Tình hình doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự giải thể của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3 Tình hình doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động

Năm 2016, số lƣợng doanh nghiệp đăng ký giải thể trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất (42, 13%), tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ lƣu trú, ăn uống (8,51%) và công nghiệp chế biến, chế tạo (7,66%). Đây là các ngành, nghề kinh doanh gặp nhiều sự cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2017, các doanh nghiệp có lĩnh vực giải thể nhiều nhất lần lƣợt là: bán buôn đồ dùng cho gia đình (6,3%), bán buôn vật liệu xây dựng (7%), hoạt động tƣ vấn quản lý (6%).

Những ngành nghề có số doanh nghiệp giải thể cao năm 2018 là: bán buôn chuyên doanh khác (9,86%), dịch vụ lƣu trú (8,16%), bán buôn đồ dùng cho gia đình (5,44%).

Các lĩnh vực có doanh nghiệp giải thể chủ yếu của năm 2019 là bán buôn chuyên doanh khác (7,88%), kế đến là buôn máy móc, thiết bị (5,91%) và cuối cùng là dịch vụ lƣu trú ngắn ngày (5,67%).

Năm 2020 ngành nghề kinh doanh có số lƣợng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất thuộc các lĩnh vực bán buôn chuyên doanh, lĩnh vực dịch vụ lƣu trú

ngắn ngày, lĩnh vực bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng và bán buôn máy móc thiết bị, lần lƣợt chiếm 9,86%, 6,44%, 6,04% và 5,84%.

Từ dữ liệu của các năm, ta thấy ngành nghề bán buôn và dịch vụ lƣu trú ngắn ngày luôn nằm trong danh sách các lĩnh vực có số lƣợng doanh nghiệp giải thể cao. Đặc biệt là ngành dịch vụ lƣu trú ngắn ngày, cụ thể là các hình thức nhà trọ, phòng trọ. Với số lƣợng ngƣời lao động từ các tỉnh đổ về Bình Dƣơng làm việc ngày càng nhiều, khiến cho nhu cầu về phòng trọ tăng cao, do đó có nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhà trọ tham gia vào thị trƣờng với mô hình hoạt động gia đình. Các doanh nghiệp này hoặc là thành lập doanh nghiệp để chuẩn bị hồ sơ xây dựng ban đầu và thực hiện thủ tục giải thể ngay trong năm hoặc là chuyển về loại hình kinh tế là Hộ kinh doanh để đƣợc hƣởng các chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ khác tiện ích hơn, ƣu đãi hơn.

Nhìn chung, đa phần các doanh nghiệp giải thể thuộc nhóm ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm số lƣợng lớn, đây là những ngành có số vốn đầu tƣ ít, không yêu cầu máy móc kỹ thuật công nghệ cao cho nên có thể gia nhập và rút lui khỏi thị trƣờng một cách dễ dàng. Đồng thời, cũng vì lý do trên mà doanh nghiệp phải chịu nhiều sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp tƣơng tự dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp khi không chịu nổi áp lực từ thị trƣờng.

2.2.4 Tình hình giải thể doanh nghiệp theo địa phương

Theo số liệu thống kê từ năm 2016 đến năm 2018 tại Phòng Đăng ký kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp giải thể nằm tập trung ở ba trên chín huyện thị thành phố của tỉnh Bình Dƣơng, theo thứ tự lần lƣợt là thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Dĩ An. Cụ thể các thành phố này chiếm 70,3% năm 2016, 69,4% năm 2017 và 72,1% vào năm 2018 trên tổng số các doanh nghiệp giải thể toàn tỉnh. Đây là 3 huyện/thị/thành phố thuộc tỉnh Bình Dƣơng có số lƣợng doanh nghiệp chiếm phần lớn số lƣợng trong tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh do đó việc cạnh tranh trên cùng một địa bàn dẫn đến việc giải thể các doanh nghiệp yếu kém hơn.

Năm 2019 và năm 2020, ba huyện thị thành phố có số lƣợng doanh nghiệp giải thể cao nhất là thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên. Số lƣợng doanh nghiệp giải thể trong năm 2020 tăng so cùng kỳ năm 2019 là: thành phố Thuận An (169 doanh nghiệp, tăng 34%), thành phố Thủ Dầu Một (101 doanh nghiệp, tăng 20,32%) và thị xã Tân Uyên (95 doanh nghiệp, tăng 20,32%). Theo đó, thị xã Tân Uyên đã vƣợt lên thành phố Dĩ An (nhóm 3 huyện thị có các doanh nghiệp giải thể cao của các năm trƣớc năm 2019) về mặt số lƣợng doanh nghiệp giải thể. Một trong số các lý do là giai đoạn năm 2018-2019 đánh dấu sự vƣơn lên mạnh mẽ về số lƣợng doanh nghiệp của thị xã Tân Uyên khi các huyện thị khác đã bảo hòa, có phát triển thì sẽ có đào thải. Từ đó, việc cạnh tranh cục bộ tại thị xã Tân Uyên đƣợc nâng cao, dẫn đến việc giải thể của một số doanh nghiệp trên địa bàn.

2.3 Nguyên nhân giải thể doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng

2.3.1 Phân tích đặc điểm và nguyên nhân giải thể của 200 doanh nghiệp đã đăng ký giải thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2.3.1.1 Phân tích đặc điểm của 200 mẫu được chọn ngẫu nhiên

Việc nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng ký giải thể doanh nghiệp là bƣớc cuối cùng trong chuỗi kết thúc hoạt động của một doanh nghiệp và đƣợc coi là “giải thể hợp lệ”. Bởi theo số liệu thống kê thì hiện tại còn rất nhiều doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, giải thể không đăng ký hoặc không có bất cứ hành động thể hiện sự tồn tại của doanh nghiệp, thả trôi doanh nghiệp.

Do đó, tại phần phân tích đặc điểm của các doanh nghiệp cần khảo sát, Tác giả chỉ tiến hành phân tích đặc điểm của các công ty “giải thể hợp lệ” để tìm ra nguyên nhân giải thể doanh nghiệp, sau đây đƣợc gọi là “mẫu được chọn”. Các mẫu chọn này không tiến hành khảo sát trực tiếp mà thông qua hình thức gián tiếp đó là từ hồ sơ đăng ký giải thể. Tác giả đã trích lục lại toàn bộ hồ sơ đăng ký giải thể của các mẫu đƣợc chọn ngẫu nhiên, trên hồ sơ sẽ có các thông

tin cơ bản của doanh nghiệp và lý do giải thể đƣợc doanh nghiệp tự kê khai khi nộp hồ sơ.

Tổng số doanh nghiệp đăng ký giải thể từ năm 2016 đến năm 2020 là 1.753 doanh nghiệp. Công thức tính số lƣợng mẫu khi biết tổng thể của Yamane Taro (1967) nhƣ sau: Trong đó: n: kích thƣớc mẫu cần xác định. N: quy mô tổng thể.

e: sai số cho phép. Thƣờng ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±01 (1%), ±0.05 (5%), ±0.1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05.

Căn cứ công thức nêu trên, nhƣ vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có của nghiên cứu nếu sai số e = ±01 sẽ là 95 doanh nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo sự chính xác của nghiên cứu, Tác giả đã lấy ngẫu nhiên 200 mẫu trong 5 năm nghiên cứu để tiến hành phân tích đặc điểm.

Thông tin mẫu đƣợc mô tả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.7: Thông tin mẫu phân tích

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%) Vốn (tỷ đồng) <=10 121 60.5 60.5 10 - 50 46 23.0 83.5 > 50 33 16.5 100.0 Tổng 200 100.0 Lao động <= 10 ngƣời 6 3 3 Từ 11-30 ngƣời 86 43 46 Từ 31-50 ngƣời 70 35 81

Từ 51-200 ngƣời 17 8,5 89,5 >200 ngƣời 21 10,5 100.0 Tổng 200 100.0 Thời gian hoạt động <=1 Năm 58 29 29 1.1 - 5 Năm 85 42,5 71,5 5.1 - 10 Năm 36 18 89,5 10.1 - 15 Năm 16 8 97,5 >15 Năm 5 2,5 100 Tổng 200 100

Năm sinh của chủ doanh nghiệp Từ năm 1930-1945 3 1,5 1,5 Từ năm 1946-1960 17 8,5 10 Từ năm 1961-1975 43 21,5 31,5 Từ năm 1976-1990 119 59,5 91 Sau năm 1990 18 9 100 Tổng 200 100 Ngành nghề chính Sản xuất 48 24 24 Thƣơng mại dịch vụ 151 75,5 99,5 Xây dựng 1 0,5 100 Tổng 200 100.0 Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần 13 6,5 6,5 Doanh nghiệp tƣ nhân 25 12,5 19 Công ty hợp danh 1 0,5 19,5 Công ty TNHH hai thành viên trở lên 51 25,5 45 Công ty TNHH 110 55 100

một thành viên Số năm hoạt động Trung bình 4,073 Dài nhất 23 Ngắn nhất 0,11 Giới tính chủ doanh nghiệp Nam 116 58,0 58,0 Nữ 84 42,0 100,0

Nguồn: Tính toán của Tác giả từ số liệu chọn mẫu ngẫu nhiên tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương

Qua bảng thông tin mẫu đƣợc chọn nhƣ trên ta thấy:

Vốn điều lệ: đây là chỉ tiêu đầu tiên quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong các mẫu đƣợc chọn, số lƣợng doanh nghiệp có vốn điều lệ dƣới 10 tỷ là 121 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 60.5%, doanh nghiệp có vốn 10 -50 tỷ là 46 doanh nghiệp chiếm 16.5%. Đây là nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng cao trong cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng. Do đó, mẫu ngẫu nhiên của nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ cao (tƣơng ứng 83.5%). Nhóm doanh nghiệp có số vốn trên 50 tỷ có 33 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 16.5% đây là nhóm doanh nghiệp vừa và lớn.

Về lao động: mẫu đƣợc chọn bao gồm số lƣợng lao động dƣới 10 ngƣời là 6 doanh nghiệp tƣơng ứng tỷ lệ 3%, từ 11 – 30 ngƣời là 86 doanh nghiệp tƣơng ứng tỷ lệ 43%, từ 31 – 50 ngƣời là 70 doanh nghiệp tƣơng ứng tỷ lệ 35%, từ 51 – 200 ngƣời là 17 doanh nghiệp tƣơng ứng tỷ lệ 8,5% và trên 200 ngƣời là 21 doanh nghiệp tƣơng ứng tỷ lệ 10,5%. Đây là một trong những yếu tố để phân loại quy mô của doanh nghiệp. Với tỷ trọng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng trên 95% số lƣợng doanh nghiệp toàn tỉnh, nên số lƣợng lao động mẫu đƣợc chọn tập trung tại số lƣợng từ 11-50 ngƣời là phần lớn.

Về thời gian hoạt động: mẫu đƣợc chọn bao gồm thời gian hoạt động dƣới 1 năm là 58 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 29%, từ 1 -5 năm là 85 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 42,5%, từ 5 -10 năm là 36 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 18%, từ 10 -15

năm là 16 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 8 %, trên 15 năm là 5 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 2,5%. Giai đoạn kể từ khi thành lập mới doanh nghiệp hoạt động đến 5 năm đầu đƣợc coi là giai đoạn hoạt động kinh doanh mới, là giai đoạn khởi đầu cũng nhƣ là thời kỳ định hình doanh nghiệp, những khó khăn bất cập trong 5 năm đầu sau khi thành lập quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp và không ít doanh nghiệp phải giải thể trong giai đoạn này. Do đó, mẫu chọn rơi vào nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 1 tháng đến 5 năm chiếm tỷ lệ 71,5%. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài thƣờng ổn định về khách hàng, nguồn tiêu thụ, nguồn cung ứng nên ít dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp hơn, mẫu chiếm tỷ lệ ít trong 200 mẫu chọn ngẫu nhiên.

Về năm sinh của chủ doanh nghiệp: những doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp sinh năm 1930 – 1960 gồm 20 doanh nghiệp với tỷ lệ tích lũy là 10%. Đây là những chủ doanh nghiệp có tuổi đời lớn, hoạt động theo mô hình gia đình, kinh nghiệm sản xuất thủ công, khi không còn nhu cầu kinh doanh sẽ giải thể, số lƣợng doanh nghiệp còn chủ sở hữu lớn tuổi không nhiều nên số lƣợng giải thể không đáng kể. Đối với các chủ doanh nghiệp sinh năm 1976 đến 1990 đây là nhóm có số lƣợng lớn ngƣời trẻ tuổi hƣởng ứng phong trào khởi nghiệp, còn non trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề dẫn đến việc thiếu kinh nghiệm quản lý công ty và hoạch định chiến lƣợc cũng nhƣ kế hoạch kinh doanh lâu dài dẫn đến việc giải thể của các doanh nghiệp này càng lớn.

Về ngành nghề chính: Nhóm doanh nghiệp hoạt động ngành sản xuất với 48 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 24%, đây là nhóm ngành yêu cầu vốn cao, đòi hỏi khoa học kỹ thuật tiên tiến, có kế hoạch kinh doanh, định hƣớng rõ ràng trƣớc khi thành lập nên số lƣợng doanh nghiệp giải thể hạn chế. Nhóm ngành thƣơng mại dịch vụ với số lƣợng doanh nghiệp là 151 chiếm tỷ lệ 75,5% là nhóm ngành nghề phổ biến trong thị trƣờng ngày nay, không đòi hỏi các yếu tố nhƣ vốn, kinh nghiệm, công nghệ thông tin, kỹ thuật thƣơng mại cao, dẫn đến thành lập doanh nghiệp ồ ạt. Những doanh nghiệp còn non trẻ, không tạo ra đƣợc sự khác biệt sẽ

bị bỏ lại trƣớc xu thế và sự cạnh tranh của thị trƣờng, buộc phải giải thể nhanh chóng. Nhóm ngành xây dựng đại diện 1 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 0,5%.

Về loại hình doanh nghiệp: Với nhóm công ty cổ phần có 13 doanh nghiệp chiếm 6,5%, đây là nhóm chiếm số lƣợng ít do loại hình hoạt động ít tổ chức, cá nhân lựa chọn thành lập. Nhóm doanh nghiệp tƣ nhân với 25 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 12,5% đây chủ yếu là nhóm doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp gia đình. Nhóm doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành trở lên hoạt động theo mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên có số lƣợng 51 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 25,5%. Nhóm doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên với số lƣợng 110 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 55% - đây là loại hình doanh nghiệp hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lƣợng doanh nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng. Nhóm loại hình Công ty hợp danh đại diện 1 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 0,5%.

Về số năm hoạt động: thời gian hoạt động trung bình của mẫu chọn là 4,073 năm, trong đó thời gian hoạt động dài nhất của mẫu là 23 năm và ngắn nhất là 1 tháng.

Về giới tính chủ doanh nghiệp: đối với nam làm chủ doanh nghiệp là 116 mẫu chiếm tỷ lệ 58%, với nữ là 84 mẫu chiếm tỷ lệ 42%.

Ngoài ra, một số đặc điểm chính của doanh nghiệp giải thể nhƣ vốn, lao động, thời gian hoạt động đƣợc đánh giá cụ thể qua các kiểm định sự khác biệt, cụ thể nhƣ sau:

Kiểm định giá trị trung bình của thời gian hoạt động (thời gian hoạt động dưới 4 năm thì được coi là doanh nghiệp trẻ).

Kết quả (bảng 2.8) cho thấy giá trị sig = 0,802 (>5%), chấp nhận giả thuyết là không có sự khác biệt của thời gian hoạt động trung bình so với 4 năm, hay nói cách khác là thời gian hoạt động trung bình của mỗi doanh nghiệp giải thể ở tỉnh Bình Dƣơng là 4 năm (cụ thể là thời gian hoạt động trung bình của mỗi doanh nghiệp trong 200 doanh nghiệp giải thể đƣợc xem xét là 4,0733 năm). Kết

quả kiểm định cho thấy dù đã vƣợt qua giai đoạn đƣợc coi là giai đoạn khởi nghiệp (theo VCCI, (2013) thì giai đoạn khởi nghiệp là dƣới 3,5 năm) nhƣng 200 doanh nghiệp trên vẫn nằm trong số những doanh nghiệp giải thể. Điều đó cho thấy, dù đã vƣợt qua giai đoạn khởi nghiệp thì các doanh nghiệp vẫn cần những chính sách hỗ trợ kịp thời của nhà nƣớc để vƣợt qua những giai đoạn khủng hoảng, khó khăn, đặc biệt khó khăn về vốn trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19.

Bảng 2.8: Kiểm định sự khác biệt về thời gian hoạt động One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Năm hoạt động 200 4,0733 4,12822 0,29191 One-Sample Test Test Value = 4 Năm hoạt động t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper 0,251 199 0,802 0,07330 -0,5023 0,6489

Nguồn: Kết quả tính toán từ 200 mẫu nghiên cứu

Kiểm định giá trị trung bình của số lao động (doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 ngƣời).

Bảng 2.9: Kiểm định sự khác biệt về số lao động One-Sample Statistics LAO ĐỘNG N Mean Std. Deviation Std. Error Mean 200 26,82 102,118 7,221 One-Sample Test LAO ĐỘNG Test Value = 50 t df Sig. (2- tailed) Mean Differenc e 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper -3,209 199 0,002 -23,175 -37,41 -8,94

Nguồn: Kết quả tính toán từ 200 mẫu nghiên cứu

Kết quả (bảng 2.9) cho thấy sig = 0,002 (<5%), bác bỏ giả thuyết là số lao động trung bình của mỗi doanh nghiệp trong 200 doanh nghiệp đƣợc khảo sát là 50.Kết quả cũng cho thấy những doanh nghiệp đƣợc chọn ngẫu nhiên làm mẫu thuộc doanh nghiệp nhỏ (xét theo quy mô của doanh nghiệp). Theo GEM và VCCI, (2015), chỉ số triển vọng việc làm đối với doanh nghiệp mới, doanh nghiệp khởi nghiệp là 50 việc làm hay doanh nghiệp mới tạo ra đƣợc việc làm cho từ 50 lao động trở lên thì sẽ có đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho xã hội. Do đó, các doanh nghiệp này giải thể kéo theo một lƣợng lao động mất việc, điều đó sẽ ảnh hƣởng đến nền kinh tế xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự giải thể của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)