II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
3. Đánh giá bước đầu các kết quả đạt được sau khi triển khai thí điểm mô
3.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế của mô hình thí điểm
Hiện chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn xã Thụy Chính chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Với khối lượng rác thải của xã khoảng 6.200 kg/tuần và có xu hướng tiếp tục tăng thì sắp tới bãi chôn lấp rác hiện tại không đáp ứng được. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt có chi phí cao, gây áp lực cho việc cân đối ngân sách của các địa phương.
Vì vậy, nếu thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích, trước hết là về kinh tế. Trong rác thải rắn sinh hoạt, rác có nguồn gốc hữu cơ chiếm khoảng 60-70%; còn lại là rác vô cơ, khó phân hủy. Nếu được phân loại, rác hữu cơ là nguồn nguyên liệu rất lớn để chế biến thành các loại phân bón. Còn rác vô cơ, như nhựa, thủy tinh, nylon, kim loại, cao su là nguồn nguyên liệu tái chế, dùng cho sản xuất các loại hàng hóa khác đem lại lợi ích cho xã hội, thậm chí biến rác thành nguồn tài nguyên quý giá. Hơn nữa, việc tận thu các loại rác sẽ tiết kiệm cho ngân sách xã khi xử lý rác bằng phương pháp đốt, đồng thời giảm được nhiều diện tích chôn lấp rác sinh hoạt.
Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ngoài những lợi ích về môi trường còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Trước hết, tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân hữu cơ. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình thí điểm,
42
nhóm nghiên cứu đã thống kê tổng lượng rác thải phát sinh trước và sau khi áp dụng mô hình thí điểm tại thôn Miếu. Cụ thể như sau:
Bảng 4: So sánh tổng lượng rác thải phát sinh tại thôn Miếu
Trước khi triển khai thí điểm
Sau khi triển khai thí điểm Lượng rác thải phát sinh (kg/tuần) Tỷ lệ, % rác thải Lượng phát sinh sau 1 tuần (kg/tuần) Tỷ lệ, % rác thải Lượng phát sinh sau 2 tuần (kg/tuần) Tỷ lệ, % Lượng rác thải phát sinh sau 3 tuần (kg/tuần) Tỷ lệ, % Lượng rác thải phát sinh sau 4 tuần (kg/tuần) Tỷ lệ, % 1800 100 1200 66,7 1000 55,6 900 50 900 50
Nguồn: Điều tra thực tế, 2019
Sau 1 tuần áp dụng thí điểm mô hình:
- Tổng lượng rác thải phát sinh sau 1 tuần áp dụng thí điểm mô hình tại thôn Miếu là: 1200 kg/tuần. Như vậy, sau khi áp dụng mô hình thí điểm phân loại, thu gom rác thải tại nguồn tại các hộ gia đình, phần lớn các hộ đã thực hiện phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ riêng biệt. Lượng rác thải vô cơ sẽ được tổ thu gom rác thu gom ra bãi rác thải tập trung để xử lý. Còn lại lượng rác thải hữu cơ đã được các hộ ủ phân hữu cơ tại hố rác di động tại nhà.
Có thể tính được lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại thôn Miếu sau 1 tuần áp dụng mô hình thí điểm như sau:
1800 kg/tuần – 1200 kg/tuần = 600 kg/tuần
Vậy lượng rác thải hữu cơ phát sinh của từng hộ gia đình như sau:
600 kg/tuần / 395 hộ = 1,52 kg /tuần
Theo nghiên cứu, giá thành phân bón hữu cơ trên thị trường sẽ dao động trong khoảng từ 900.000 – 950.000 đồng/tấn. Như vậy giá trung bình khoảng 925.000đồng/tấn hay 925 đồng/kg.
43
Có thể tính giá thành phân bón hữu cơ tự ủ của các hộ dân bằng:
1,52 kg * 725 đồng = 1406 đồng.
Như vậy trong 1 năm, 1 hộ sẽ tiết kiệm được:
1406 đồng * 48 tuần = 67.488 đồng/năm
Thôn Miếu sẽ tiết kiệm được:
67.488 đồng * 395 hộ = 26.657.760 đồng/năm
Sau 2 tuần áp dụng thí điểm mô hình:
- Tổng lượng rác thải phát sinh sau 2 tuần áp dụng thí điểm mô hình tại thôn Miếu là: 1000 kg/tuần. Lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại thôn Miếu sau 2 tuần áp dụng mô hình thí điểm như sau:
1800 kg/tuần – 1000 kg/tuần = 800 kg/tuần
Vậy lượng rác thải hữu cơ phát sinh của từng hộ gia đình như sau:
800 kg/tuần / 395 hộ = 2,03 kg /tuần
Giá thành phân bón hữu cơ tự ủ của các hộ dân:
2,03 kg * 925 đồng = 1878 đồng.
Như vậy trong 1 năm, 1 hộ sẽ tiết kiệm được:
1878 đồng * 48 tuần = 90.144 đồng/năm
Thôn Miếu sẽ tiết kiệm được:
90.144 đồng * 395 hộ = 35.606.800 đồng/năm
Sau 3,4 tuần áp dụng thí điểm mô hình:
- Tổng lượng rác thải phát sinh sau 3,4 tuần áp dụng thí điểm mô hình tại thôn Miếu là: 900 kg/tuần. Lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại thôn Miếu sau 3,4 tuần áp dụng mô hình thí điểm như sau:
44
Vậy lượng rác thải hữu cơ phát sinh của từng hộ gia đình như sau:
900 kg/tuần / 395 hộ = 2,3 kg /tuần
Giá thành phân bón hữu cơ tự ủ của các hộ dân:
2,3 kg * 925 đồng = 2128 đồng.
