Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 74)

Ngoài ra để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, ta cần tiến hành kiểm tra thêm về đa cộng tuyến. Để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến ta căn cứ trên độ chấp nhận của

biến (Tolerance) và hệ số VIF. Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter, cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ hơn 3 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1 nên có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến.

Bảng 4.13. Kiểm định đa cộng tuyến

Mô hình

Thống kê đa cộng tuyến Độ chấp nhận

của biến

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

CP 0,837 1,194 CT 0,767 1,303 VCNL 0,761 1,315 DT 0,876 1,141 CM 0.554 1,805 CHVL 0,808 1,237 Nguồn: Kết xuất SPSS18.0

Kết quả bảng 4.11 cho thấy, hệ số VIF đều nhỏ hơn 10, độ chấp nhận biến lớn hơn 0,1. Điều này cho thấy mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy mô hình hồi quy xây dựng là đảm bảo độ phù hợp, các biến độc lập có thể giải thích tốt cho biến phụ thuộc trong mô hình.

4.7 Kết quả phân tích hồi quy và mức tác động của từng nhân tố

Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy

chuẩn hóa Giá trị kiểm định t Mức ý nghĩa B Sai số chuẩn Beta Hằng số -0,667 0,281 -2,370 0,019 CP 0,238 0,058 0,200 4,075 0,000 CT 0,214 0,062 0,178 3,456 0,001 VCNL 0,145 0,059 0,128 2,474 0,014 DT 0,127 0,055 0,111 2,318 0,021 CM 0,307 0,063 0,295 4,886 0,000 CHVL 0,182 0,057 0,161 3,213 0,001

Biến phụ thuộc: Ý định chọn trường ĐH của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh

Nguồn: Kết xuất SPSS 18.0

4.8. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng

Các biến không có ý nghĩa thống kê là biến hay nói cách khác chưa tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa cảm nhận về chương trìn học đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh. Điều này cũng khá phù hợp với thực tế, bối cảnh hiện nay của các học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh. Trên thực tế, các học sinh THPT chưa thực sự bước vào ngôi trường Đại học, tất cả đang là ý định và mơ ước của các em. Do đó, các em chưa có những đánh giá chính xác về chương trình học và chưa hiểu rõ chương trình học của từng trường Đại học. Tất cả những câu trả lời của các em được dựa

trên những cảm nhận của các em về chương trình học thông qua những người khác, thông tin từ trường Đại học. Do đó, mối liên hệ giữa nhân tố cảm nhận về chương trình học với ý định chọn trường đại học của các em học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh là chưa rõ ràng.

Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa được viết như sau:

YD = -0,667 + 0,238*CP + 0,214*CT+0,145*VCNL + 0,127*DT + 0,307*CM + 0,182*CHLV

Mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa được viết như sau:

YD = 0,200*C9 + 0,178*CT+ 0,128*VCNL + 0,111*DT + 0,295*CM + 0,161*CHLV

4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.9.1. Thảo luận cảm nhận về chi phí (CP)

Trong GDĐH, chi phí có thể hiểu là tổng số tiền mà khách hàng (sinh viên, phụ huynh, nhà tuyển dụng) phải trả cho cơ sở đào tạo. Chi phí là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến quyết định học trường Đại học của học sinh THPT.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa chi phí và quyết định chọn trường đại học công lập của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt. Điều này có nghĩa sinh viên tiềm năng cảm nhận mức chi phí của trường Đại học nào càng phù hợp thì quyết định lựa chọn trường càng cao. Kết quả này trùng hợp với các nhận định của Joshep và Joshep (1998, 2000), Karl Wagner (2009), Joshep Sia Kee Ming (2011), Mai Thi Ngoc Dao và Anthony Thorpe (2015) Thực tế, xét trong mối quan hệ giữa khách hàng và cung cấp tuân theo qui luật cầu, học sinh THPT có xu hướng ưu tiên trường Đại học mà họ cảm nhận các khoản chi phí là hợp lý, phù hợp với cá nhân để theo học.

Bối cảnh hiện nay, yếu tố này được dự đoán sẽ càng tác động mạnh. Trước đây, đối với các trường Đại học đặc biệt là trường công lập luôn có mức học phí tương đối thấp và thu theo một mức trần quy định. Do vậy, hầu hết phụ huynh có khả năng chi trả cho việc học của con cái ở bậc Đại học. Tuy nhiên, xu thế tăng học phí hiện nay ở các trường Đại học dường như đã gây “choáng”, “sốc” đối với phụ huynh và học sinh. Một số trường công (tự chủ toàn diện) có mức học phí cao hơn mức thu trung bình của trường công lập chưa tự chủ t ừ 2-6 lần.

Chênh lệch lớn giữa trường Đại học chưa tự chủ và trường tự chủ, giữa trường công lập và trường ngoài công lập, giữa trường có chương tình học tiên tiến, nâng cao và chương trình học đại trà...phần nào đã tác động trực tiếp đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT.

