Tổng quan tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chống chịu với xâm nhập mặn của các loại hình sinh kế khu vực ven biển tỉnh bến tre (Trang 26)

Năm 2005, Nguyễn Duy Cần nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng và phân tích các hệ thống canh tác trong vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tỉnh Cà Mau: Phân tích khung sinh kế bền vững” đề tài đƣợc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ. Đề tài đã đánh giá thực trạng và phân tích đƣợc các hệ thống canh tác trong vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tỉnh Cà Mau đƣợc tác giả thực hiện tại 6 điểm của 3 huyện Thới Bình, Cái Nƣớc và Đầm Dơi. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích khung sinh kế bền vững kết hợp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) đƣợc sử dụng cho các phân tích và đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thu nhập và mức sống của nông dân tăng lên sau thời gian chuyển đổi, sự chuyển

đổi sang hệ thống lúa – tôm hay tôm quảng canh làm giảm đi sự đa dạng trong hệ thống canh tác, và có dấu hiệu của sự suy giảm về chất lƣợng môi trƣờng, tài nguyên nông nghiệp, và gia tăng rủi ro, dịch bệnh trên tôm/cá. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng Khung sinh kế bền vững cải thiện sự hiểu biết tốt hơn về thực trạng sản xuất và đời sống nông dân. Nếu nhƣ PRA phản ảnh những thông tin tựu trung ở mức độ cộng đồng, thì Khung sinh kế bền vững phân tích một cách lôgíc và chi tiết hơn ở mức nông hộ.

Năm 2009, Bùi Thị Minh Hà và CS đã nghiên cứu đề tài “Sử dụng Khung sinh kế bền vững để phân tích sinh kế của cộng đồng dân tộc xã Vân Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” đề tài đƣợc đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Đề tài sử dụng phƣơng pháp khung sinh kế bền vững là phƣớng pháp chính nhằm phân tích tổng quát sinh kế của cộng đồng ngƣời dân tại xã Vân Lăng. Kết quả của việc sử dụng khung sinh kế bền vững trong việc phân tích sinh kế của ngƣời dân ở đây đã chỉ ra rằng hầu hết các loại vốn của ngƣời dân xã Vân Lăng đều rất nghèo. Vốn tự nhiên, xét về tổng thể thì khá nhƣng vốn có thể sử dụng để cải thiện sinh kế thì lại nghèo. Vốn con ngƣời giàu về số lƣợng nhƣng chất lƣợng của loại vốn này rất kém thể hiện qua việc số lao động đƣợc đào tạo không có. Đặc biệt, vốn tài chính là một khó khăn rất lớn đối với ngƣời dân xã Vân Lăng, ngƣời dân hầu nhƣ không có vốn để đầu tƣ cho sản xuất. Vốn vay của ngân hàng thì phần lớn đầu tƣ cho cuộc sống hằng ngày. Để giải quyết vấn đề đói nghèo của ngƣời dân xã Vân Lăng trƣớc hết cần tập trung vào giải pháp tăng cƣờng đào tạo nghề cho nông dân, cùng với đó là cung cấp dịch vụ tài chính gắn liền với các chủ đề đã đƣợc đào tạo.

Năm 2013, Nguyễn Văn Kiển và Helen James nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng chống chịu lũ lụt của hộ gia đình, nghiên cứu điển hình tài Đồng bằng Sông Cửu Long” đề tài sử dụng phƣơng pháp đánh giá tính chống chịu chủ quan đƣợc kết quả là ba đặc điểm về khả năng chống chịu lũ lụt của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu: (1) sự tin tƣởng của các hộ gia đình vào bảo đảm lƣơng thực, thu nhập, sức khỏe, sơ tán trong lũ lụt và phục hồi sau lũ lụt, (2) niềm tin của các hộ gia đình vào việc đảm bảo an toàn nhà của họ không bị ảnh hƣởng bởi một trận lũ lụt lớn nhƣ trận lũ lụt năm 2000, (3) sở thích học tập và rèn luyên của các hộ gia đình, các phƣơng

