Đối với Phật giáo, nghi thức tang lễ của tín đồ Phật tử cơ bản có những
nguyên tắc sau: đơn giản để biểu thị lòng thương xót, trang nghiêm để biểu thị lòng hiếu kính, tiết kiệm để dành tiền làm việc công có ích, không làm những việc nhằm quảng cáo tuyên truyền lãng phí vô ích, không cần linh đình mà cần phải giản dị chừng nào hay chừng nấy, không cậy giàu khoe của, tổ chức linh
đình hoặc không tiền mà cầu danh cốlàm cho thiên hạ khen là đám ma lớn, con
cháu có hiếu.
Hiểu được những lẽ đó, người Phật tử tại thị xã Đông triều luôn tự nhắc nhở bản thân và con cháu mình thực hành theo tinh thần của Phật giáo. Khi
trong nhà có tang sự, ai nấy đều đau lòng thương tiếc, đau thương than khóc là lẽ thường tình. Tuy nhiên, người Phật tử chân chính lại lấy Phật – Sự để thay cho sự khóc lóc. Khi có mặt Tăng Ni cùng sự hiện diện của tượng Phật, gia chủ
sẽ cố gắng cử hành nghi lễ đơn giản nhưng long trọng, giữ bầu không khí trang
nghiêm thanh tịnhcủa nhàcó tang. Ngoài ra, những người trong tang quyến hay khách đến viếng thăm phúng điếu, đều giữ cho nét mặt là quan cảnh được trầm lặng trang nghiêm để tỏ lòng mến tiếc và chia sẻ nỗi đau buồn. Đặc biệt, trong suốt quá trình diễn ra tang lễ, gia đình không đểcon cháu tụ tập cờbạc để tránh quấy rầyngười chết. Một khi đãcó sự xuất hiện của Phật giáo trong lễ tang, gia
đình sẽ được Tăng Ni khuyên bảo trước đó rằng không được cúng tế bằng sinh
vậtđể tránh mang tội sát sinh, làmtrở ngại cho sựsiêu độ vong linh. Tuy nhiên,
khi làm cơm cho người trong nhà hoặclàm cơmthiết đãikhách sau khi đưađám thì người dân vẫn không thể làm cơm chay hoàn toàn, họ vẫn nấu các món ăn
mặn như trâu, bò, gà vịt… Nhưng để tránh cảnh sát sinh ngay tại đám tang và làm ảnh hưởng đến sự siêu độ của vong linh nhà mình, các món ăn từ động vật
thường được mua làm sẵn từ bên ngoài rồi đem về chế biến. Về điều này, các Tăng Ni đến làm lễ cũng không trách được gia chủ bởi họ tuy có niềm tin vào
Phật giáo, nhưng không phải là những người xuất gia. Trong gia đình ai nấy đều phải nhất luật giữ trọn trai giới. Ngoài ra các thứ ô uế khác, tang chủ đều căn dặn con cháu, ai nấy đều phải giữgìn cẩn thận.Có thể thấy, trong thời gian tang
lễ hay cầu an, cầu siêu, cùng với sự hộ niệm của Chư Tăng Ni, các Phật tử thì
gia chủ rất thành tâm khẩn nguyện bởi họ mong những điều tốt đẹp sẽ đến với
vong linh nhà mình.
Nhạc đám ma là điều không thể thiếu, xuất hiện như một tục lệ trong lễ
tang từ lâu đời tại ĐôngTriều, song có đàn kèn trống nhạc cũng không quá sầu thảm, sẽ khiến cho vong linh mê theo âm điệu mà đi vào chốn địa ngục. Xung quanh linh cữu không treo màn trướng, trang tríđèn đuốc. Có những người cho
rằng làm vậy cótácdụng an ủi vong linh, nhưng đốivới tínđồ Phật giáo thì trái lại,nó sẽlàmloạn độngtâm thanh tịnhcủangười quácố.
