Phƣơng pháp này góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu tình hình sản xuất của các hộ gia đình, các loại hình sinh kế khác nhau giúp nắm bắt đƣợc sự thay đổi của các mô hình sinh kế trong quá trình xâm nhập mặn cũng nhƣ nắm đƣợc lý do các hộ gia đình không thay đổi loại hình sinh kế để thích nghi với hạn mặn.
Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình có các loại hình sinh kế bị ảnh hƣởng bởi hạn mặn nhƣ lúa, tôm lúa, tôm công nghiệp và dừa.
Kích thước mẫu: Đề tài hƣớng đến phỏng vấn các mô hình sinh kế. Thực tế đề tài đã tiến hành khảo sát 174 nông hộ của 4 mô hình sinh kế.
Hình thức khảo sát: dựa trên phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện (convenient sampling): Khảo sát bằng phiếu điều tra có các câu hỏi liên quan đến các loại hình sinh kế. Cấu trúc của bảng hỏi bao gồm 3 phần.
Phần 1: Thông tin cơ bản của nông hộ gồm họ và tên chủ hộ, họ tên ngƣời đƣợc phỏng vấn, quan hệ với chủ hộ, dân tộc, địa chỉ, ngày phỏng vấn,…
Phần 2: Thông tin vốn sinh kế gồm nguồn nhân lực, học vấn, năng lực tiếp cận thông tin, các nguồn vốn xã hội, các nguồn vốn chính thức và phi chính thức, điều kiện đất đai,
Phần 3: Thông tin tính chống chịu gồm ảnh hƣởng của xâm nhập mặn của hạn mặn lịch sử (năm 2016), khả năng thay đổi trong chiến lƣợc sinh kế, khả năng duy trì, mở rộng và cải thiện mô hình sinh kế.
Mô tả kết quả khảo sát:
Thông qua phƣơng pháp điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động sinh kế nông hộ, nguồn vốn sinh kế, tính chống chịu với xâm nhập mặn, những hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn.
Địa điểm khảo sát là 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre (Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại). Ba huyện này đƣợc chọn dựa trên tình hình xâm nhập mặn hiện tại. Ngoài ra ba huyện này điều tiếp giáp ven biển vì vậy đây là ba huyện chịu ảnh hƣởng nhiều nhất từ xâm nhập mặn từ đó tiến hành phỏng vấn các nông hộ trong khu vực này.
Nguyên tắc chọn hộ điều tra tuân thủ và tôn trọng tính chính xác và đại diện của mẫu đƣợc chọn quan sát có điều kiện (các hộ đƣợc chọn phải sống trong khu vực
chịu ảnh hƣởng của xâm nhập mặn và bao gồm các hộ có mô hình sinh kế đặc trƣng tại khu vực). Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Nông hộ đƣợc chọn khảo sát dƣới sự hỗ trợ của cán bộ địa phƣơng. Kích thƣớc mẫu trung bình mỗi mô hình ở mỗi xã là 30 mẫu. Theo thực tế, tổng số mẫu điều tra nông dân là 174 mẫu.
Bảng 3. 1. Tỷ lệ nông hộ đƣợc khảo sát của các mô hình sinh kế
Huyện Mô hình Trồng dừa Trồng lúa Tôm
công nghiệp Tôm lúa
Huyện Thạnh Phú Xã Thới Thạnh 22 -- -- -- Xã Tân Phong 28 -- -- -- Xã An Nhơn -- -- 13 36 Huyện Ba
Tri Xã Tân Xuân -- 18 -- --
Huyện Bình Đại Xã Định Trung -- -- 28 Xã Thạnh Phƣớc -- -- -- 29 Tổng Số lƣợng 50 18 41 65 Tỷ lệ 29 10 24 37
Trong đó bao gồm 4 mô hình sinh kế chính là: trồng dừa, trồng lúa, nuôi tôm công nghiệp và tôm lúa. Trong các hộ nông dân đƣợc phỏng vấn mô hình trồng dừa chiếm 29% nông hộ, mô hình trồng lúa chiếm 10%, mô hình nuôi tôm công nghiệp chiếm 24% và mô hình tôm lúa chiếm 37%.