đình trong mùa lũ. Các kết quả hỗ trợ thiết kế các biện pháp thích ứng để đối phó với lũ lụt trong tƣơng lai ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Năm 2020, Lê Quốc Vĩ và CS đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Áp dụng khung sinh kế bền vững để đánh giá sinh kế cho ngƣời dân nông thôn huyện Tân Phƣớc, tỉnh Tiền Giang” đề tài đƣợc đăng tại Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Trái đất và Môi trƣờng. Đề tài đã áp dụng phƣơng pháp khung sinh kế bền vững để đánh giá sinh kế ngƣời dân nông thôn huyện Tân Phƣớc, tỉnh Tiền Giang vốn là khu vực nhiễm phèn thuộc vùng Đồng Tháp Mƣời ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khung sinh kế bền vững đã phân tích các loại tài sản của ngƣời dân huyện Tân Phƣớc tỉnh Tiền Giang để đảm bảo sinh kế bao gồm 5 loại: vốn con ngƣời, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên và vốn xã hội. Kết quả cho thấy huyện Tân Phƣớc có nguồn vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn xã hội đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triền sinh kế của ngƣời dân, còn nguồn vốn con ngƣời và vốn tài chính là 2 nguồn vốn cần đƣợc cải thiện trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề này, trƣớc hết cần quy hoạch các vùng phát triển theo điều kiện tự nhiên, tiếp tục nâng cao kỹ năng, tay nghề của ngƣời dân, có chính sách hỗ trợ cụ thể cho các hoạt động sinh kế và tập trung nhiều vào nguồn vốn khác nhau để ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận, dần dần cải thiện thu nhập của ngƣời dân và cần có chiến lƣợc phát triển dân số tƣơng thích với điều kiện của huyện.

Nghiên cứu tính chống chịu của sinh kế đối với xâm nhập mặn hiện đang là một hƣớng nghiên cứu mới và cần thiết đối với các vùng ven biển hiện đang bị nhiễm mặn tại Việt Nam. Nhằm đƣa ra các biện pháp thích ứng của các loại hình sinh kế hiện tại đối với xâm nhập mặn.

C ƢƠNG 3: NỘI D NG À P ƢƠNG P ÁP NG IÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Xâm nhập mặn

a) Khái niệm

Theo Nguyễn Chu Hồi (2001), sự xâm nhập mặn của nƣớc biển sông đƣợc giải thích là do mùa khô, nƣớc sông cạn kiệt khiến nƣớc biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Hiện tƣợng tự nhiên này xảy ra hằng năm và do đó có thể dự báo trƣớc. Nhƣng bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu.

b) Nguyên nhân

Đề đánh giá về mức độ và nguyên nhân xâm nhập mặn cần phải nguyên cứu và tổng hợp rất nhiều yếu tố. Theo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bến Tre (2010), có các nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ảnh hƣởng trong các tháng mùa khô:

Hàng năm vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông chính trong tỉnh. Có 3 nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến mức độ xâm nhập mặn là dòng chảy kiệt sông Tiền (lƣợng nƣớc ngọt mùa khô) thuộc những năm ở mức thấp, sự xuất hiên của gió Chƣớng nhiều đợt trong mùa khô, mỗi đợt trên 5 ngày và thủy triều ở biển Đông ở mức cao. Sự tác động mạnh mẽ và đồng bộ của 3 nguyên nhân trên xâm nhập mặn trên các sông từ mức độ xâm nhập sâu đến rất sâu. Độ mặn 4 phần nghàn lấn sâu lên tới 60 km:

Trên sông cửa Đại nên đến Tân Thạnh – Phú Túc (Châu Thành). Trên sông Hàm Luông lên đến Tiên Thủy (Châu Thành).

Trên sông Cổ Chiên lên đến Nhuận Phú Tân, Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày). Độ mặn 1 phần nghàn gần nhƣ xâm nhập toàn tỉnh. Ngoài ra trung tuần tháng 7 đến tháng 8 có các đợt hạn (gọi là hạn Bà Chằn) xảy ra từ 7 – 15 ngày, có khi đến 20 ngày. Tuy nhiên xảy ra vào giữa mùa mƣa nên ít ảnh hƣởng đến sản xuất.

c) Thiệt hại

Xâm nhập mặn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt cũng nhƣ canh tác sản xuất của ngƣời dân.