Sinh, lão, bệnh, tử là định luật vô thường, người đời không ai tránh khỏi, dù có than khóckể lễ cũng không làm cho người chết sống lại được,trái lại còn làm cho vong linh quyến luyến nhà cửa, vợ con, quây quần nơi đó làm quỷ giữ nhà mà không siêu độ được. Đối với Phật giáo mà nói, tiếng than khóc sẽ làm loạn thần thức người đã chết. Dù đã được Tăng Ni khai thị cho người nhà biết những điều đó nhưng theo tục lệ thì đám tang tại thị xã Đông Triều vẫn không thể làm cho gia chủ thiếu đi tiếng khóc, đặc biệt là trong tang ma của các bậc
sinh thành. Tuy nhiên, không phải trong suốt quá trình diễn ra tang lễ, người thân đều than khóc, mà họ chỉ thể hiện niềm thương tiếc với người quá cố vào một số lễ quan trọng khi nhập quan, khi cất đám và lúc hạ huyệt. Đây là những thời điểm họ cảm nhận được người thân của mình sắp phải rời xa thế giới này
thậtsựvà cảmxúckhiếnhọ khôngthểngănđược những giọtnướcmắtcủaniềm tiếc thương.
Đám tang theo Phật giáo không làm sớ điệp, nhà kho, đốt vàng bạc, đồ thế…Vì trong Tam Tạng Kinh Điểnchánh tông không códạy làmviệc ứng phú này. Từ sau đời nhà Hán, người Trung Quốc có tập tục đốt tiền giấy. Bác sĩ Vương Dư đời Đường viết rằng: “Từ đời nhà Hán, có tục chôn tiền, và đời sau lấy giấy thay tiền” [41]. Như vậy, từ đời nhà Hán về sau, có tập tục chôn tiền cùng với người chết. Vì ở Trung Quốc, từ thời xưa, có niềm tin là người chết biến thành quỷ. Quỷ cũng phải có tiền để sống, do đó mà chôn tiền. Về sau,
người ta thấy rằngchôn tiềnthật là lãng phí, bènlấy giấy cắt thànhtiềngiấy,rồi đốtđi để cho quỷdùng. Ởthời cận đại,tiền giấy lưuthông, cócảtiềncủa “ngân hàng dưới âm phủ” được lạm phát rộng rãi. Lối mê tín này, một số bộ lạc thời
nguyên thủy và một sốcộng đồng người cho đến tận ngày nay cũng có ítnhiều. Người ta cùng chôn với người chết đồ vật, tiền tài, châu báu, vải vóc, thậm chí cảđến ngườisốngvà súcvậtsốngnữa.Vì sao lạiđốttiềngiấy? Điềunày cóliên
quan đến một loại tôn giáo gọi là Hỏa giáo. Hỏa giáo tin rằng Thần Hỏa có khả năng đưa vật bị đốt đến cho quỷ thần dùng. Trong Ấn Độ giáo thờ Hỏa thần
Agui (A Kỳ Tu) có công năng đem đồ tế bị đốt đến cho quỷ thần. Trong dân
gian Trung Quốc, người ta không những đốt tiền giấy, bạc giấy, mà còn làm cả nhà cửa, gia cụ bằng giấy, thậm chí làmcả tàu bay, thuyền bè bằng giấy để đốt vàngmã,cúngngười chết.
Sự thực, Phật giáo không cho rằng, ngườichết đều biếnthành quỷ.Cõi quỷ chỉ là một trong sáu cõi sống của chúng sinh. Phật giáo lại càng không tin quỷ có thể dùng được tiền giấy và các dụng cụ bằng giấy bị đốt. Tại thị xã Đông Triều, tang ma thường được tổ chức theo hai phái, mộtlà TịnhĐộ, hai là Thiền Tông. Tổ chức nghiêng theo hình thức của phái nào là phụ thuộc vào Tăng Ni
được mời đến để làm lễ cho gia chủ, là người tu theo Thiền hay Tịnh Độ. Phật giáo Tịnh Độ là tông phái mang tính phổ quát, dân giã nên thu hút đông đảo tín
đồ, tông phái này có những nét gần gũi với người dân lao động. Do đó, hình
thức có nhiều điều thỏa hiệp và có sự kết hợp với lối sống dân dã và tín ngưỡng
lâu đời của nhân dân. Tịnh Độ Tông vẫn cho phép người dân thực hiện việc đốt
vàng mã cho vong linh ngay tại đám tang và ngay cả lễ cầu siêu 49 nếu làm trên chùa, các Tăng Ni cũng chấp nhận điều này như một tục lệ lâu đời của người
dân nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, dù so với quan điểm chính
thống của Phật giáo có phần sai lệch.
Trái lại, Thiền Tông chỉ tin rằng, con cái thân thuộc của người chết có thể làm các việc như bố thí, cúng Phật, trai tăng, rồi hồi hướng công đức ấy cho vong linh, và siêu độ vong linh. Còn tất cả mọi việc làm khác đều chỉ là mê tín vô ích. Tang lễ theo tinh thần của Thiền Tông tại Đông Triều không những không chủ trương mai táng đồ vật, mà còn chủ trương không nên dùng quan tài đắttiền, không để cho người chếtmặc quầnáođắt tiền,không lãng tríquá nhiều công và của. Tăng Ni phái Thiền Tông sẽ khuyên bảo đến tang chủ để mặc cho
người chết quần áo bình thường, sạch sẽ, còn quần áo tốt đẹp và mới thì nên đem bố thí cho kẻ nghèo, nếu có tiền thì nên đem cúng dường Tam Bảo và bố thí cho người nghèo,chỉ cólàmnhư vậy, vong linh người chết mới thậtsựđược lợiích;còn nếu đemcác đồvậtquýcùng mai tángvới người chết, thìđó là hành
vi ngu muội nhất, không xứng đáng là một Phật tử chính tín. Các Tăng Ni khi
tụng kinh, lễ sám,cầu đảo v.v… đều cóviết sớ.Đọcsớ xong rồi đốtsớ đi.Đólà bắt chước đạo gia đọc sớ cho quỷ thần nghe, đó là mê tín, hoàn toàn không có căn cứ gì trong giáo lý đạo Phật cả. [17,36-37] Do đó, Thiền Tông chủ trương lấy tâm thành kính để có cảm ứng. Đã đạt tới chỗ tâm thành và cảm ứng rồi, là có linh nghiệm, chứ không cần phải đốt lá sớ, nếu không thì dù có đốt đến trăm
ngànlásớ,cũngchẳng cóíchgì.
Ngày nay, khi Phật giáo hòa vào với các tín ngưỡng dân gian của người Việt, giáo lý và những quan niệm của Phật giáo nguyên thủy vốn có thay đổi ít nhiều. Xét thấy, tại thị xãĐông Triều, tang ma dưới sựdẫn dắt của cácTăng Ni
theo phái Thiền Tông còn thực hiện được các giáo lý nguyên bản về cái cốtcủa việc theo Phật, một đám tang theo nghi thức Thiền Tông không phô trương, không đốt vàng mã, không nỉ non than khóc, không mê tín dị đoan mà còn có phần văn minh và thực hành tiết kiệm hay bố thí chúng sinh. Ngoài ra, hầu hết người dân Đông Triều khi tổ chức một đám tang thường thấy có sự ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Tịnh Độ trong hình thức bởi hầu hết các chùa trên địa bàn thị xã ĐôngTriều đều theo Tịnh Độ, đó là sự đan xen hòa trộn giữa yếu tố Phật giáo với những quan niệm tín ngưỡng bản địa lâu đời. Người dân vẫn khó lòng mà từ bỏ thói quen đốt vàng mã cho người chết, vì với quan niệm “trần sao thì âm vậy” như một việc làm để đổi lấy sự an tâm trong lòng và khỏi áy náy với người quácố.