7. Kết cấu của luận văn
2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Dƣơng
2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
Bình Dƣơng là một trong sáu tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ Việt Nam, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.
Trong quá trình phát triển, vùng đất Bình Dƣơng mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công đƣợc chế tác từ những làng nghề nổi tiếng hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở Bình Dƣơng nhƣ: làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phƣớc Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tƣơng Bình Hiệp.
Tỉnh Bình Dƣơng thuộc nhóm các tỉnh, thành dẫn đầu thành công trong sự nghiệp đổi mới, trong đó kết quả ở nhiều lĩnh vực tăng cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng và tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng khá theo hƣớng phát triển bền vững. Tiềm lực khả năng cạnh tranh kinh tế và thƣơng hiệu của tỉnh đƣợc cải thiện rõ nét.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,64%/năm, quy mô ngành công nghiệp tăng 1,6 lần so với năm 2015 và chiếm 9,7% sản xuất công nghiệp cả nƣớc. Công nghiệp hỗ trợ bƣớc đầu có sự phát
triển, gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, công nghiệp chế tạo. Các khu công nghiệp không ngừng hoàn thiện, nâng cấp và mở rộng kết nối, đáp ứng yêu cầu thu hút doanh nghiệp đầu tƣ.
Tổng giá trị xuất khẩu trong 5 năm qua ƣớc đạt 119.540 triệu đồng, tăng bình quân 9,31%/năm, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, phát triển xuất khẩu nhóm hàng công nghệ. Nhập khẩu tăng bình quân 10,86%/năm; chủ yếu là nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Tỉnh Bình Dƣơng đã thu hút đầu tƣ đạt nhiều kết quả tốt, thu hút đƣợc 30.270 doanh nghiệp trong nƣớc đăng ký mới và bổ sung vốn với tổng số vốn đăng ký là 212.800 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế hiện chỉ còn 2,51% nhƣng tốc độ tăng trƣởng ổn định, nhờ việc thay đổi tƣ duy sản xuất cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh. Giai đoạn 2016 – 2020 giá trị ngành nông nghiệp tăng bình quân 2,47%/năm, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2015.
Bình Dƣơng với các chiến lƣợc đột phá của mình đã tạo đƣợc niềm tin và trở thành điểm ƣu tiên lựa chọn của các nhà đầu tƣ.
Chỉ riêng năm 2020, tổng sản phẩm của tỉnh Bình Dƣơng (GRDP) ƣớc tăng 6,91% so với cùng kỳ năm 2019 (kế hoạch tăng 8,6 - 8,8%). GRDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt 150,1 triệu đồng. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ƣớc đạt 27.443 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019 tăng 5,3%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 4.573 triệu USD, tăng 6,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 22.870 triệu USD, tăng 8,9%. Thu ngân sách nhà nƣớc đạt và vƣợt cả về số thu và tốc độ tăng, với mức tăng bình quân hàng năm 11,2%. Dự kiến năm 2021 tổng thu là 62.200 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với tổng thu năm 2015. Bình Dƣơng là 1 trong 16 tỉnh, thành
phố có điều tiết về ngân sách Trung ƣơng, với tỷ lệ điều tiết là 64%, đứng thứ 3 cả nƣớc.
2.1.2 Tình hình đăng ký kinh doanh giai đoạn năm 2018-2020 tại tỉnh Bình Dương Bình Dương
2.1.2.1 Tình hình đăng ký thành lập mới năm 2018-2019
Lũy kế đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 42.695 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 364.657 tỷ đồng.
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Bình Dƣơng 05 năm 2016-2020, đến năm 2020 toàn tỉnh có từ 35-40.000 doanh nghiệp, số vốn đăng ký khoảng 248.000 tỷ đồng. Thực tế đến nay đã vƣợt 6,74% số lƣợng và vƣợt 47,04% vốn kế hoạch.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo trực tiếp của Thủ tƣớng Chính phủ đến năm 2020 Bình Dƣơng đạt 50.000 doanh nghiệp đến nay mới đạt đƣợc 91,95% số lƣợng doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài).