4.9.2. Thảo luận cảm nhận về chương trình học (CT)

Đối với mỗi lớp học, trường Đại học đều có 1 cố vấn học tập nhằm hỗ trợ người học về học vụ, phương pháp học tập, những thông tin hữu ích trong suốt quá trình học tại trường. Bên cạnh đó, trường còn kết hợp các đối tác, doanh nghiệp để cung cấp thêm các kỹ năng thực tế cho sinh viên.

4.9.3. Thảo luận cảm nhận về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực (VCNL)

Cơ sở vật chất và nguồn lực là bao gồm tất cả các yếu tố như trang thiết bị, vị trí, các hoạt động ngoại khóa, môi trường... và đội ngũ giảng viên có chất lượng cao để phục vụ cho các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Cơ sở vật chất là một yếu tố bên ngoài, hữu hình thu hút học sinh lựa chọn vào các trường Đại học.Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Karl Wagner và cộng sự (2009); Koe và Sarings (2012); Mai Thị Ngọc Đào và Anthony Thorpe (2015).

4.9.4. Thảo luận về chuẩn mực chủ quan (CM)Học sinh ở Việt nam lànhững người có ý thức và luôn có xu hướng hành động theo các chuẩn mực xã những người có ý thức và luôn có xu hướng hành động theo các chuẩn mực xã hội, và những người xung quanh mong muốn. Khi những người thân hoặc những người quan trọng đối với họ có xu hướng khuyến khích hoặc ưa thích

một trường Đại học nào đó. Học sinh THPT thường nhận được sự động viên, khích lệ, tán đồng hoặc góp ý của những người xung quanh họ bởi quyết định này không chỉ quan trọng đối với bản thân học sinh mà đối với cả những người xung quanh như ông bà, bố mẹ, anh chị của họ..

.4.9.5. Thảo luận về cơ hội làm việc trong tương lai (CHLV)

Tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là học Đại học cũng như học thạc sỹ cũng thất nghiệp. Tâm lý của các bạn cấp ba cũng như các phụ huynh lo nghĩ rằng, hàng nghìn cử nhân mới ra trường hiện đang còn thất nghiệp. Chính vì tâm lý này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chọn trường Đại học. Nhiều phụ huynh cũng như học sinh đã lựa chọn trường Đại học hoặc đi làm ngay thay vì học Đại học. Như vậy, cơ hội việc làm đã ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn trường Đại học. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009; S. G. Washburn và các cộng sự (2000)

Tóm tắt chương 4

Trình bày thực trạng về hành vi chọn trường Đại học. Thực hiện các bước phân tích và đưa ra kết quả: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phân tích hồi quy đa biến; Phân tích ANOVA các đặc điểm cá nhân đến ý định chọn trường Đại học của học sinh.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận

Trong bối cảnh giáo dục Đại học có nhiều biến đổi, các trường Đại học trong nước đang dần chuyển sang hướng đại chúng hóa, tự chủ toàn diện. Điều này đặt ra vấn đề cho các trường Đại học phải thu hút sự tham gia của các học sinh, sinh viên để duy trì hoạt động, nâng cao chất lượng đào tạo giảng dạy. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các trường Đại học cần phải có những chính sách thích hợp. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học công lập của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh là rất quan trọng. Tác giả tiến hành khảo sát 275 học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh. Số lượng phiếu thu về hợp lệ là 250 phiếu. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng được sử dụng trong Luận văn.

5.2. Một số hảm ý quản trị và cách đề xuất cải thiện

5.2.1. Đối với nhân tố chi phí

Trong kinh doanh, mức giá cần phải phù hợp với chất lượng sản phẩm (Chất lượng đào tạo). Do vậy trường Đại học cần có kế hoạch nhằm phân tích đánh giá cụ thể để định ra mức học phí phù hợp. Bên cạnh đó, trường Đại học cũng cần tiến hành các nghiên cứu để xem xét mối quan hệ giữa chất lượng lượng chương trình chuyên sâu, chất lượng cao với các chương trình đại trà, giữa các khoa ngành nhằm điều chỉnh mức học phí phù hợp. Trường cũng cần điều tra nghiên cứu để hiểu hơn về cảm nhận của sinh viên/ học sinh về mức học phí và phí mà họ đang phải trả để hiểu rõ và điều chỉnh các chính sách giá phù hợp cạnh tranh/ ưu việt so với đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù, xu hướng xã hội hóa giáo dục Đại học là tất yếu. Tuy nhiên, trường Đại học hầu hết có nguồn thu hạn hẹp không đa dạng được nguồn vốn chủ yếu là nguồn thu từ ngân sách Nhà nước và đóng góp của người học. Các trường Đại học vẫn chưa có khả năng tăng thu từ các dịch vụ khoa học, công nghệ, từ trợ

cấp của các tổ chức và cá nhân. Nguồn thu của các trường Đại học cũng cần được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức khác nhau như tranh thủ các khoản viện trợ của doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, tham gia các đấu thầu các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước.

