Giải pháp về chính sách và kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng báo cáo kết quả thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (Trang 60 - 61)

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

5.1.Giải pháp về chính sách và kinh tế

5. Đề xuất giải đề xuất giải pháp và phương án xã hội hóa nhân rộng mô

5.1.Giải pháp về chính sách và kinh tế

Các cấp chính quyền cần có những chính sách kịp thời cải thiện những hạn chế và nâng cao hơn nữa những điểm mạnh xã đang có.

- Chính quyền xã cần có sự quan tâm, giám sát một cách chặt chẽ hơn, có thể lập ra các bản cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các hộ gia đình, nhà hàng, trường học,… với nội dung tuân thủ các quy định, văn bản pháp luật về môi trường như Luật bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi tại các khu công cộng: khu vơi chơi giải trí, đường xá,…

- Tăng cường năng lực của cán bộ môi trường, đặc biệt là cấp xã, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường.

61

- Trên địa bàn xã, bãi rác đã được quy hoạch, nhưng hiện nay đang là bãi rác hở nên cần xây dựng các bãi tập kết rác đảm bảo tiêu chuẩn, có khu xử lý riêng để hạn chế sự ô nhiễm ra ngoài môi trường.

- Cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ các dự án, chương trình tăng cường hiệu quả quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn xã.

Chính quyền dựa vào ý kiến của người dân và các bên liên quan để đưa ra mức phí vệ sinh môi trường và mức lương trả cho nhân viên thu gom rác phù hợp. Trên cơ sở tính đúng và tính đủ các chi phí trong việc thu gom và vận chuyển rác thải để xác định mức phí vệ sinh.

Huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, tăng nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực quản lý là cần thiết để nânng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt của xã.

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng báo cáo kết quả thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (Trang 60 - 61)