Mương dẫn nước và môi trường đất
Chủ dự án: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng 95
sinh hoạt của công nhân. xung quanh dự án - Tác động mang tính chất tạm thời
* Bụi từ quá trình tháo dỡ công trình:
Trong quá trình tháo dỡ các hạng mục công trình, bụi sẽ phát sinh từ công đoạn đập tường, bốc dỡ, vận chuyển phế thải xây dựng đem đổ thải… Lượng chất thải này nếu không được thu gom sẽ gây mất cảnh quan môi trường, cản trở đi lại trong khu vực dự án khi tiến hành thi công san nền dự án. Tính toán
theo hệ số phát thải của tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1993 như sau:
Bảng 3.2. Tải lƣợng bụi phát sinh trong quá trình tháo dỡ và vận chuyển phế liệu ra khỏi khu vực dự án.
T
T Nguyên nhân gây ô nhiễm Hệ số phát
thải (g/m3) Khối
lƣợng (m3) Bụi phát sinh
(kg)
1 Bụi sinh ra do quá trình tháo dỡ,
bị gió cuốn lên 1-10 100.014 100,014 - 1000,14
2 Xe vận chuyển phế liệu làm rơi
vãi trên mặt đường phát sinh bụi 0,1-1 100.014 10,0 - 100,014 3 Bụi sinh ra từ hoạt động đổ, tập
kết phế liệu 0,1-1 100.014 10,0 - 100,014
Tổng cộng 120,014 – 1200.168 kg
Vậy theo tính toán khối lượng tháo dỡ và cải tạo các hạng mục công trình đã xuống cấp phát sinh lượng bụi là 120,014 – 1200,168 kg.
Quá trình tháo dỡ với khối lượng lớn được dự kiến tiến hành trong 03 tháng ngày nên tải lượng bụi phát sinh vào khoảng 1,33kg – 13,33kg/ngày.Với tổng diện tích khu vực thi công là 391.100m2, tính chiều cao phát tán là 8m, tổng thể tích khu vực thi công là 3.128.800 m3, do đó nồng độ bụi phát tán trong khu vực thi công giai đoạn này sẽ được tính theo công thức:
VTP TP C
Trong đó: C: Nồng độ bụi phát tán (mg/m3
);
TP: Tải lượng bụi phát sinh (mg); V: Thể tích khu vực thi công (m3
).
→ Nồng độ bụi phát tán trong khu vực thi công phá dỡ là 0,42 – 4,2 mg/m3 (Vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT nhiều lần).
* Khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển phế liệu, cây keo, bạch đàn, thực bìvà thiết bị thi công phá dỡ:
Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển phế thải xây dựng, thiết bị tháo dỡ do sử dụng các loại nhiên liệu đốt như xăng, dầu.... Với khối lượng
Chủ dự án: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng 96
cần tháo dỡ là 180.025,2 tấn (trọng lượng riêng trung bình của vật liệu là 1,8
kg/m3), khối lượng chất thải rắn thực bì cần vận chuyển là 22.709 tấn, sử dụng xe tải có trọng tải 10 tấn thì số chuyến xe vận chuyển là 20.273 chuyến, thời
gian tháo dỡ là 90 ngày, mỗi ngày vận chuyển 93 chuyến, với quãng đường vận chuyển dự kiến khoảng 8km.
Các loại khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị như SO2, CO, NO2, VOC... Trong quá trình phá dỡ, Chủ dự án cùng với nhà thầu thi công sẽ có các biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải gây ra.
Đối với các hộ dân trong diện di dời nhà ở trong khu vực thực hiện dự án sẽ được thực hiện phá dỡ đồng thời với quá trình san lấp tạo mặt bằng và thi công nên các tác động cụ thể của hoạt động phá dỡ được tính toán cùng với các tác động của giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công dự án.
* Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động đào đắp, nạo vét, san nền trên mặt bằng công trình:
Nguồn gây tác động trong quá trình san lấp mặt bằng khu vực dự án chủ yếu do hoạt động nạo vét bùn từ các ruộng lúa, các ao sinh thái cũ; hoạt động chuyên chở đất về san lấp mặt bằng mới và hoạt động san ủi của máy móc để tạo mặt bằng xây dựng dự án. Trong quá trình vận chuyển đất và các vật liệu san lấp các phương tiện vận chuyển phát sinh ra lượng bụi là rất lớn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận nếu không có các biện pháp giảm thiểu phù hợp đặc biệt là vào mùa khô. Mặt khác, do các phương tiện vận tải có công suất lớn dùng dầu diezel nên phát thải một lượng đáng kể khí thải, tiếng ồn và bụi. Tác động này có thể ảnh hưởng đến người dân tham gia giao thông trên đường, làm giảm tầm nhìn từ đó có thể gây tai nạn, sức khoẻ người dân và mỹ quan khu vực (cát, bụi rơi xuống đường). Ngoài ra, các phương tiện tham gia vào quá trình
san lấp là máy ủi, máy xúc cũng làm phát sinh tiếng ồn, cặn dầu mỡ, bụi, khí thải. Nếu gặp trời mưa, lượng nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo một lượng đáng kể đất cát san lấp sang các khu vực lân cận, dầu mỡ bôi trơn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực lân cận dự án.
1. Ô nhiễm bụi do hoạt động đào đắp, san gạt:
Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số trung bình phát tán bụi đối với hoạt động trong giai đoạn san lấp mặt bằng được ước tính ở bảng sau:
Bảng 3.3. Hệ số phát thải ô nhiễm trong hoạt động chuẩn bị mặt bằng và xây dựng Nguyên nhân gây ô nhiễm Ƣớc tính hệ số phát thải
Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên (bụi cát)
Chủ dự án: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng 97
Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, đá, cát...), máy móc, thiết bị.
0,1 – 1 g/m3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường
phát sinh bụi.
0,1 – 1 g/m3
(Đơn vị: Khối lượng bụi/ khối lượng đất đá vận chuyển – Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1986)
Căn cứ dự toán khối lượng đào đắp theo bản vẽ mặt bằng san nền và thuyết minh thiết kế cơ sở dự án, trong giai đoạn san lấp tạo mặt bằng, cần phải nạo vét bóc bỏ lớp bùn và lớp đất hữu cơ cho các khu vực từ nhà làm việc, nhà đón tiếp đến Q 32C, tỉnh lộ 325, khu vực đồi Phân Bùng, khu gò Đốt dự tính được tổng khối lượng bùn và đất hữu cơ nạo vét là 24.979,9m3, khối lượng đắp nền là 228.598,76 m3. Vậy tổng khối lượng bùn nạo vét và san gạt là
253.578,66m3, sử dụng hệ số phát thải ở Bảng 3.3, ước tính tổng lượng bụi phát sinh do quá trình đào đắp đất san gạt mặt bằng trong khu vực dự án khoảng
253,578 kg – 25.357,866kg. Dự kiến thời gian thực hiện san ủi và đào đắp đất cho toàn bộ các khu vực của dự án là 10 tháng nên tải lượng bụi phát sinh là 0,97 kg – 97,53 kg/ngày. Với tổng diện tích khu vực thực hiện san nền là
391.100 m2, tính chiều cao phát tán là 8 m, tổng thể tích khu vực thi công là
3.128.800 m3, do đó nồng độ bụi phát tán trong khu vực dự án này sẽ được tính theo công thức: V TP C Trong đó: C: là nồng độ bụi phát tán (mg/m3 )
TP: là tải lượng bụi phát sinh (mg) V: là thể tích khu vực thi công (m3
)
Vậy nồng độ bụi phát tán tại khu vực thi công trong 1 ngày dao động trong khoảng từ 0,31- 31,17mg/m3(vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT nhiều lần).
Như vậy, trong quá trình nạo vét và san nền chủ dự án cần có biện pháp tổ chức thi công khoa học, hợp lý và áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi trong suốt quá trình thi công xây dựng nhằm giảm tới mức thấp nhất tác động của bụi tới người lao động, hoạt động tham gia giao thông trên tuyến đường gần khu vực dự án, tuyến đường khu dân cư xung quanh cũng như môi trường không khí khuôn viên Khu Di tích và khu vực xung quanh dự án.
* Ô nhiễm không khí do bụi cuốn lên mặt đất tại khu vực công trường: Dự án sử dụng vật liệu san nền là đất được mua tại mỏ đất tại phường
Vân Phú (dự kiến mua của Công ty TNHH Vương Gia Hoàng đã được UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý cấp phép) cách khu vực dự án trung bình 5 km. Trong
Chủ dự án: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng 98
những ngày khô hanh, hoạt động của các phương tiện san lấp mặt bằng và nguyên vật liệu xây dựng qua lại trên đường nội thị và các tuyến đường trong khu vực thường phát sinh bụi đất từ mặt đường làm tăng đáng kể hàm lượng bụi
trong không khí xung quanh.
Theo tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường của Ngân hàng thế giới (Environment assessment sourcebook, volume II, sectoral guidelines, environment, World bank, Washington D.C 8/1991) mức độ khuếch tán bụi từ hoạt động san lấp mặt bằng căn cứ trên hệ số ô nhiễm:
E = k(0,0016) x (U/2,2)1,4 / (M/2)1,3(kg/tấn).
Trong đó:
E: là hệ số phát tán bụi cho 1 tấn vật liệu.
k: là hệ số không thứnguyên cho kích thước bụi.
(k = 0,35giá trị trung bình của cấu trúc hạt)
U: là tốc độ trung bình của gió (lấy U = 2,9 m/s)