Tình hình đăng ký thành lập theo địa bàn:
Bảng 2.1: Tình hình đăng ký thành lập theo địa bàn năm 2018-2019
Năm 2018 Năm 2019 Tỷ lệ năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 Quận/huyện Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng (%) Vốn điều lệ (%) Bến Cát 569 3.576.121 650 4.585.564 14,25 25,23 Thuận An 1.355 6.821.150 1.566 9.208.793 15,57 35,00 Tân Uyên 1.073 4.866.569 1.273 4.836.561 18,64 -0,62 Dĩ An 1.118 7.860.790 1.131 7.132.625 1,16 -9,26 Thủ Dầu Một 1.457 11.836.623 1.552 14.643.947 6,52 23,72 Bắc Tân Uyên 101 748.171 100 879.962 -0,99 17,62
Dầu Tiếng 114 716.879 153 1.775.002 34,21 147,60 Bàu Bàng 61 503.153 57 487.990 -6,56 -3,01
Phú Giáo 75 431.971 78 402.108 4,00 -6,91
5.923 37.361.427 6.560 43.952.552
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm 2019, tỉnh Bình Dƣơng có thêm 6.560 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 43.953 tỷ đồng, tăng 10,75% về số doanh nghiệp và tăng 17,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong năm 2019 đạt 6,70 tỷ đồng, tăng 6,22% so với cùng kỳ năm 2018 (6,31 tỷ đồng).
Tình hình đăng ký thành lập theo ngành nghề kinh doanh:
Bảng 2.2: Tình hình đăng ký thành lập theo ngành nghề năm 2018-2019
Năm 2018 Năm 2019 Tỷ lệ năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 (%) ST T Nhóm ngành nghề Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng Vốn điều lệ 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản
22 178.232,43 32 190.509,82 45,45 6,89
2 Khai khoáng 16 393.748,59 4 44.398,48 -75,00 -88,72 3 Công nghiệp, chế biến, chế
tạo
1.082 4.825.836,59 1.322 6.583.616,43 22,18 36,42
4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí 5 13.923,09 20 291.415,45 300,00 1993,0 4 5 Cung cấp nƣớc; hoạt động xử lý và xử lý rác thải, 28 171.511,21 26 112.005,25 -7,14 -34,70
nƣớc thải
6 Xây dựng 666 4.270.138,69 699 4.356.151,92 0,45 2,01 7 Bán buôn và bán lẻ; sửa
chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
2.149 7.052.262,77 2.327 8.253.476,88 8,28 17,03
8 Vận tải kho bãi 266 1.017.808,23 273 1.575.851,25 2,63 54,83 9 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 488 945.605,68 492 872.771,11 0,82 -7,70 10 Thông tin và truyền thông 41 55.426,32 40 88.022,00 -2,44 58,81 11 Hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm
67 176.344,38 46 158.411,74 -31,34 -10,17
12 Hoạt động kinh doanh bất động sản
467 16.304.194,27 508 17.092.501,47 8,78 4,83
13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
192 853.673,20 253 2.868.631,19 31,77 236,03
14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
183 524.012,86 239 779.696,45 30,60 48,79
15 Giáo dục và đào tạo 95 262.858,49 134 272.711,58 41,05 3,75 16 Y tế và hoạt động trợ giúp
xã hội
26 159.450,44 19 235.564,19 -26,92 47,74
17 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 45 80.416,94 86 106.970,06 91,11 33,02 18 Hoạt động dịch vụ khác 85 75.982,84 70 69.846,88 -17,65 -8,08 5.923 37.361.426,5 7 6.560 43.952.552,14
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
Số liệu thống kê tại bảng trên cho thấy lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; lĩnh vực xây dựng là các lĩnh vực có số doanh nghiệp gia nhập thị trƣờng và số vốn đăng ký cao nhất so với lĩnh vực khác, cụ thể: lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác: số doanh nghiệp đạt
2.327 (tăng 8,28% so với cùng kỳ), vốn đăng ký đạt 8.253 tỷ đồng (tăng 17,03% so với cùng kỳ); lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo: số doanh nghiệp đạt 1.322 (tăng 22,18% so với cùng kỳ), vốn đăng ký đạt 6.584 tỷ đồng (tăng 36,42% so với cùng kỳ); lĩnh vực xây dựng: số doanh nghiệp đạt 669 (tăng 0,45% so với cùng kỳ), vốn đăng ký đạt 4.356 tỷ đồng (tăng 2,01% so với cùng kỳ).
