Nhân sinh quan

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 85)

“Nhân sinh” theo “Đại từ điển Tiếng Việt” là cuộc sống của con người. Theo “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” thì nhân sinh quan là quan niệm của con

người về cuộc đời, nó được xếp thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống, lối sống. Mỗi thời đại khác nhau, con người có một nhân sinh quan khác nhau và

và vững chắc hơn. Như vậy, nhân sinh quan Phật giáo là toàn bộ những quan niệm của Phật giáo về con người, bản chất cuộc sống con người, về mục đích đó là sự khổ, thái độ và phương pháp tu tập của con người nhằm thoát khổ, đạt tới

giác ngộ, giải thoát.

Các lễ thức tang ma cho chúng ta thấy rõ văn hóa ứng xử của người dân thị

xã Đông Triều, trong đó bao gồm ứng xử giữa những người sống với nhau, ứng

xử giữa người sống và người chết, ứng xử giữa người và thế giới thần linh mang đậm tính cộng đồng và triết lý Phật giáo. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều tự giác tuân thủ những nguyên tắc và đều thực hiện nó như một cách để tích phước cho ông bà, cho chính mình và cho con cháu. Điều này, đến lượt nó lại tác động ngược trở lại, tạo thành một lối sống hướng đến người khác đặc trưng ở nông thôn Việt Nam. Văn hóa ứng xử giữa người sống và người chết thể hiện qua việc chuẩn bị cho người chết chu đáo để về thế giới bên kia bằng các cách như chuẩn bị đồ dùng, tắm rửa cho thi hài, thực hiện các nghi lễ, dâng cúng các phẩm vật… Tất cả những việc cúng lễdành cho người chết, từ khi chôn cất đến giỗ hết đều do người còn sống tiến hành. Mọi việc làm này xét theo nguồn gốc

đều xuất phát từ nhân sinh quan của người sống tiến hành, nhằm nâng đỡ người

đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Đồng thời, việc dâng cúng phẩm vật cho người đã qua đời cũng thể văn hóa ứng xử của người sống đối với người đã chết. Suy

cho cùng, đó là tính nhân văn cố hữu của nhân loại. Tuy nhiên, nó biểu hiện ở

mỗi tộc người, mỗi cộng đồng người đều mang những đặc trưng riêng, xuất phát

từtín ngưỡng hoặc tôn giáo mà cộng đồng đó tôn thờ.

Tâm thức người dân Đông Triều luôn quan niệm “nghĩa tử nghĩa tận”,

con người khi sang thế giới bên kia cần được chôn cất, tang ma cẩn thận mới có thể yên nghỉ nơi vĩnh hằng. Cuộc đời trần gian hữu hạn, cuộc sống bên kia thế giới mới là vĩnh hằng. Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trở về cát bụi đều

mong muốn được yên nghỉ trong vòng tay gia đình, người thân. Sự quan tâm

tâm tham dự đám tang, bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì họ quan niệm rằng chết là dứt nợ trần gian. Dù cho lúc sinh thời, giữa họ và láng giềng có xảy ra mâu thuẫn gì, thậm chí ghét nhau đến nỗi không thèm nhìn mặt nhau, thì khi người đó chết đi cũng có nghĩa là mọi lỗi lầm, mọi giận hờn, tranh chấp đều được cởi bỏ. Những người đến viếng, những người tham dựcác nghi lễ đều thành tâm nghĩ đến người đã chết với những gì tốt đẹp nhất mà người đó đã làm trong lúc sinh thời. Đám tang như một lời nhắc nhở về sự hữu hạn của đời

người như trong quan niệm của Phật giáo. Với những người còn sống, tổ chức

đám ma theo đúng phong tục tang ma của người địa phương vô cùng quan trọng,

không chỉ giúp người khuất được “mồ yên mả đẹp” mà còn có ý nghĩa bảo vệ

người thân được êm ấm, bình an.

Sự quan tâm của người sống đối với người đã chết còn được thể hiện qua việc thực hiện các lễ cầu siêu. Người ta tin rằng, thông qua việc nhờ sư sãi cầu siêu, linh hồn của người thân của họ có thể giảm bớt tội lỗi mà được lên Niết bàn. Chính vì thế, họ chú tâm vào thực hiện việc cầu siêu cho người chết. Việc

