Đối với nhân tố chi phí

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 81 - 83)

Trong kinh doanh, mức giá cần phải phù hợp với chất lượng sản phẩm (Chất lượng đào tạo). Do vậy trường Đại học cần có kế hoạch nhằm phân tích đánh giá cụ thể để định ra mức học phí phù hợp. Bên cạnh đó, trường Đại học cũng cần tiến hành các nghiên cứu để xem xét mối quan hệ giữa chất lượng lượng chương trình chuyên sâu, chất lượng cao với các chương trình đại trà, giữa các khoa ngành nhằm điều chỉnh mức học phí phù hợp. Trường cũng cần điều tra nghiên cứu để hiểu hơn về cảm nhận của sinh viên/ học sinh về mức học phí và phí mà họ đang phải trả để hiểu rõ và điều chỉnh các chính sách giá phù hợp cạnh tranh/ ưu việt so với đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù, xu hướng xã hội hóa giáo dục Đại học là tất yếu. Tuy nhiên, trường Đại học hầu hết có nguồn thu hạn hẹp không đa dạng được nguồn vốn chủ yếu là nguồn thu từ ngân sách Nhà nước và đóng góp của người học. Các trường Đại học vẫn chưa có khả năng tăng thu từ các dịch vụ khoa học, công nghệ, từ trợ

cấp của các tổ chức và cá nhân. Nguồn thu của các trường Đại học cũng cần được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức khác nhau như tranh thủ các khoản viện trợ của doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, tham gia các đấu thầu các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước.

Bản thân các trường cần chủ động cân đối thu chi, cần có những kế hoạch tăng các nguồn viện trợ để khuyến khích những sinh viên ưu tú. Chẳng hạn, mức học bổng hàng tháng có thể tăng thêm nhờ các khoản viện trợ của các doanh nghiệp, hoặc các tổ chức trong và ngoài nước. Đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu vay vốn để học tập, nhà trường có thể tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với các khoản vay của nhà nước, hoặc thành lập các quĩ nhằm hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với học sinh.

Mức chi học bổng, trợ cấp tài chính của các trường cần được đảm bảo đúng qui định. Mức thu học phí của các trường Đại học theo Nghị định số 86/2015/NĐ - CP của chính phủ về “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập năm học 2015 – 2016 đến năm 2020 - 2021”. Việc chi học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên hầu hết dưới 10% nguồn thu học phí trong khi quy định là 15%. Nhưng, tỷ lệ này còn thấp hơn rất nhiều ở các trường ngoài công lập. Nhà trường cần có các liên kết với doanh nghiệp, các tổ chức trong việc. Các doanh nghiệp có thể ủng hộ bằng các quỹ tiền mặt, cũng có thể tạo điều kiện, cơ hội cho sinh viên làm việc tại các khâu nhỏ trong doanh nghiệp để nâng cao thu nhập.

Có thể nói chính sách giá thấp đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh, học sinh THPT do vậy việc sử dụng chính sách giá thấp hiện nay của các trường Đại học cần được thiết kế dành riêng, phân biệt giữa các đối tượng khác nhau như: ưu tiên cho các ngành trọng điểm mà nhà trường đang cần thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, các chương trình học khác nhau có mức đóng học phí khác nhau, tạo điều kiện cho sinh viên học vượt, học tích lũy để giảm bớt chi phí...

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)