II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
4. Đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm
mô hình
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã phân tích ở trên, trong quá trình triển khai thực hiện mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại 03 thôn Miếu, thôn Chính và thôn Hòe Nha thuộc xã Thụy Chính đã có một số khó khăn, vướng mắc như sau:
Một là, phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn gặp khó khăn trước hết là do người dân chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc phân loại rác. Vẫn còn tình trạng sinh hoạt theo thói quen, thay vì phải cho rác vào từng thùng riêng thì người dân cho lẫn rác vào một túi vừa tiện lợi, vừa không mất thời gian. Vì vậy, các mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thường tồn tại trong thời gian ngắn, mang tính phong trào, không lôi kéo được toàn bộ cộng đồng tham gia. Thêm nữa, đa số người dân chưa có kiến thức về phân loại rác, nên không biết loại rác nào có thể tái sử dụng, loại rác nào có thể tái chế, loại rác nào độc hại cần thu gom riêng. Ở bãi rác, chúng ta có thể nhìn thấy các loại chất thải như thức ăn thừa, túi nilon đựng đồ, đồ dùng sinh hoạt cũ hỏng, rác thải xây dựng, quần áo cũ…
57
Hai là, theo kết quả điều tra, khảo sát tại xã Thụy Chính cho thấy, nhóm người trẻ trong nhóm tuổi từ 25-34 tuổi quan tâm đến vấn đề phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hơn so với nhóm tuổi từ 35 trở lên, cụ thể nhóm đối tượng này có tỷ lệ người biết về chính sách quản lý rác thải sinh hoạt, về phân loại rác, thu gom và xử lý, đặc biệt là các biện pháp xử lý hiện đại cao hơn nhóm tuổi còn lại. Tuy nhiên, tại các thôn Miếu, thôn Chính và thôn Hòe Nha, tỷ lệ nhóm người trẻ tương đối thấp (chiếm 32%), còn lại là nhóm người cao tuổi (chiếm 68%). Như vậy có thể nhận thấy rằng độ tuổi ảnh hưởng khá lớn đến nhận thức của người dân theo hướng tuổi càng trẻ thì nhận thức nhanh nhạy hơn, chủ động tìm kiếm thông tin hơn so với người lớn tuổi hơn. Đây chính là một khó khăn lớn trong quá trình áp dụng mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại 03 thôn thuộc xã Thụy Chính, tỉnh Thái Bình.
Ba là, kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát cho thấy, tại 03 thôn thuộc xã Thụy Chính, phụ nữ là người trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tuy nhiên nam giới có xu hướng hiểu biết về rác thải sinh hoạt cao hơn nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu là do trong gia đình người phụ nữ thường giữ vai trò làm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, vệ sinh nhà cửa nên phụ nữ có sự quan tâm đến các vấn đề liên quan trực tiếp đến họ, tuy nhiên do công việc chăm sóc gia đình quá bận rộn nên họ ít có thời gian tìm hiểu các vấn đề khác. Còn nam giới thì ngoài thời gian cho gia đình họ còn có thời gian để tìm hiểu thêm nhiều thông tin từ bạn bè, ti vi, báo đài…..
Bốn là, đối với hiểu biết về phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tỷ lệ người có trình độ học vấn cao có nhận thức tốt hơn, tỷ lệ người dân biết về quản lý rác thải sinh hoạt giảm dần từ trung học phổ thông (85%) xuống đến cấp tiểu học (42,9%). Điều này còn thấy rõ hơn khi nghiên cứu về các biện pháp xử lý rác thải, đối với 2 biện pháp xử lý là chôn và đốt rác thải, sự hiểu biết của người dân là như nhau ở các trình độ học vấn khác nhau,
58
do đây là các biện pháp xử lý rác thải truyền thống nên được đa số người dân biết tới, tuy nhiên với biện pháp tái chế và sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón thì những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ hiểu biết hơn, ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ quan tâm của mỗi người. Tuy nhiên, theo điều tra tại 03 thôn thuộc xã Thụy Chính, đối tượng ở nhà chủ yếu là người cao tuổi do thanh niên phần lớn đi làm ăn xa, do đó đây cũng là một trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện mô hình thí điểm về phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Năm là, công tác phân loại chưa triệt để nên phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp, chưa tận dụng chất thải như một dạng “tài nguyên” để tạo các giá trị nâng cao.
