Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 41 - 42)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Xác định mô hình nghiên cứu Thiết kế thang đo nháp

Nghiên cứu định tính: - Phỏng vấn, thảo luận nhóm - Hỏi ý kiến chuyên gia

Kết quả nghiên cứu

Thang đo chính thức (Thiết kế phiếu điều tra) Nghiên cứu định lượng:

Thu thập số liệu

Xử lý số liệu

- Đánh giá độ tin cậy cronbach’s Alpha. - Phân tích nhân tố khám phá EFA. - Phân tích hồi quy.

Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên quan đã được công bố giúp tác giả kế thừa được cách tiếp cận giải quyết ván đề của các tác giả đã đi trước đồng thời giúp tác giả tập hợp nhân tố và biến quan sát từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ cho quá trình điều tra thử với các chuyên gia.

- Phương pháp chuyên gia (nghiên cứu định tính): Tác giả tận dụng tối đa cơ hội phỏng vấn các chuyên gia trong ngành để chỉnh sửa mô hình nghiên cứu và xây dựng các công cụ thu thập số liệu sơ cấp trong quá trình điều tra chính thức.

- Sau khi hoàn thiện mô hình nghiên cứu và công cụ thu thập số liệu sơ cấp (phiếu khảo sát), tác giả tiến hành điều tra chính thức trên diện rộng.

- Thông qua các phương pháp nghiên cứu như kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy. Với kết quả thu được, tác giả tiến hành phân tích, so sánh để khẳng định các giả thuyết đã được nêu ra trong nghiên cứu và đóng góp ý kiến của tác giả đối với giá trị thực tiễn của đề tài.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 41 - 42)