Đạo Phật được xem là một trong những tôn giáo phổ biến và thịnh hành ở nước ta. Phật không chỉ được thờ ởcác ngôi chùa, mà ngay trong gia đình, nhân dân cũng lập bàn thờ phật tại gia. Bàn thờ Phật thường phải cao hơn bàn thờ gia
tiên nếu không sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã đạt được sự giải thoát, là bậc Đại giác, không thể ở thấp hơn chúng sinh.Không
gian thờ cúng, không gian mang tính tâm linh trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố
gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình. Với những người theo đạo Phật thì tín ngưỡng thờ cúng luôn được coi trọng.
Vào thế kỉ XIX và đầu thế kỷ XX, triều Nguyễn độc tôn Nho học. Do đó
mặc dù các chùa trong nước rất nhiều, nhưng hoạt động riêng rẽ, không có một tổ chức, hệ thống liên lạc chặt chẽ với nhau, sự giao lưu phát triển về Phật học
cũng suy giảm. Do vậy, trong các đám tang, nhân dân ta thường theo pháp thế gian, nghĩa là theo các thầy cúng nên không có sự xuất hiện của bàn thờ Phật Tam Cấp.
Sau công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam – một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức Phật giáo trong nước. [44] Nhân dân ta có dịp gần gũi trở lại với Phật giáo, chùa chiền được tu sửa và xây dựng, người dân lễ chùa nhiều hơn và nhu cầu quy y tam bảo cũng theo đó mà gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh và đời sống tinh thần của người dân, bàn thờ Phật được thiết lập trong các đám tang như một sự hiện diện linh thiêng của Đức Phật đối với những người mất đã quy y tam bảo hoặc do gia đình đó là tín đồ của Phật giáo.
Đối với tâm niệm của người Đông Triều, lập bàn thờ Phật trong tang lễ là một công việc rất tốt, tạo nhiều phúc nghiệp, nhưng công việc đó không hề đơn giản chút nào. Gia đình tang chủ lập bàn thờ Phật phải có thành tâm. Trong đám tang của cụ Nguyễn Văn Tạc (Thôn Nội Hoàng Đông, xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều), con cháu trong nhà đã bàn bạc và đưa ra quyết định lập bàn thờ Phật trong tang lễ cho cụ. Theo ông Nguyễn Văn Khải – con trai trưởng của cụ cho biết: “Lập bàn thờ Phật là một nghi thức lâu đời không thể thiếu trong đám
ma, ngày nay dịch vụ tang lễ rất đầy đủ và phục vụ rất nhanh, nếu như có một đám ma nào trong vùng không lập bàn thờ Phật thì sẽ bị xóm giềng chê trách rằng con cháu chưa làm hết trách nhiệm với người chết, trừ khi gia đình đó quá khó khăn về mặt kinh tế. Lập ban thờ Phật cũng là cách để người dân chúng tôi gửi gắm sự tin tưởng của mình vào Đức Phật, mong sao Phật chứng giám và siêu độ cho vong linh của cha chúng tôi được siêu thoát.” [Bảng hỏi phỏng vấn sâu 1]
Bàn thờ Phật có ba cấp nên gọi là bàn thờ Tam Cấp. Việc sửa soạn lễ cúng
Phật tại lễ tang của cụ Tạc, cũng như các tang lễkhác tại địa phương này thường
chín, oản phẩm, xôi chè, nước lọc, bánh kẹo, tuyệt đối không sắm sửa lễ mặn
như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả… vì đức Phật không hưởng thụ những thứ đó; không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng lên bàn thờ Phật. Hoa tươi lễ Phật người dân thường dùng là hoa cúc vàng hoặc cúc
trắng, mang ý nghĩa thương viếng người quá cố, không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Cấp trên cùng có hình tượng Phật, cấp dưới cùng có thêm mâm gạo, trứng, muối và một chút tiền lẻ.