Bản thân các trường cần chủ động cân đối thu chi, cần có những kế hoạch tăng các nguồn viện trợ để khuyến khích những sinh viên ưu tú. Chẳng hạn, mức học bổng hàng tháng có thể tăng thêm nhờ các khoản viện trợ của các doanh nghiệp, hoặc các tổ chức trong và ngoài nước. Đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu vay vốn để học tập, nhà trường có thể tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với các khoản vay của nhà nước, hoặc thành lập các quĩ nhằm hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với học sinh.

Mức chi học bổng, trợ cấp tài chính của các trường cần được đảm bảo đúng qui định. Mức thu học phí của các trường Đại học theo Nghị định số 86/2015/NĐ - CP của chính phủ về “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập năm học 2015 – 2016 đến năm 2020 - 2021”. Việc chi học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên hầu hết dưới 10% nguồn thu học phí trong khi quy định là 15%. Nhưng, tỷ lệ này còn thấp hơn rất nhiều ở các trường ngoài công lập. Nhà trường cần có các liên kết với doanh nghiệp, các tổ chức trong việc. Các doanh nghiệp có thể ủng hộ bằng các quỹ tiền mặt, cũng có thể tạo điều kiện, cơ hội cho sinh viên làm việc tại các khâu nhỏ trong doanh nghiệp để nâng cao thu nhập.

Có thể nói chính sách giá thấp đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh, học sinh THPT do vậy việc sử dụng chính sách giá thấp hiện nay của các trường Đại học cần được thiết kế dành riêng, phân biệt giữa các đối tượng khác nhau như: ưu tiên cho các ngành trọng điểm mà nhà trường đang cần thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, các chương trình học khác nhau có mức đóng học phí khác nhau, tạo điều kiện cho sinh viên học vượt, học tích lũy để giảm bớt chi phí...

5.2.2. Đối với nhân tố chương trình học

Trường Đại học định kỳ ra soát, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo để loại bỏ những chương trình nội dung không còn phù hợp, lạc hậu. Chuẩn hóa chương trình đào tạo, sách giáo khoa; chuẩn hóa phương pháp giảng dạy, học tập; áp dụng chương trình nội dung đào tạo tiên tiến của nước ngoài. Xây dựng hoàn chỉnh chuẩn đầu ra đối với các ngành và chuyên ngành bậc đại học. Xây dựng chương trình đào tạo sau đại học theo hướng hội nhập, cải tiến quản lý đào tạo và nâng cao chất lượng, tiến đến được các trường có uy tín nước ngoài công nhận chương trình đào tạo tại trường và kết quả học tập của sinh viên.

5.2.3. Đối với nhân tố cơ sở vật chất và nguồn nhân lực

Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Tây Ninh. Có thể nói, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của trường Đại học trong những năm qua đã có những sự đầu tư và ngày càng hiện đại hóa, chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để thu hút được học sinh THPT theo học tại trường thì cần phải có những giải pháp để tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Cụ thể như sau:

Một là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho sinh viên nghỉ ngơi, giải trí. Đặc biệt là đối với hệ thống kí túc xã, khu giảng đường, khu thư viện...

Hai là, tăng cường các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa cho sinh viên tham gia để phát triển kỹ năng toàn diện. Đồng thời, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về các hoạt động này.

Ba là, tạo ra một môi trường an toàn và sạch sẽ trong trường học.

Bốn là, tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ sinh viên, giảng viên trong nhà trường. Tạo mọi điều kiện giúp các giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn.

5.2.4. Đối với nhân tố chuẩn mực chủ quan

Các ý kiến tham khảo của người thân, bạn bè, bố mẹ có một vai trò lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định chọn Đại học của học sinh. Do đó, các trường Đại học cần phải truyền tải thông tin đến các phụ huynh học sinh. Đồng thời sử dụng kênh truyền thông tốt nhất các học viên cũ tại trung tâm. Các nguồn thông tin cần được gửi đến các phụ huynh học sinh, người thân của học sinh, sinh viên bao gồm:

- Nhu cầu lao động của thị trường hiện nay, từ đó đánh giá cơ hội việc làm của học viên khi ra trường của các học viên.

- Chương trình học, đào tạo của trường cũng như các thông tin về giảng viên giảng dạy.

- Tỷ lệ học viên ra trường có việc làm.

- Các thông tin về các học viên cũ học tại trường và đã thành công trong sự nghiệp.

- Các doanh nghiệp đang liên kết với trường đào tạo nghề

- Các cam kết của trường về cơ hội học tập cũng như cơ hội việc làm khi học tại trường.

Trên cơ sở các nguồn thông tin gửi cho phụ huynh và học sinh, học viên nhằm thuyết phục phụ huynh tin tưởng vào trường trong vệc gửi gắm con em mình vào học tập tại các trường Đại học.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 74)