II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
5. Đề xuất giải đề xuất giải pháp và phương án xã hội hóa nhân rộng mô
5.4 Giải pháp về tăng cường đôn đốc, kiểm tra và nhân rộng mô hình
Phát huy vai trò trách nhiệm của cấp xã, các tầng lớp nhân dân và các tổ chức trong công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường; đưa công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trở thành tiêu chí thi đua ở cấp xã và các hộ gia đình.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu gom, vận chuyển thông qua việc thành lập các tổ, đội vệ sinh trên địa bàn các xã kết hợp với việc hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra hiệu quả việc triển khai thực hiện các mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.
Có hình thức tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải; đồng thời cũng có biện pháp xử lý các tập thể, cá nhân có tồn tại, vi phạm trong việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.
63
KẾT LUẬN
Công tác quản lý rác thải sinh hoạt của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại: cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị cho công tác thu gom còn hạn chế. Xã đã có cán bộ quản lý vấn đề môi trường nhưng còn kiêm nhiệm, công tác quản lý rác thải sinh hoạt chưa được chú trọng, xã chưa có văn bản nào quy định về phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt.
Xã Thụy Chính có một điểm đổ rác thải tại thôn Hòe Nha và cũng chưa được quy hoạch, khu xử lý rác chưa được xây dựng vì vậy rác thải vẫn được xử lý bằng cách đốt, đổ tràn trên mặt đất gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chính quyền địa phương đã thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt nhưng vẫn còn hạn chế.
Nhìn chung phần lớn người dân thấy được công tác thu gom rác là rất quan trọng và quan trọng vì vậy họ tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường của xã mặc dù chưa nhiều nhưng đã bỏ rác đúng nơi quy định. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận do thói quen, ý thức chưa cao dẫn đến chưa thực hiện tốt công tác quản lý rác thải sinh hoạt của gia đình.
Một số giải pháp được đề xuất như sau:
- Xã cần quan tâm hơn đến vấn đề quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt, đưa ra các văn bản quy định chặt chẽ hơn. Đẩy mạnh công tác phân loại rác thải tại nguồn, thu gom và đổ rác thải đúng quy định.
- Đầu tư kinh phí, trang thiết bị và nhân lực cho công tác thu gom rác thải nhằm tăng hiệu quả thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã.
- Đầu tư xây dựng bãi đổ rác thải và khu xử lý đúng quy chuẩn và phù hợp với điều kiện của xã.
- Thành lập các đội, tổ hoạt động, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường thôn, xóm.
64
- Phát huy vai trò các tổ chức cộng đồng như hội phụ nữ, đoàn thanh niên,...
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền cho người dân để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của họ từ đó xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Tại các cơ quan, trường học, khu vui chơi giải trí cần có thùng rác công cộng.
Trước tình hình thực tiễn quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Thụy Chính, để thực hiện các đề xuất và nhân rộng mô hình thí điểm trên nhiệm vụ đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đưa ra các văn bản, quyết định quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng đối tượng trong công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt. Cán bộ quản lý cần hướng dẫn cụ thể cách phân loại rác thải tại nguồn, thu gom rác thải cho người dân thực hiện. Cần có quy định xử phạt những trường hợp không tuân thủ.
- Kêu gọi vốn đầu tư, sự hỗ trợ kinh phí từ bên ngoài và chính người dân trong xã.
- Thuê đội giám sát là những người trong xã thực hiện giám sát trên các con đường, ngõ xóm của từng thôn nếu phát hiện vi phạm phải xử lý kịp thời.
- Đối với các tổ chức cộng đồng, phổ biến các thông tin, kiến thức cho những cá nhân trong tổ chức từ đó họ có thể tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện tốt công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
- Tại nhà văn hóa của các thôn, cần phổ biến kiến thức về rác thải sinh hoạt nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung cho người dân trong thôn qua loa phát thanh.
65
- Thùng rác công cộng phải được đặt ở vị trí thích hợp, tránh gây mùi hôi thối và phải được đổ thường xuyên: không quá gần khu làm việc, học tập của cán bộ, học sinh, sinh viên.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài nguyên và môi trường (2014). Báo cáo môi trường quốc gia
2. Vũ Quốc Chính, Nguyễn Duy Phú, Lê Văn Cư (2011). Xã hội hóa công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn - thực trạng và giải pháp
3. Lê Cường (2015). Mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm tp.hn đến năm 2030
4. Lê Văn Khoa (2010). Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị
5. Nguyễn Văn Lâm (2015). Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn chất thải
6. Trần Quang Ninh (2010). Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam, Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia. 7. Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007). Giáo trình quản lý chất
67