Các lĩnh vực y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hoà không khí; lĩnh vực khai khoáng là các lĩnh vực giảm đáng kể so với cùng kỳ cả về số lƣợng và số vốn đăng ký, trong đó lĩnh vực khai khoáng giảm nhiều nhất, cụ thể: số doanh nghiệp đăng ký là 04 (giảm 75% so với cùng kỳ), vốn đăng ký đạt 44 tỷ đồng (giảm 88,72% so với cùng kỳ).
2.1.2.2 Tình hình đăng ký thành lập mới năm 2020
Năm 2020 là năm bị ảnh hƣởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 khiến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới tại tỉnh Bình Dƣơng vẫn ổn định với số lƣợng là 6.840 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 47.440.627 triệu đồng.
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 49.028 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 442.812 tỷ đồng.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Bình Dƣơng 05 năm 2016-2020, đến năm 2020 toàn tỉnh có từ 35-40.000 doanh nghiệp, số vốn đăng ký khoảng 248.000 tỷ đồng. Thực tế đến nay đã vƣợt 22.57% số lƣợng và vƣợt 78,55% vốn kế hoạch.
Theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ đến năm 2020 Bình Dƣơng đạt 50.000 doanh nghiệp, đến nay vẫn chƣa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Bảng 2.3: Tình hình đăng ký kinh doanh theo địa bàn năm 2020
Năm 2020 Tỷ lệ năm 2020 so với năm 2019 (%)
Quận / Huyện Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng Vốn điều lệ Thành phố Thủ Dầu Một 1.623 14.103.535,83 4,57% -3,69% Thành phố Thuận An 1.480 10.968.462,20 -5,49% 19,11% Thành phố Dĩ An 1.290 7.602.073,78 14,06% 6,58% Thị xã Tân Uyên 1.294 5.985.909,62 1,65% 23,76% Thị xã Bến Cát 635 3.920.461,11 -2,31% -14,50% Huyện Bàu Bàng 194 1.161.802,77 26,80% -34,55%
Huyện Bắc Tân Uyên 131 1.464.416,25 31,00% 66,42%
Huyện Dầu Tiếng 107 1.075.049,37 87,72% 120,30%
Huyện Phú Giáo 86 1.158.916,23 10,26% 188,21%
Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 6,94 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp gia nhập thị trƣờng tiếp tục có xu hƣớng tăng lên.
Với chính sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ ngƣời dân doanh nghiệp thời kỳ hậu Covid-19 đã đƣợc triển khai và bắt đầu có những hiệu quả nhất định. Thể hiện rõ nét khi chỉ còn 2/9 địa bàn ghi nhận sự giảm sút về số lƣợng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với cùng kỳ và mức giảm là không đáng kể.
