7. Kết cấu của luận văn
1.4 Nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp
Có những nguyên nhân khác nhau do Freeman và Brown (2004) thu thập dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp: Thay đổi quản lý Goldman (1995); Kinh doanh thua lỗ do vấn đề tài chính (Gassenheimer và cộng sự, 1998); Họ tìm thấy cơ hội tốt hơn ở nơi khác (Gadde và Mattson, 1987; Gassenheimer và cộng sự, 1998); Thay đổi nhân sự (Alajoutsijärvi và cộng sự, 2000); Bản chất của doanh nghiệp đã thay đổi (Gassenheimer và cộng sự, 1998). Tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp, song trong thực tế thì nguyên nhân do thất bại trong kinh doanh là chủ yếu.
Hơn nữa, trong môi trƣờng nhiều biến động ngày nay, các công ty mới hầu hết đối mặt với nguy cơ giải thể (Venkataraman và cộng sự, 1990). Từ 1 đến 4 bốn năm đầu tiên tính từ lúc thành lập đƣợc coi là giai đoạn nguy hiểm cho phần lớn các công ty trẻ. Các nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Insee (2002) đã chỉ ra rằng tỷ lệ giải thể cao trong năm 2001 là của các công ty có tuổi đời từ một đến bốn năm. Santaro và Gaffeo (2009) cũng đã chỉ ra trong nghiên cứu của họ rằng các công ty trẻ thất bại nhiều hơn các công ty lớn tuổi hơn. Stinchcombe (1965, trích dẫn bởi Thornhill và Amit, 2003) đã nêu bật ba nguyên nhân chính khiến các công ty trẻ thất bại nhiều hơn các công ty có thời gian hoạt động dài hơn, gồm: (1) chỉ dựa trên kiến thức chung cho đến khi mỗi nhân viên đã quen với vai trò của mình; (2) có thể có xung đột và sự kém hiệu quả trong quá trình xác định vai trò của từng nhân viên; (3) khó khăn trong việc thiết lập mối quan
hệ ổn định với khách hàng. Do đó, giả thuyết đặt ra là cần kiểm tra xem các doanh nghiệp đăng ký giải thể trong mẫu nghiên cứu có phải là doanh nghiệp trẻ hay không? Nếu kết luận các doanh nghiệp chọn mẫu ngẫu nhiên là doanh nghiệp trẻ thì điều đó cũng có cơ sở khẳng định giả thuyết là những doanh nghiệp giải thể ở Bình Dƣơng chủ yếu là doanh nghiệp trẻ (thời gian hoạt động dƣới 4 năm), là những doanh nghiệp dễ gặp thất bại trong kinh doanh dẫn đến giải thể doanh nghiệp.
Ngoài ra, có những nguyên nhân khác dẫn đến thất bại của các công ty non trẻ nhƣ sự thiếu hụt nguồn lực, hoặc thiếu kinh nghiệm (Smida và Khelil, 2008). Amit và Thornihill (2003) nhấn mạnh rằng nguyên nhân thất bại của các công ty trẻ là khác nhau, nhƣng chủ yếu tập trung vào thiếu nguồn lực, năng lực và sự thiếu kinh nghiệm, còn đối với các công ty có thời gian hoạt động lâu hơn thì nguyên nhân chính dẫn đến thất bại, theo Barron và cộng sự (1994) là sự thiếu thích nghi với môi trƣờng. Hay nói cách khác, các công ty có thể tồn tại lâu hơn với điều kiện phải linh hoạt hơn và sẵn sàng thích ứng với các yêu cầu của môi trƣờng. Trong số những vấn đề chính mà các công ty trẻ phải đối mặt và thƣờng dẫn đến thất bại, là thiếu các nguồn lực và chủ yếu là nguồn lực tài chính (Amit và Schoemaker, 1993; Thornhill và Amit, 2003; Venkataraman và cộng sự, 1990). Do đó, cần đặt ra giả thuyết để kiểm tra xem sự thất bại của các công ty trẻ chủ yếu là do thiếu nguồn lực tài chính hay không?
Wyant (1977, đƣợc trích dẫn bởi Venkataraman, 1990) khẳng định rằng việc thiếu kinh nghiệm của các công ty non trẻ thƣờng dẫn đến thất bại. Bởi vì, chỉ khi công ty lớn lên thì nhân viên của họ mới càng có kiến thức và càng trở nên thành thạo hơn (Thornhill và Amit, 2003). Theo Cardon và cộng sự (2009), phần lớn các bài báo chỉ ra rằng các công ty mới thất bại vì thiếu năng lực.
Do đó, thiếu năng lực quản lý thƣờng xuất hiện ở các doanh nghiệp mới thành lập và có ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận, mà nói chung sẽ dẫn đến thất bại. Điều này đƣa chúng ta đi đến việc cần kiểm tra giả thuyết là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của các công ty trẻ là thiếu kinh nghiệm và năng lực trong quản lý.
Tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp, trong thực tế thì nguyên nhân do thất bại trong kinh doanh là chủ yếu. Do đó,tiếp theo Tác giả luận văn sẽ đi phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng đến thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp.