II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
2. Triển khai thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
2.2 Nội dung tập huấn hướng dẫn triển khai thí điểm mô hình tại xã Thụy
của Hội thảo gồm đại diện các Viện nghiên cứu; các Bộ Ngành; các sở ban ngành thành phố Hà Nội; Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương, Văn phòng điều phối nông thôn mới các tỉnh, đại diện UBND các tỉnh; hội phụ nữ các tỉnh; hội nông dân, đoàn thanh niên, Công ty thu gom, xử lý chất thải… Nội dung tập trung thảo luận một số mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn tại nguồn tại một số địa phương vùng nông thôn Việt Nam; đánh giá quá trình triển khai thí điểm, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường, xã hội của việc thực hiện thí điểm; đánh giá về nhận thức và mức độ quan tâm của người dân về công tác bảo vệ môi trường sau thực hiện thí điểm; đánh giá mức độ quan tâm của chính quyền địa phương về công tác bảo vệ môi trường sau thực hiện thí điểm; dự báo dân số và lượng phát sinh chất tahỉ rắn vùng nông thôn Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình; trao đổi, thảo luận, giải đáp các thắc mắc về giải pháp; tham vấn ý kiến để nhân rộng quy trình thí điểm.
2.2 Nội dung tập huấn hướng dẫn triển khai thí điểm mô hình tại xã Thụy Chính Chính
2.2.1 Hướng dẫn phân loại và thu gom rác thải tại nguồn a) Phương pháp phân loại rác thải sinh hoạt
29
Nhóm nghiên cứu tiến hành tập huấn, hướng dẫn cho 500 hộ dân về sự cần thiết phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình trước khi rác được mang đi xử lý. Để phân loại rác thải sinh hoạt đúng và đạt hiệu quả mỗi thành viên trong các hộ dân cần biết cách nhận biết và phân loại rác thải thành các nhóm như sau:
Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy: Là các loại rác dễ bị thối rữa trong
điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối.
Nhóm chất thải có khả năng tái chế: Các loại rác có thể sử dụng lại
30
Đối với rác tái chế, người dân có thể bán cho các cá nhân, tổ chức thu gom hoặc lực lượng thu gom tại nguồn.
Nhóm chất thải vô cơ: Các loại rác thải không thể sử dụng được cũng
như không thể tái chế.
Nhóm chất thải nguy hại: Các sản phẩm chứa chất nguy hại thường thấy
từ các hộ gia đình gồm:
Sơn các loại: sừ dụng trong trang trí nội thất, xây dựng.
Pin, acquy (ví dụ như pin điện di động, ô tô, điện thoại di động hoặc pin gia dụng thông thường).
Các loại dầu mỡ đã qua sử dụng (ví dụ từ ô tô, xe máy, máy cắt cỏ…).
Hóa chất làm sạch và đánh bóng, các loại nước tẩy rửa.
Nhiệt kế, ống huỳnh quang, đèn compact.
31
Chất tẩy rửa nhà bếp và phòng tắm, các loại bình xịt, bình đựng hóa chất
Sơn móng tay
Dung môi và keo
Bình dập lửa
Các loại linh kiện điện tử
(*) Riêng đối với chất thải nguy hại từ hoạt động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thực hiện phân loại, lưu chứa, chuyển giao theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Lưu ý: Các loại rác thải có kích thước lớn (chất thải từ phá hủy công trình xây dựng (xà bần), cánh cửa, tủ, bàn, ghế, đệm,…) không để lẫn vào “rác” thải sinh hoạt hàng ngày.
Sơ đồ cách phân loại rác tại nhà
32
Thu gom rác vô cơ: có thể phân loại thành 2 loại là rác tái chế và rác không tái chế (rác khô).
Thu gom rác tái chế: Rác tái chế bao gồm kim loại, giấy, cao su, nhựa, đồ điện phần lớn đã được những người đồng nát thu nhặt, phần còn lẫn trong rác vô cơ người thu gom đựng riêng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.
Thu gom rác khô: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong thùng rác màu vàng, sau đó định kỳ chuyển ra địa điểm tập kết rồi người thu gom vận chuyển tới bãi xử lý rác thải của xã.
Thu gom rác hữu cơ (rác ướt): Rác ướt bao gồm thức ăn thừa, rau, hoa quả, bã chè, vỏ tôm cua, vỏ ốc... dễ thối rữa nên phải thu gom hàng ngày.
Mỗi gia đình được trang bị 02 thùng rác hữu cơ có khả năng tái chế (màu xanh) và vô cơ không có khả năng tái chế (màu vàng).
THÙNG ĐỰNG RÁC
33
2.2.2 Hướng dẫn các hộ dân xử lý rác thải tại hộ gia đình và tại các khu vực công cộng, tổ đội thu gom
a) Xử lý rác vô cơ không táichế
Để xử lý rác vô cơ không tái chế, các gia đình cần:
+ Tự tổ chức thu gom phần rác của gia đình mình và vận chuyển ra bãi chứa rác tạm (hoặc nơi chờ xe rác đến lấy).
+ KHÔNG đốt rác ngay tại hộ gia đình.
+ KHÔNG đổ rác bừa bãi ven đường làng, bờ kênh, ao hồ…
Lưu ý: Trong chất thải rắn vô cơ, có một số thành phần được gọi là chất
thải nguy hại dễ nổ (bình gas, bật lửa,…), dễ cháy (vật dính xăng dầu, bình ắc quy…), ăn mòn (các chất có tính axit hoặc kiềm mạnh), gây nhiễm trùng (chất thải người bệnh, bơm kim tiêm,…), chứa chất độc hại (vỏ thuốc bảo vệ thực vật, pin…)…..