đọc kinh cho người chết ngoài ý nghĩa là để cho linh hồn sớm được siêu thoát còn giúp cho người đang sống suy nghĩ để làm điều thiện nhiều hơn.Có thểnói, các lễ thức mà người dân thị xã Đông Triều thực hiện cho thân nhân đã quá vãng của họ là nhằm để rửa sạch tội lỗi và tích thêm phước đức bởi họ tin rằng

người thân của họ sẽ được về Niết bàn hoặc được đầu thai kiếp sau an nhàn nên

họ chuẩn bị chu đáo cho việc ra đi của người thân thông qua các nghi lễ cầu

siêu, đồng thời cầu mong tích đức cho bản thân mình và con cháu sau này. Tang lễ nhìn bề ngoài là hành vi ứng xử xã hội của người sống đối với

người chết, nó thuộc phạm trù văn hóa tang lễ(cũng có người gọi nó là văn hóa

sinh tử). Nhưng kỳ thực văn hóa tang lễ là loại văn hóa dành cho người sống chứ không phải cho người chết. Vì một khi con người đã qua đời, thì mọi nhu cầu từ vật chất đến tinh thần đều khép lại. Tuy nhiên, vì truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và tục thờ cúng tổ tiên nên tang ma và các hình thức thờ cúng

là nơi thể hiện của sự xót thương, lòng hiếu thuận của những người sống đối với người quá cố. Trong ứng xử giữa người sống và người chết diễn ra hai tâm lý giằng kéo: nuối tiếc người thân và đưa tiễn người thân qua bên kia thế giới [4, 260]. Đây cũng là giai đoạn mà người sống học cách thích ứng với hoàn cảnh mới, một hoàn cảnh mà không còn sự hiện diện cụ thể của người thân trong cuộc sống hằng ngày của họ nữa. Chính vì thế mà họ cảm thấy xót thương, tiếc nuối người đã mất.

Phật giáo đề ra tư tưởng từ bi bác ái, chủ trương hỉ xả cứu khổ cứu nạn là những tư tưởng gây được xúc động lòng người và đã trở thành một trong những nguồn gốc của lòng thương người, chủ nghĩa nhân đạo. Do đó, ngoài hướng vào việc đọc kinh cầu siêu cho người mất, Phật giáo còn chủ trương giáo dục tín đồ làm công đức, cúng dường Tam Bảo và bố thí của cải cho chúng sinh. Những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người đã mất, nếu còn dùng được gia chủ nên

làm từ thiện cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó

không chỉ mang lại sự kết nối giữa người với người, làm cho con người gần nhau hơn, mà còn hướng đếnnhững giá trị tốt đẹp cho người đã khuất.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hành nghi lễ trong tang ma. Nếu như trước đât khi chưa có sự du nhập của Phật giáo, trong nghi lễ tang ma, người dân lấy đạo hiếu và quan niệm nhân gian là phần nhiều, đề cao và phụ thuộc vào người con trai trưởng. Thì nay, với sự ảnh hưởng của Phật giáo, trong việc thực hành nghi lễ tang ma đã có sự có mặt của các nhà sư, các vãi, cờ phướn, có sự có mặt của những lời Kinh Phật… vận dụng và việc cầu siêu, hướng cho vong linh người chết về với Phật. Phật được coi như người cứu độ chúng sinh, cứu độ tổ tiên, hướng đường cho tổ tiên được giải thoát về cõi

Triết lý nhân sinh và đạo hiếu của Phật giáo đã góp phần củng cố nội dung triết lý của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và phong tục tập quán trong lễ tang ma tại thị xã Đông Triều. Tất cả những tư tưởng chủ yếu về thế giới quan và nhân

sinh quan Phật giáo, đặc biệt là quan niệm của Phật giáo về con người, về thế

giới… đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều phong tục, tập quán khác nhau. Trong đó, quan điểm về cái chết hay thuyết luân hồi nghiệp báo đã ảnh hưởng sâu sắc và được biểu hiện trong cách tiễn đưa một con người về thế giới bên kia của người Việt.

Có thể nói, đạo Phật vốn độ sinh chứ không phải độ tử nhưng ngày nay thì kiêm cả hai. Tuy nhiên, cốt tủy của đạo Phật vẫn phải là độ sinh và do đó phải đi theo hướng này. Muốn vậy, Phật giáo cần tập trung chú trọng vào người đang khỏe mạnh để hướng dẫn họ đi đúng Chính pháp hơn là chỉ phục vụ tín ngưỡng. Khi họ có niềm tin kiên cố vào Chính pháp thì tất yếu họ sẽ theo các nghi thức Phật giáo để tổ chức lễ tang mà không phải lo sợ. Một nghi thức Phật giáo cần có để tất cả cư sĩ Phật tử nương theo thực hành khi chưa hay không có Tăng Ni.

Nó cần có những nội dung hướng dẫn rõ ràng từ cách thức tổ chức đến các kinh trì tụng, bắt đầu từ khi hấp hối cho đến an sàng. Phật giáo có đủ tầm ảnh hưởng để làm việc này.