Đối với các Tông phái khác nhau trong Phật giáo cũng có những cách thức thờPhật khác nhau. Trong đám tang cụ Tạc,con cháu cụ đã thực hiện theo nghi
lễ phái Tịnh Độ, do vậy chính giữa bàn thờ Phật Tam Cấp là thờ Phật Di Đà; Bên trái Phật Di Đà là Bồ Tát Quan Thế Âm. Quan là quan sát, lắng nghe; Thế là thế gian; Âm là âm thanh. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát quan sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian, kịp thời cứu giúp họ thoát
khổ. Tay phải Ngài cầm nhành dương liễu, tay trái cầm bình nước Cam Lồ để
tưới mát chúng sinh, trên đỉnh đầu có hình đức Phật A Di Đà. Ngài thương chúng sinh như mẹ thương con nên người ta thường tạc tượng Ngài mang hình dáng nữ; Bên phảiPhật Di Đà thường là Bồ Tát Đại Thế Chí, tuy nhiên ở Đông Triều, người dân thiên về thờ Bồ Tát Địa Tạng vào chung với bộ ba này. Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như địa tạng; tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật. Ngài mặc áo cà sa, đội mũ tỳ nô, tay phải cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm viên minh châu. Hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là độ hết chúng sinh trong Địa Ngục thành Phật thì Ngài mới chứng quả Vô Thượng Bồ Đề.
Bên cạnh đó, nếu gia chủ mời vị Tăng Ni theo phái Thiền Tông đến tụng niệmthì ở cấptrên cùngbàn thờPhật là tượngPhật Thích Ca Mâu Ni ở thếngồi kiếtgià, tay phải cầmcành hoa sen đưa lên, tay trái đểởđầu gốiúp xuống,ở thế tự nhiên thông thả. Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, hay phát khởi lòng nhân từ mà tâm hồn luôn luôn an tĩnh, vắng lặng. Bên phải của Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni là hình củaĐứcBồ TátVănThù, vị BồTát cótrítuệsiêu việt. Bên trái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hình của Đức Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho hạnhnguyệnlớn,không thối lui.
Tuy nhiên, theo sư thầy Thích Hiền Nhu – trụ trì chùa Kỉnh (Yên Lãng 3, xã Yên Thọ, thị trấn Đông Triều) thì cũng có những trường hợp chỉ thờ tượng
hoặc ảnh Phật Thích Ca trên bàn thờ Tam Cấp, tùy theo sự chuẩn bị của tang
chủ mà các Tăng Ni tới tụng niệm cũng không bắt buộc họ, bởi miễn sao có sự hiện diện của Đức Phật là được.
Như vậy, sự hiện diện của bàn thờ Phật trong tang lễ của người dân thị xã Đông Triều khiến cho không khí và tinh thần của buổi lễ diễn ra trang trọng, linh thiêng. Thiết lập bàn Phật để thỉnh Phật chứng minh và siêu độ sự ra đi của vong linh. Tụng kinh để hương linh làm tư lương hướng Phật. Khuyến tấn
hương linh quy y Phật, dứt nghiệp trần lao. Tăng Ni cùng gia chủ quỳ gối chắp
tay bái lạy vàđọc kinh cầu siêu cho người quá cố trướcsự chứng giámcủa Đức
Phật. Trước là cúng Phật, sau cúng gia tiên rồi cuối cùng là cúng vong. Bàn thờ Phật là chiếc cầu nối để thế giới người trần mắt thịt đến với thế giới thanh tịnh của Đức Phật, nơi con người gửi gắm niềm tin, sự bất an và cầu mong điều tốt đẹp đến với vong linh người mất. Buổi lễ diễn ra tuần tự, khiến cho người nhà và người đến phúng viếng cảm thấy yên tâm trong lòng vì đã làm hết bổn phận đối với người mất. Đây không chỉ là công việc có ýnghĩa đối với vong linh mà còn làcách thức cưxửcủa người sốngđốivới người mất, là giátrịnhânvăn của tôngiáo hòavào vớinền văn hóalâuđời củangười dânthị xãĐôngTriều.