Sáu là, chưa đồng bộ giữa các đơn vị tham gia: từ hoạt động phân loại rác đến thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý (tái sử dụng, tái chế, xử lý, …).
Bảy là, nhận thức của người dân chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi công tác tuyên truyền chính sách của chính quyền địa phương. Kết quả điều tra cho thấy số người biết về chính sách quản lý rác thải sinh hoạt chiếm 64,7%. Khi nghiên cứu về phân loại rác cũng thu được kết quả tương tự tỷ lệ người dân biết cách phân loại rác ở nơi có nhiều hoạt động tuyên truyền hơn. Về biện pháp xử lý rác thải bằng cách chôn lấp và đốt thì tại 3 thôn nghiên cứu người dân có nhận thức tương đồng nhau, tuy nhiên với các biện pháp xử lý rác hiện đại hơn thì người dân tại nơi được tuyên truyền nhiều hơn sẽ có nhận thức cao hơn. Do vậy, thông thường dân ở nơi có nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn sẽ có sự quan tâm hơn, đồng thời cũng có hiểu biết về vấn đề nào đó so với dân cư sống ở nơi ít có hoạt động tuyên truyền hơn. Là do khi có nhiều hoạt động tuyên truyền thì người dân dễ dàng tiếp cận thông tin hơn, và biết nhiều kiến thức hơn qua các kênh thông tin như: loa đài truyền thanh, tờ rơ, khẩu hiệu,… thông tin sẽ lặp đi lặp lại qua các phương tiện thông tin khiến cho người dân dần quen và dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, tại xã Thụy Chính, công tác tuyên truyền, vận động người dân
59
trong việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức.
Tám là, cơ quan quản lý về môi trường ở cấp địa phương chưa có chiến lược cụ thể, đồng bộ về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Hiện nay, nhiều người dân nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tự giác thực hành tại hộ gia đình, nhưng khi đến thu gom, nhân viên môi trường cho tất cả các loại rác lên cùng một xe. Một số người dân phân loại rác thải nguy hại như pin, bóng đèn nhưng đến khi nhiều không biết giao cho đơn vị thu gom chuyên trách nào, nên đành vứt chung vào rác thải khác. Như vậy, chưa có sự đồng bộ trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Chín là, cũng giống như các địa phương khác, tại xã Thụy Chính chưa có quy định về chế tài xử phạt hành chính đối với công tác vệ sinh môi trường.
Mười là, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức được tác hại của việc vứt rác bừa bãi và tầm quan trọng của việc phân loại, xử lý rác hữu cơ, còn có thói quen đổ rác ra môi trường, ngại phân loại rác.
Mười một là, đa số các hộ dân chưa tham gia mô hình đều chờ các khoản trợ giúp dụng cụ và hướng dẫn thực hiện.
Mười hai là, nhiều hộ gia đình có ý kiến so sánh việc hộ gia đình tham gia mô hình vẫn phải đóng góp tiền thu gom rác hàng tháng như nhau nên còn có tư tưởng ỷ lại cho tổ vệ sinh thu gom rác, có hộ thực hiện mang tính hình thức, chống đối khi có cán bộ đến kiểm tra.
Mười ba là, do nhận thức của nhiều người dân hạn chế nên việc thực hiện phân loại và xử lý rác chưa đúng cách: sử dụng thùng xuất hiện dòi bọ, đào hố có nhiều nước dẫn đến các hộ ngại thực hiện. Có trường hợp không pha chế phẩm mà rắc trực tiếp khi hết chế phẩm thôi không phân loại và xử lý rác.
60
Mười bốn là, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, huyện với cán bộ phụ trách môi trường và các đoàn thể của địa phương, chủ yếu cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ triển khai, kiểm tra nên hiệu quả chưa cao.
Mười lăm là, kinh phí hỗ trợ cho việc kiểm tra thường xuyên khó khăn.
Mười sáu là, Lãnh đạo Đảng, chính quyền tại địa phương chưa quan tâm chỉ đạo việc phối hợp giữa các đoàn thể có liên quan, cấp ủy chi bộ coi việc thực hiện Kế hoạch phân loại và xử lý rác là của phụ nữ nên việc triển khai thực