Khái niệm giải thể doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự giải thể của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Khái niệm giải thể doanh nghiệp

Giải thể là động từ chỉ sự không còn tồn tại, làm cho chủ doanh nghiệp không còn đủ điều kiện hoạt động, giải thể đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động, giải tán.

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi giải thể thì doanh nghiệp bị đóng mã số thuế và không thể tiếp tục tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ đƣợc giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Giải thể doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp không còn hoặc bị làm cho không còn đủ điều kiện tồn tại, các thành viên trong doanh nghiệp phân tán đi, không còn liên kết với nhau nữa. Xuất phát từ đặc điểm doanh nghiệp đƣợc tạo nên chủ yếu bởi sự liên kết thì ngƣợc lại giải thể doanh nghiệp chính là việc làm mất, phá vỡ sự liên kết này. Việc chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh nữa có thể bắt

nguồn từ nhiều lý do khác nhau nhƣ: tỷ suất lợi nhuận không cao, mâu thuẫn nội bộ, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không còn phù hợp với xu hƣớng kinh doanh hiện tại.... Trong trƣờng hợp này chủ sở hữu doanh nghiệp có thể đi đến quyết định giải thể để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh những loại hình doanh nghiệp khác. Đây hoàn toàn là quyết định mang tính cá nhân của các chủ sở hữu doanh nghiệp (giải thể tự nguyện). Bên cạnh đó, cũng có trƣờng hợp doanh nghiệp buộc phải giải thể theo một quyết định hành chính của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (giải thể bắt buộc).

Đối với trƣờng hợp doanh nghiệp tự mình chấm dứt sự tồn tại, pháp luật trao cho doanh nghiệp đƣợc toàn quyền quyết định việc giải thể, lí do giải thể ở đây sẽ phụ thuộc vào quyết định và sự lựa chọn rộng rãi của doanh nghiệp. Các chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp với bắt cứ lí do gì, khi cho rằng sự tồn tại của doanh nghiệp là không còn có lợi cho họ, hoặc có thể vì bất cứ lý do nào khác. Điều này cũng đảm bảo đƣợc một cách cao hơn quyền tự do kinh doanh và sở hữu của chủ doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp trƣớc hết là quyền của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bởi họ tự nguyện góp vốn thành lập doanh nghiệp thì họ cũng có quyền tự thỏa thuận việc giải thể doanh nghiệp. Các chủ sở hữu doanh nghiệp với tƣ cách là ngƣời “khai sinh” ra doanh nghiệp thì cũng cơ quyền “khai tử” cho doanh nghiệp khi cần. Các chủ sở doanh nghiệp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận và đi đến quyết định chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà tại đó các chủ sở hữu của doanh nghiệp cùng nhau thỏa thuận, thể hiện ý chí của mình là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Nó có hiệu lực bắt buộc ràng buộc đối với tất cả các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp, kể cả những ngƣời không tham gia giao kết (không biểu quyết tán thành).

Đối với trƣờng hợp doanh nghiệp bị buộc phải chấm dứt sự tồn tại của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức giải thể. Doanh nghiệp, nếu rơi vào một trong các trƣờng hợp pháp luật quy định, cơ quan Nhà

nƣớc sẽ yêu cầu chủ sở hữu doanh nghiệp phải ra quyết định giải thể. Nhƣ vậy, việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp là quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thông qua việc yêu cầu chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể.

Một phần của tài liệu Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự giải thể của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)