Tính chống chịu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chống chịu với xâm nhập mặn của các loại hình sinh kế khu vực ven biển tỉnh bến tre (Trang 54 - 56)

b) Phương pháp phân tích thành phần chính PCA (Principal Component

4.2.1.Tính chống chịu

Tính chống chịu của các mô hình sinh kế đƣợc đánh giá dựa trên sự cảm nhận của nông dân trong các mô hình về cơ chế tự bảo vệ của các giống cây trồng, vật nuôi trƣớc sự biến đổi bất lợi từ thời tiết cụ thể ở đây là xâm nhập mặn. Sức đề kháng của các mô hình sinh kế thƣờng đƣợc xem xét qua hai phƣơng diện chính là mức độ ảnh hƣởng của xâm nhập mặn trong giai đoạn nghiên cứu và khả năng tiếp tục canh tác mô hình sinh kế của các nông hộ.

Bảng 4. 6. Ảnh hƣởng xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu giai đoạn xâm nhập mặn lịch sử năm 2016.

Phân loại

Trồng dừa Trồng lúa Tôm công nghiệp Tôm lúa

Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Không ảnh hƣởng 12 0 34 14 Ảnh hƣởng nhƣng không nhiều 28 5 32 25 Không biết 0 0 17 2 Nghiêm trọng 60 95 17 60 Tổng 100 100 100 100

Qua khảo sát nhận thấy mức độ ảnh hƣởng của xâm nhập mặn đến các mô hình sinh kế tại khu vực nghiên cứu khá nghiêm trọng. Với 60% nông hộ của hai mô hình trồng dừa và mô hình sinh kế nuôi trồng tôm lúa cho rằng họ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn. Nhƣ vậy 2 mô hình này mức đề kháng đối với xâm nhập mặn ở mức trung bình. Tuy nhiên đối với mô hình trồng lúa 95% các nông hộ trong mô hình này nhận thấy xậm nhập mặn ảnh hƣởng nghiệm trọng đến vụ mùa của họ. Đây là mô hình có sức đề kháng đối với xâm nhập mặn yếu nhất trong tất cả các mô hình sinh kế đƣợc khảo sát. Ngoài ra, mô hình nuôi tôm công nghiệp chỉ có 17% nông

hộ. Tỷ lệ nông hộ canh tác tôm công nghiệp cho rằng hạn mặn 2015-2015 sẽ gây ảnh hƣởng nghiệm trọng đến mùa màng là thấp nhất trong bốn mô hình.

Nhìn chung, mô hình trồng lúa có tính chống chịu thấp nhất xét về khía cạnh tác động của hạn mặn lịch sử, do lúa là giống cây trồng không có tính đề kháng hạn mặn, ngƣợc lại mô hình nuôi tôm công nghiệp có tính chống chịu tốt nhất về mặt đề kháng do tôm công nghiệp vốn đã thích nghi tốt với điều kiện nƣớc mặn. Đối với mô hình tôm lúa cũng bị 60% nông hộ cho rằng ảnh hƣởng nghiêm trọng vì các lý do lúa thì bị ảnh hƣởng bởi xâm nhập mặn và không có sức đề kháng, còn tôm trong mô hình này là tôm đƣợc nuôi theo kiểu tự nhiên, ít có kiểm soát chăm sóc thuốc đầy đủ nhƣ tôm công nghiệp vì vậy tôm tự nhiên của mô hình này dể bị ảnh hƣởng cũng nhƣ bị sốc mặn khi bị xâm nhập mặn vào khu vực.

Bảng 4. 7. Khả năng tiếp tục canh tác của các mô hình sinh kế

Phân loại

Trồng dừa Trồng lúa Tôm công nghiệp Tôm lúa

Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Đƣợc 42 28 46 40 Đƣợc nhƣng phải có hỗ trợ 52 72 44 52 Không biết 2 0 7 3 Hoàn toàn không 4 0 2 5 Tổng 100 100 100 100

Qua bảng 3.7 thấy khả năng tiếp tục canh tác của các mô hình rất cao, tỷ lệ có thể tiếp tục canh tác của các mô hình nhƣ sau: Có 42% nông hộ mô hình trồng dừa có khả năng tiếp tiếp canh tác, 28% nông hộ mô hình trồng lúa, 46% nông hộ mô hình nuôi tôm công nghiệp và 40% nông hộ mô hình nuôi trồng tôm lúa. Nhìn chung, các mô hình sinh kế tại khu vực nghiên cứu vẫn có thể tiếp tục canh tác sau hạn xâm nhập mặn nhƣng đa số các nông hộ cần nguồn hỗ trợ từ các cơ quan có có chức năng giúp đỡ. Tỷ lệ các mô hình tiếp tục có thể canh tác nhƣng phải có hỗ trợ là: 52% nông hộ

công nghiệp và 52% nông hộ mô hình nuôi trồng tôm lúa .Nhận thấy, các mô hình sinh kế cần hỗ trợ về nguồn giống mới có thể chống chịu xâm nhập mặn, các biện pháp khắc phục hạn mặn….. thì nông hộ có thể phát triển mô hình chống chịu hạn xâm nhập mặn.

Tuy nhiên vẫn có một số ít nông hộ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng của hạn xâm nhập mặn mà không thể tiếp tục canh tác. Tƣơng đƣơng mô hình trồng dừa 2 nông hộ, mô hình tôm công nghiệp 1 nông hộ, mô hình tôm lúa 3 nông hộ trong tổng các nông hộ đƣợc khảo sát không thể tiếp tục canh tác mô hình sinh kế của gia đình sau hạn xâm nhập mặn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chống chịu với xâm nhập mặn của các loại hình sinh kế khu vực ven biển tỉnh bến tre (Trang 54 - 56)