b) Phương pháp phân tích thành phần chính PCA (Principal Component
4.2.3. Tính chống chịu thay đổi
Tính chống chịu – thay đổi đƣợc đánh giá gián tiếp qua cảm nhận của nông hộ qua khả năng thay đổi các giống cây trồng, vật nuôi hiện hữu hoặc thay đổi mô hình sinh kế hiện hữu để phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn kéo dài.
Tính chống chịu – thay đổi của các mô hình sinh kế gồm hai phƣơng diện chính là: khả năng thay đổi để có thể thích nghi với hạn mặn của các mô hình và khả năng học cách thay đổi để thích nghi với hạn mặn.
Bảng 4. 10. Khả năng thay đổi để thích nghi với hạn mặn của các mô hình
Phân loại
Trồng dừa Trồng lúa Tôm công nghiệp Tôm lúa
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Thay đổi dễ dàng 14 0 34 18 Thay đổi đƣợc nhƣng tốn kém 40 39 27 38 Không biết 8 4 10 11 Hoàn toàn không 38 56 29 32 Tổng 100 100 100 100
Qua khảo sát, các nông hộ nhận định việc thay đổi để thích nghi với hạn mặn một cách dễ dàng là khá khó khăn, vì vậy tỷ lệ của các nông hộ cho rằng có thể thay đổi dễ dàng là: 14% nông hộ mô hình trồng dừa, 0% nông hộ mô hình trồng lúa, 34% nông hộ mô hình nuôi tôm công nghiệp và 18% nông hộmô hình nuôi trồng tôm lúa là. Tuy nhiên khả năng thay đổi đƣợc nhƣng tốn kém chi phí về vốn cây trồng vật nuôi thì tỷ lệ có thể thay đổi chiếm khả năng cao, với tỷ lệ của các nông hộ của mô hình sinh kế nhƣ sau: 40% nông hộ mô hình trồng dừa, 39% nông hộ mô hình trồng lúa, 27% nông hộ mô hình tôm công nghiệp và 38% nông hộ mô hình nuôi trồng tôm lúa.
Do đặc trƣng của giống lúa là cây thân cỏ, sinh trƣởng khu vực đất ngập nƣớc, khi bị ảnh hƣởng bởi xâm nhập mặn giống cây trồng này khó thay đổi để thích nghi với môi trƣờng. Nên số hộ nông dân nhận thấy việc không thể thay đổi giống lúa để thích nghi với hạn mặn lên đến 56%.
Bảng 4. 11. Khả năng học cách thích nghi với hạn mặn của các mô hình
Phân loại
Trồng dừa Trồng lúa Tôm công nghiệp Tôm lúa
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Có 44 28 59 77 Không biết 16 22 24 8 Hoàn toàn không 40 50 17 15 Tổng 100 100 100 100
Qua khảo sát, các nông hộ cho rằng khả năng học các thích nghi đối với xâm nhập mặn của các mô hình sinh kế tại khu vực nghiên cứu tỷ lệ khá cao. Với tỷ lệ của các nông hộ của các mô hình sinh kế tƣơng đƣơng nhƣ sau: 44% nông hộ mô hình trồng dừa, 28% nông hộ mô hình trồng lúa, 59% nông hộ mô hình nuôi tôm công nghiệp và 77% nông hộ mô hình nuôi trồng tôm lúa.
Nhìn chung các nông hộ của các mô hình sinh kế đều cho rằng có khả năng học cách thích nghi trừ mô hình trồng lúa. Mô hình trồng dừa có 44% nông hộ, Mô hình tôm công nghiệp có 59% và mô hình tôm lúa có 77% nông hộ cho rằng họ có thể học cách thích nghi với hạn mặn. Bên cạnh đó, mô hình trồng lúa là mô hình cho rằng khả năng học cách thích nghi họ không có khả năng cao nhất với 50% nông hộ trồng lúa trả lời hoàn toàn không thể học cách thích nghi.