Đánh giá tính phù hợp về mặt môi trường đối với phương án quy hoạch phát triển của dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện, tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan trung tâm lễ hội khu di tích lịch sử đền hùng” tại khu di tích lịch sử đền hùng, xã hy cương, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 89 - 90)

- ( ): Chưa có quy định

3.1.1.1.Đánh giá tính phù hợp về mặt môi trường đối với phương án quy hoạch phát triển của dự án.

d. Về Quốc phòng An ninh và trật tự an toàn xã hội:

3.1.1.1.Đánh giá tính phù hợp về mặt môi trường đối với phương án quy hoạch phát triển của dự án.

quy hoạch phát triển của dự án.

* Sự phù hợp của dự án với quy hoạch chung của Khu DTLS Đền Hùng: Dự án nằm trong Quy hoạch phát triển Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30/03/2004 và phù hợp với quy hoạch chi tiết khu Trung tâm lễ hội Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tỉ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 18/4/2008. Dự án Hoàn thiện, tu bổ tôn tạo hạ tầng cảnh quan trung tâm lễ hội Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc nhóm dự án Trung tâm lễ hội, trong giai đọan này chủ dự án sẽ triển khai các hạng mục công

trình như: đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực từ nhà đón tiếp đến QL32C, khu vực từ nhà làm việc đến QL32C, khu vực từ nhà làm việc đến tỉnh lộ 325, khu vực từ nhà đón tiếp đến tỉnh lộ 325, khu vực từ Bãi đỗ xe Trung tâm lễ hội đến

khu Gò Đốt, tôn tạo cảnh quan đồi Công Quán và làm mới tuyến đường số 5 nhằm kết nối hạ tầng cảnh quan với khu vực đã thực hiện trong giai đoạn 2 tạo dựng thành Khu Trung tâm lễ hội hoàn chỉnh nhằm tôn thêm vẻ đẹp tổng thể,

trang nghiêm của Khu di tích.

* Sự phù hợp của dự án với quy hoạch sử dụng đất:

- Đối với khu vực Đồi Công Quán và Bào tàng Hùng Vương: chủ dự án chỉ tiến hành tu bổ, tôn tạo, xây mới một số hạng mục công trình trên tổng diện tích đã có sẵn là 49.575 m2 do vậy tại khu vực này không phải tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Đối với các khu đất khác như: Hiện trạng các khu vực từ nhà làm việc, nhà đón tiếp đến QL 32C và tỉnh lộ 325; khu vực đồi Phân Bùng, khu vực từ bãi đỗ xe đến khu vực Gò Đốt trước khi san nền chủ yếu là đất trồng lúa, phần còn lại là đất canh tác hoa màu và một phần ít đất thổ cư của nhân dân nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng dễ dàng hơn và chi phí đền bù không cao.

Chủ dự án: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng 90 Việc tổ chức thi công xây dựng trong khu vực dự án cần chú trọng việc bảo tồn kết hợp với cải tạo hệ sinh thái tự nhiên hiện có, yếu tố cây xanh và công trình hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch hài hòa, hợp lý gần gũi với cảnh quan thiên nhiên hiện có của Khu di tích.

* Những khó khăn khi thực hiện dự án:

- Việc thực hiện dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất gồm có 13.379

m2đất ở, 37.868 m2đất vườn và 2.750 m2đất lúa.

- Số hộ dân cần di dời khá lớn khoảng 60hộ dân, trong đó từ khu vực nhà làm việc đến tỉnh lộ 325 là 43 hộ, khu vực Gò Đốt 17 hộ. Riêng đối với 57 hộ dân trong khu vực đồi Phân Bùng được dự án giữ nguyên không tiến hành di rời ra khỏi khu vực.

- Nhiều hộ dân sống chủ yếu bằng nghề nông bị mất một phần đất canh tác nông nghiệp.

- Các vị trí thực hiện dự án đều nằm trong khu vực Trung tâm lễ hội do

đó sẽ tác động ảnh hưởng tới cảnh quan và giao thông nội bộ khu dân cư và khu

di tích trong quá trình thi công xây dựng dự án.

Tuy việc thực hiện dự án có tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân và diện tích đất mưu sinh của họ nhưng việc đầu tư dự án vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân địa phương vừa bảo tồn và phát triển khu di tích lịch sử quốc gia, truyền thống của địa phương. Mặt khác việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với khả năng khai thác tiềm năng du lịch và quy hoạch

chung của địa phương nên không tác động nhiều tới cảnh quan khu vực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện, tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan trung tâm lễ hội khu di tích lịch sử đền hùng” tại khu di tích lịch sử đền hùng, xã hy cương, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 89 - 90)