Các chất thải nguy hại này được thu gom sau đó bỏ vào 1 thùng màu vàng có dán nhãn đựng chất thải nguy hại riêng tại bãi rác của xã.
b) Xử lý rác hữu cơ bằng hố chôn rác thải di động
Hố rác di động là một trong những mô hình xử lí rác thải hữu cơ là mô hình dễ ứng dụng, linh hoạt, ít chi phí mà không kém phần hiệu quả. Được gọi là hố rác di động vì hố này có thể tích nhỏ, khi hố đầy có thể lấy phân hữu cơ ở trong hố để sử dụng trong nông nghiệp hoặc chuyển sang hố khác sử dụng và hố được chính người dân xây dựng và duy trì hoạt động. Hố rác di động là một trong những giải pháp xử lí rác hữu cơ đơn giản và hiệu quả.
Ưu điểm – lợi ích
Ưu điểm
34
- Giải quyết tại chỗ rác thải sinh hoạt hữu cơ của các hộ gia đình và không gây ô nhiễm môi trường.
- Không tốn diện tích của các hộ gia đình.
- Mùn tạo ra từ rác thải hữu cơ có thể sử dụng cho việc cải tạo đất, trồng cây trong nhà.
Lợi ích trực tiếp
- Giảm thiểu ô nhiễm không khí (mùi rác phân hủy).
- Hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các bệnh truyền nhiễm (rác hữu cơ thường là nguồn thức ăn của ruồi, muỗi, nhặng…).
- Giảm tải cho hố rác tập trung tại xã, lấy lại cảnh quan sạch đẹp nơi hộ gia đình đang sinh sống.
Lợi ích gián tiếp
Khi hố đầy, sau khoảng 20 – 25 ngày người dân có thể sử dụng trực tiếp làm hố trồng cây hoặc dùng rác đã phân hủy làm phân bón cho cây trồng.
+ Những điểm cần lưu ý khi thực hiện hố rác di động tại gia đình: Tránh nước xâm nhập vào trong hố rác (nước mưa…); tránh đào hố gần mạch nước ngầm; chỉ cần hố đủ rộng và không quá sâu; tuy lượng khí sinh ra trong quá trình ủ rác là không nhiều nhưng khi mở nắp hố cần tránh đứng trực diện với miệng hố và nên mang khẩu trang.
c) Cách thực hiện
* Cách đào hố
- Vị trí đặt hố: Trong vườn, môi trường đất, không quá khô hay quá ẩm ướt, cách xa nơi ở trên 3m, lối vào thuận tiện.
- Chiều sâu: 0,7 –1m (không nên đào quá sâu chạm vào mạch nước ngầm).
35
- Kích thước miệng hố: 0,7 x 0,7m.
- Nắp: Kích thước 0,7 x 0,7m, chất liệu thường bằng kim loại hoặc gỗ (tùy điều kiện từng hộ gia đình có thể chọn cách vật liệu khác nhau nhưng cần đảm bảo tính an toàn, kín để tránh cho vật thể lạ lọt vào cũng như mùi từ trong hố thoát ra).
Nắp hố Lớp đất
0,7 m
Sơ đồ hố chôn rác thải di động
* Cách pha chế phẩm vi sinh
Chế phẩm vi sinh có tác dụng kích hoạt phân hủy nhanh các chất hữu cơ, không gây mùi hôi, sản phẩm sau ủ tơi xốp, mịn.
- Pha chế phẩm vi sinh với nước sạch + đường (nếu muốn phân hủy
Mặt đất
Lớp rác hữucơ 0,7
–
36
nhanh hơn) vào chai nhựa đã chuẩn bị sẵn đục lỗ phun nhỏ trên nắp chai
- Tỷ lệ: 2 thìa chế phẩm vi sinh + 5 thìa đường (nếu cần) + 1 lít nước sạch - Đặt chai vi sinh cạnh hố ủ, tránh ánh nắng trực tiếp
- Không sử dụng quá 10 ngày
- Gói bột chế phẩm buộc chặt, để nơi khô ráo tránh chuột gặm
Chú ý: nước và dụng cụ pha chế phẩm không được lẫn hóa chất, chất tẩy rửa như xà phòng, nước giặt…
* Cách xử lý rác hàng ngày
- Chuẩn bị khoảng 3-5kg rác làm lớp lót (trấu, lá cây, hoa quả hỏng, phân chuồng làm lớp lót hố
- Phun 1 lít chế phẩm sinh học pha sẵn vào lớp rác lót
- Rác hữu cơ hàng ngày được đổ vào hố, sau đó phun chế phẩm sinh học lên mặt được các hộ gia đình pha sẵn.
- Không cho các chất khó phân hủy vào hố như xương động vật, cành cây - Tưới nước bổ sung nếu cần, đảm bảo độ ẩm rác 40-50%.
- Trong quá trình xử lý nếu rác quá ẩm phát sinh ròi và mùi có thể rắc một lớp bột chế phẩm vi sinh, bỏ thêm tro/trấu rải lên trên một lớp mỏng khoảng 2 – 5cm và đậy nắp để tránh ruồi, muỗi, chuột,…và nước mưa;
* Rác sau xử lý
- Khi rác phân hủy (sau 30 ngày), có thể kiểm tra rác đã phân hủy hết lấy phân để bón cây.
- Khi hố rác đầy có thể lấp một lớp đất mỏng chờ sau 30 ngày lấy phân, tiến hành đào hố ủ mới và di chuyển nắp rác.
37