Việc thiếu nƣớc ngọt vào mùa khô gây nhiều khó khăn và thiệt hại: - Ngƣời dân thiếu nƣớc ngọt trong các sinh hoạt hằng ngày.

- Các hoạt động nông nghiệp lệ thuộc vào nguồn nƣớc ngọt bị ảnh hƣởng, nhất là trong canh tác lúa. Độ mặn trong nƣớc cao gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trƣởng và phát sinh, làm giảm năng suất thậm chí gây chết lúa.

- Xâm nhập mặn làm tăng độ mặn trong đất và gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc ngầm.

Cụ thể theo UBND tỉnh Bến Tre, thiệt hại do xâm nhập mặn năm 2019-2020 gây ra là rất lớn, tác động trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ riêng lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản có 27.985 ha cây ăn quả, 1,2 triệu hoa kiểng các loại, 600 ha cây giống, 168 ha hoa màu, 3.097 ha nuôi thủy sản bị thiệt hại và ảnh hƣởng, ƣớc tổng giá trị thiệt hại khoảng 1.660 tỷ đồng.

Nƣớc mặn cũng tác động đến lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, đô thị, du lịch, cấp nƣớc sinh hoạt... Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến bị ảnh hƣởng nặng nề. Tác động “kép" của hạn mặn và dịch Covid-19 làm cho tăng trƣởng những tháng đầu năm của tỉnh Bến Tre bị âm. (Baotainguyenmoitruong, 2020)

3.1.2 Sinh kế

a) Khái niệm

Sinh kế (livelihood), là một khái niệm thƣờng đƣợc hiểu và sử dụng theo nhiều cách và ở những cấp độ khác nhau. Ngƣời đầu tiên sử dụng khái niệm này là Robert Champers với nghĩa nhƣ sau: “sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống” (Robert Chambers, 1983). Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam) khi triển khai các chƣơng trình hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng sinh kế là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyên của họ”. Trong khung phân tích sinh kế bền vững của DFID thì “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” (DFID, 1999).

Ở Việt Nam khái niệm sinh kế đƣợc giải thích trong Từ điển Tiếng Việt với nghĩa “sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”. Trong giới nghiên cứu khái niệm sinh kế mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần trên cơ sở tiếp thu những khái niệm của các tác giả nƣớc ngoài. Trên thực tế khái niệm “sinh kế” hay “hoạt động mƣu sinh”, “phƣơng cách kiếm sống”, “hoạt động kinh tế”, “tập quán mƣu sinh” đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu của mình khi nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các tộc ngƣời gắn với chuyên ngành dân tộc học kinh tế hay nhân học kinh tế.

b) Sinh kế bền vững

Một câu hỏi quan trọng đƣợc đặt ra trong nghiên cứu sinh kế là thế nào là một sinh kế bền vững, trong khi khái niệm sinh kế đang ngày càng trở nên quan trọng trong các nghiên cứu. Định nghĩa sinh kế bền vững đƣợc Hanstad diễn giải rằng: “Một sinh kế đƣợc coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” (Hanstad, Tim and Robin Nielsn and Jennifer Brown, 2004). Tác giả Koos Neefjes giải thích sinh kế bền vững : “Một sinh kế phải tùy thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mƣu sinh. Sinh kế của một ngƣời hay một gia đình là bền vững khi họ có thể đƣơng đầu và phục hồi trƣớc các căng thẳng và chấn động, và tổn thƣơng hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải mình và cả trong tƣơng lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trƣờng” (Koos Neefjes, 2000).

3.1.3 Tính chống chịu

a). Khả năng chống chịu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng chống chịu đƣợc Walker và Salt (2006) định nghĩa là khả năng của một hệ thống có thể chống chịu trƣớc những tác động bất lợi nhƣng vẫn giữ đƣợc chức năng cơ bản và cấu trúc của nó.

