
Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, nếu giữa 2 biến có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như nhau.
Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau và chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R square vẫn khá cao.
3.5.4. Phân tích hồi quy: Là phương pháp dùng để phân tích mối quan hệ giữamột biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập.
Phương pháp hồi quy có dạng Yi = B0+ B1X1i+ B2 X2i+ B3X3i+…+ BPXPi + ei . Trong đó:
- Xpi: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ tự thứ p tại quan sát thứ i. - Bp: hệ số hồi quy riêng phần.
ei: là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi α2
Mục đích của việc phân tích hồi quy là dự đoán mức độ của các biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập theo (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc 2008)
Hệ số xác định R2 điều chỉnh: Hệ số xác định tỉ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi qui. Đó cũng là 30 thông
số đo lường độ thích hợp của đường hồi quy theo qui tắc R2càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Tuy nhiên, R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong