Đánh giá hiệu quả về môi trường của mô hình thí điểm

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng báo cáo kết quả thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (Trang 39 - 41)

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

3. Đánh giá bước đầu các kết quả đạt được sau khi triển khai thí điểm mô

3.1 Đánh giá hiệu quả về môi trường của mô hình thí điểm

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đồng nghĩa với việc giảm tác động tiêu cực đến môi trường, như hạn chế mùi hôi, nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước ngầm, nước mặt. Phân loại chất thải rắn tại nguồn còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Phân loại chất thải rắn tại nguồn giảm những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.

Hộp 2: Ông Nguyễn Duy Nguyện – thôn Miếu cho biết: “Đào hố xử lý rác thải

40

đem lại hiệu quả cao. Gia đình tôi không nuôi lợn, gà nên thức ăn thừa, cuộng rau,… phải để trong thùng rác, cuối tuần mới có đội thu gom rác nên để trong nhà rất nhiều mùi hôi. Khi thực hiện ủ phân hữu cơ theo cách của các anh chị hướng dẫn, hàng ngày gia đình tôi đổ rác hữu cơ ra hố, phun chế phẩm để ủ phân. Việc làm này giúp giảm tối đa mùi hôi trong khu vực bếp nấu ăn, tận dụng được lượng rác hữu cơ để ủ phân phục vụ cho trồng cây. Đây là mô hình rất tốt nên mở rộng ra quy mô toàn xã”.

Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3. Theo báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia, tương ứng với một tấn chất thải rắn sinh hoạt lưu lượng khí tạo ra là 266 m3, trong đó chủ yếu là khí CH4. Khí CH4 có khả năng tác động ảnh hưởng đến tầng ôzôn cao gấp 21 lần so với CO2.

Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn. Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp.

Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các cấp chính quyền tại huyện, xã phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành nhận thức bảo vệ môi trường sống ở mỗi cá nhân.

Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể

41

sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại.

Ngoài ra, kết quả thí điểm còn góp phần thực hiện tiêu chí số 17 của Chương trình Nông thôn mới trong việc xử lý chất thải tại nông thôn.

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng báo cáo kết quả thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)