Có hai mục đích chính của khả năng chống chịu là:

- Xây dựng hệ thống cho phép ứng phó, chống đỡ với những tác động bất lợi. - Trƣớc những sự thay đổi của hệ thống, đề ra các biện pháp thay đổi để nuôi

Khái quát, khái niệm về khả năng chống chịu là một công cụ đầy hứa hẹn để chúng ta có thể thay đổi thích ứng theo hƣớng bền vững vì khả năng chống chịu cung cấp phƣơng pháp để phân tích làm thế nào để duy trì sự ổn định khi đối mặt với sự thay đổi bất lợi và sẵn sàng chấp nhận thay đổi theo hƣớng tốt hơn. (Berkes et al., 2003)

b). Khả năng chống chịu của các loại hình sinh kế

Định nghĩa khả năng chống chịu sinh kế là khả năng của tất cả mọi ngƣời qua các thế hệ để duy trì và cải thiện cơ hội sinh kế và hạnh phúc của họ bất chấp những xáo trộn về môi trƣờng, kinh tế, xã hội và chính trị. Tập trung vào khả năng phục hồi sinh kế đặt con ngƣời vào trung tâm phân tích và nhấn mạnh vai trò của khả năng hành động độc lập, quyền và khả năng chuẩn bị, và khả năng đối phó với những cú sốc (Tanner et al., 2015).

Khả năng chống chịu của các loại hình sinh kế tập trung vào việc giải quyết các câu hỏi về khả năng chống chịu của cái gì và khả năng chống chịu cho ai tập trung vào khả năng chống chịu của ngƣời dân đến chiến lƣợc sinh kế. Các phƣơng pháp giải quyết tính chống chịu sinh kế đƣợc áp dụng bởi các gia đình hoặc cá nhân trong thời gian căng thẳng. Những chiến lƣợc đối phó với sự thay đổi bất lợi có thể tự phát nhƣng thƣờng liên quan đến việc lập kế hoạch và chuẩn bị cho những tình huống nhất định. Chiến lƣợc đối phó là các phản ứng hoặc hoạt động cụ thể đƣợc áp dụng để điều chỉnh các điều kiện thay đổi trong thời gian ngắn hoặc dài. (Adger, 2003; Mosberg và Eriksen, 2015)

Khả năng chống chịu của sinh kế có nghĩa là một hộ gia đình sẽ có các chiến lƣợc và hoạt động sinh kế đƣợc chuẩn bị tốt hơn để đối phó và khắc phục các tác động của các thay đổi bất lợi và thích nghi với các điều kiện thay đổi đó. (Marschke and Berkes, 2006).

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc đƣa ra bao gồm: phƣơng pháp kế thừa và kham khảo tài liệu, phƣơng pháp khảo sát xã hội, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp khung sinh kế bền vững, phƣơng pháp tính

chống chịu chủ quan, phƣơng pháp phân tích đa biến. Các phƣơng pháp sẽ đƣợc trình bày tóm tắt nhƣ sau:

Hình 3. 1: Tổng hợp các phƣơng pháp thực hiện

3.2.1. Phương pháp kế thừa và kham khảo tài liệu

Khóa luận kế thừa các tài liệu, tƣ liệu, kết quả của các công trình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về khả năng chống chịu của các mô hình sinh kế.

Cơ sở dữ liệu sử dụng cho đề tài này bao gồm các chỉ tiêu:

Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực ven biển Tỉnh Bến Tre (Huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú).

Tình hình xâm nhập mặn, các mô hình sinh kế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nguồn tài liệu đƣợc thu thập tại các cơ quan chức năng bao gồm: UBND huyện Ba Tri, Huyện Bình Đại và Huyện Thạnh Phú, các phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…và các báo cáo “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và “Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh bến tre trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia”.

3.2.2 Phương pháp khảo sát xã hội

Phƣơng pháp này góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu tình hình sản xuất của các hộ gia đình, các loại hình sinh kế khác nhau giúp nắm bắt đƣợc sự thay đổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chống chịu với xâm nhập mặn của các loại hình sinh kế khu vực ven biển tỉnh bến tre (Trang 26)