Tình hình đăng ký thành lập mới theo ngành nghề kinh doanh:
Bảng 2.4: Tình hình đăng ký thành lập theo ngành nghề năm 2020 Số
TT
Nhóm ngành nghề Năm 2020 Tỷ lệ năm 200 so với năm 2019 (%) Số lượng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lượng Vốn điều lệ
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thuỷ sản 47 393.093,13 46,88 106,34
2 Khai khoáng
12 472.341,55 200,00 963,87 3 Công nghiệp chế biến, chế
tạo 1.456 7.555.139,72 10,14 14,76
4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hoà không khí 212 1.874.030,85 960,00 543,08 5 Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải 22 116.196,02 -15,38 3,74 6 Xây dựng 656 5.608.971,94 -1,94 28,76
7 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
2.289 9.393.815,81 -1,63 13,82
8 Vận tải kho bãi
286 1.217.691,27 4,76 -22,73 9 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống
457 781.387,28 -7,11 -10,47 10 Thông tin và truyền thông
49 84.318,21 22,50 -4,21
11 Hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm 42 156.801,65 -8,70 -1,02
12 Hoạt động kinh doanh bất
động sản 407 16.660.133,06 -19,88 -2,53
13 Hoạt động chuyên môn,
khoa học và công nghệ 317 1.445.136,32 25,30 -49,62 14 Hoạt động hành chính và
dịch vụ hỗ trợ 276 1.062.676,96 15,48 36,29
15 Giáo dục và đào tạo
124 227.311,75 -7,46 -16,65 16 Y tế và hoạt động trợ giúp
xã hội 32 139.288,27 68,42 -40,87
17 Nghệ thuật, vui chơi và
giải trí 78 153.154,12 -9,30 43,17
18 Hoạt động dịch vụ khác
78 99139,24318 11,43 41,94
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
Có 08/18 ngành có số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt đáng chú ý là các ngành: Kinh doanh bất động sản (giảm 19,88%); Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, rác thải (giảm 15,38%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 9,30%); Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm (giảm 8,7%) và Giáo dục và đào tạo (giảm 7,46%). Đây là những ngành đƣợc xem là chịu tác động nặng nề và lâu dài nhất bởi dịch bệnh Covid-19.
Ở xu hƣớng ngƣợc lại, 02 ngành có số lƣợng doanh nghiệp đăng ký trong năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 là Sản xuất, phân phối điện, nƣớc, gas có 212 doanh nghiệp (tăng 960%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 68,42%). Một nguyên nhân giải thích cho việc tăng số lƣợng doanh nghiệp đăng ký thành lập với tỷ lệ cao ở các ngành kinh doanh này vì đây là những ngành nghề kinh doanh thiết yếu, dù có sự ảnh hƣởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 những ngành này vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh, thêm vào đó là sự chuyển dịch xu hƣớng kinh doanh trong thời điểm hiện tại từ các ngành bị ảnh hƣởng nhiều do dịch bệnh sang những ngành nghề kinh doanh chịu ít rủi ro hơn.
2.2 Thực trạng giải thể doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng
Các năm trở lại đây, kinh tế Bình Dƣơng nổi lên nhƣ một nền kinh tế trẻ, phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trên 15%. Bình Dƣơng là một trong những tỉnh có nền công nghiệp – dịch vụ phát triển năng động bậc nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và của cả nƣớc nói chung.
Căn cứ số liệu thống kê 5 năm trở lại đây của Cục Đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu tƣ, Bình Dƣơng đều nằm trong top 5 tỉnh có số lƣợng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm cao nhất cả nƣớc. Đây là thành công và cũng là động lực cho tỉnh Bình Dƣơng tiếp tục cố gắng. Tuy nhiên, bên cạnh việc các doanh nghiệp thành lập ồ ạt cũng có một lƣợng lớn doanh nghiệp đăng ký giải thể hoặc bỏ trôi doanh nghiệp không kinh doanh. Đây là một điểm cần đƣợc quan tâm và khắc phục để tỉnh Bình Dƣơng phát triển bền vững.
Hằng năm, tỉnh Bình Dƣơng sẽ tổng hợp thông tin về doanh nghiệp giải thể bên cạnh doanh nghiệp thành lập mới để tìm ra đƣợc quy luật vận động của doanh nghiệp, làm tiền đề cho các định hƣớng, dự báo cho nền kinh tế thị trƣờng.
2.2.1 Tình hình doanh nghiệp giải thể
Bên cạnh những doanh nghiệp đƣợc thành lập mới, gia nhập thị trƣờng thì cũng có doanh nghiệp chịu sự đào thải của thị trƣờng và mất đi. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về vấn đề trên đó là hạn chế tối đa sự mất đi của doanh