Như vậy trong 1 năm, 1 hộ sẽ tiết kiệm được:
2128 đồng * 48 tuần = 102.144 đồng/năm
Thôn Miếu sẽ tiết kiệm được:
102.144 đồng * 395 hộ = 40.346.880 đồng/năm
Ngoài giá trị kinh tế của phân bón hữu tự ủ mang lại, trong quá trình phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt còn có một lượng rác thải vô cơ (giấy vụn, đồ nhôm, đồ thủy tinh, đồ kim loại, dép, săm lốp, vỏ hộp sữa, vỏ thùng carton, đồ nhựa các loại,…) người dân đã chủ động phân loại để bán đồng nát. Đây cũng là thói quen của các hộ dân từ trước khi triển khai mô hình thí điểm nên nhóm nghiên cứu không tính vào lợi ích kinh tế trong nghiên cứu này.
Thống kê về chi phí liên quan đến việc xử lý rác thải tại xã Thụy Chính theo số liệu xã cung cấp như sau (Bảng 5):
Bảng 5: Chi phí liên quan đến việc xử lý rác thải tại xã Thụy Chính
STT Các chi phí Số tiền,
đồng/năm
Ghi chú
1 Chi phí mua sắm trang phục bảo hộ lao động, gang tay, ủng, cuốc, xẻng,…:
5.000.000
-
2 Chi phí trả công cho cán bộ thu gom, vận chuyển rác
58.000.000 Chi phí cho 12 cán bộ vận chuyển rác từ các hộ dân ra bãi rác (bao gồm cả bảo hiểm y tế cho 12 cán bộ). 3 Chi phí điện, dầu phục vụ 8.000.000
45 đốt tại bãi rác
4 Chi phí đốt rác 95.000.000 Chi phí cho 3 người đốt rác và chôn lấp tại bãi rác (bao gồm cả công bảo vệ).
Tổng 166.000.000
(Nguồn: Điều tra thực tế, 2019)
Theo kết quả thực tế, lượng rác thải sau 4 tuần triển khai áp dụng mô hình đã giảm 1 nửa, số lượng nhân công phục vụ cho công tác thu gom rác sẽ giảm đi 1 nửa. Do đó các chi phí liên quan đến mua sắm, phục bảo hộ lao động, gang tay, ủng, cuốc, xẻng,…; trả công cho cán bộ thu gom, vận chuyển rác; điện, dầu phục vụ đốt tại bãi rác; đốt rác sẽ giảm 1 nửa tương ứng 83.000.000 đồng/năm. Như vậy, nếu mở rộng mô hình phân loại, thu gom, xử lý rác thải cho cả thôn Chính, thôn Hòe Nha thì sẽ phát huy tối đa hiệu quả và tiết kiệm được chi phí liên quan đến xử lý rác thải là 83.000.000 đồng/năm.
Hộp 3: Theo ông Nguyễn Viết Xô thôn Miếu: “Lượng rác thải nhà tôi đã giảm 1
nửa sau khi áp dụng mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải như hướng dẫn. Tôi nghĩ rằng nếu mỗi gia đình đều có ý thức thực hiện tốt công việc này thì sẽ giúp giảm tải cho đội thu gom rác thải. Nếu duy trì tốt thì xã có thể xem xét đến phương án giảm bớt số cán bộ thu gom rác để giảm các chi phí như hiện nay, từ đó có thể thu phí vệ sinh môi trường thấp hơn”.
Mô hình đã tiết kiệm cho mỗi hộ dân mỗi năm là:
102.144 đồng + (83.000.000 đồng /1411 hộ) = 160.968 đồng/năm ≈ 161.000 đồng/năm
Như vậy, số tiền mỗi hộ sẽ tiết kiệm được trong 1 năm là 161.000 đồng/hộ/năm do người dân tự ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, giảm chi phí thu gom rác thải và các chi phí phát sinh khác của địa phương như: sắm sửa dụng cụ, bảo dưỡng, sửa chữa chuyên dụng… Đối với xã, chi phí về cấp xe chuyên dụng, cấp phương tiện bảo hộ cho công nhân, nhất là hàng tuần, hàng
46
tháng ở khu dân cư không còn tình trạng rác thải tập trung gây ô nhiễm môi trường.
Trong khu dân cư thôn Miếu đã có hơn 100% số hộ tham gia chương trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình. Hiện trong khu dân cư không còn rác thải bừa bãi. Môi trường sạch đẹp, nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải đã chuyển biến tích cực.
Như vậy, quá trình thực hiện thí điểm đã mang lại hiệu quả kinh tế, khối lượng chất thải hữu cơ được xử lý 100% chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt làm giảm chi phí thu gom vận chuyển, chi phí nhân công xử lý tại lò đốt và giảm thời gian cũng như điện để đốt rác. Sau xử lý, phân hữu cơ được tận dụng cho cây trồng giảm chi phí cho sản xuất. Nguồn lợi thu được từ xử lý chất thải hữu cơ kết hợp thu từ nguồn các sản phẩm tái chế có thể đủ bù đắp chi phí xử lý mua chế phẩm vi sinh. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để có thể chia sẻ và nhân rộng kết quả thí điểm, và duy trì có hiệu quả hoạt động thường xuyên của hộ gia đình.