KẾT LUẬN

Phật giáo đã du nhập vào nước ta từ những năm đầu công nguyên, nó đã thấm sâu vào máu thịt của người dân, gắn bó cùng phù hợp với lối sống, đạo đức và phong tục tập quán người dân thị xã Đông Triều. Đối với những người dân quê chất phác, đạo Phật đến với họ không phải cao siêu, xa lạ mà rất bình dị, gần gũi qua những câu ca dao dân ca, tục ngữ mang đầy tính triết lý sống Phật giáo.

Được xem kinh đô Phật giáo đời Lý Trần, An Sinh – Đông Triều đã thấm đẫm

tinh thần Phật giáo và có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tâm linh của người dân nơi đây, trong đó phải kể đến phong tục tổ chức tang lễ tiễn đưa một người về thế giới bên kia.

Phong tục tang ma của người Việt tại Đông Triều đã trở thành triết lý, đạo lý làm người. Một mặt, con cháu bày tỏ sự biết ơn, thương tiếc đối với các bậc sinh thành cả khi họ còn sống cũng như khi họ đã mất. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với nhu cầu của ông bà cha mẹ người thân khi tìm đến Phật giáo để nương nhờ thân xác và linh hồn sau khi chết. Trong

mỗi đám tang của các gia đình, dường như yếu tố Phật giáo là không thể thiếu trong việc nâng đỡ linh hồn về thế giới bên kia.

Những quan niệm của Phật giáo về thế giới, về con người, về cái chết, về kiếp luân hồi nghiệp báo… có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, phong tục tập quán của người Việt Nam nói chung và người Đông Triều nói riêng. Phật giáo cho rằng sống chết là quy luật tất yếu của thế gian, giống như mặt trời mọc rồi lặn. Sống và chết chỉ có ý nghĩa là thay đổi từ trạng thái nàysang trạng thái khác. Chết là bắt đầu của một chu kỳ sống mới, một kiếp sống mới. Theo đạo Phật không có kiếp sống đầu tiên và kiếp sống cuối cùng, sau khi tái sinh con người sẽ được tái sinh đầu thai vào một kiếp sống khác. Kiếp đó là hạnh phúc hay khổ đau tùy thuộc vào bản thân họ đã sống thiện hay sống ác trong quá khứ.

Chúng ta hay tự hào đạo Phật một thời là quốc giáo và có ảnh hưởng nhiều

nhất trong nền văn hóa dân tộc. Trong tất cả các lễ hội thì đạo Phật, như một sự mặc định, có sự gắn kết với lễ tang nhiều nhất. Sự mặc định cao đến độ hễ thấy Tăng Ni đi đến đâu thì người ta thường nghĩ là có người đã hoặc sắp qua đời ở nơi đó. Vậy mà, qua lễ tang của tín đồ Phật tử, ta thấy hầu như là các phong tục tập quán, thậm chí là mê tín, vẫn chiếm phần lớn. Đâu đó vẫn còn những gia đình tổ chức một lễ tang có phần phô trương, cậy giàu khoe của, tổ chức linh

đình hoặc không tiền mà cầu danh cốlàm cho thiên hạkhen là đám ma lớn, con

cháu có hiếu. Đó là những giá trị hư ảo vô nghĩa mà Phật giáo không nghi nhận.

Tăng Ni theo Tịnh Độ vẫn còn thỏa hiệp với tín ngưỡng đốt vàng mã trong nhân dân gây nên sựlãng phí tốn kém, ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, tuy có một tôn giáo đứng ra để dẫn dắt đám tang là Phật giáo, song cơm dâng cúng cho người mất vẫn chưa hoàn toàn là đồchay, như vậy càng tạo thêm nghiệp cho vong linh

vì sự vô tình sát sinh của tang chủ. Đây vẫn còn là những điều phải đáng suy ngẫm!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Bạch (2011), Tục ma chay cưới hỏi, NXB Thời Đại.

2. Nguyệt Hạ (2005), Phong tục hôn lễ tang lễ tế lễ Việt Nam, NXB Đà Nẵng. 3. Hoàng Tuấn Phổ (2010), Nguồn gốc - ý nghĩa tang lễ người Việt, NXB

Thanh Hóa.

4. Phan Thuận Thảo (2005), Tục lệ cưới gả tang ma của người Việt xưa, NXB

Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

5. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục. 6. Nhất Thanh (2016), Đất lề quê thói, NXB Văn học.

7. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn học.

8. Đào Duy Anh (2015) Hán Việt Từ điển, NXB Khoa học xã hội.

9. Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, NXB Trẻ.

10. Toan Ánh (1991), Phong tục Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

11. Hoàng Quốc Hải (2005), Văn hóa phong tục, NXB Phụ Nữ.

12. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, NXB Văn Học.

13. Thích Minh Quang (2003), Chân dung người Phật tử, NXB Hồng Đức.

14. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV, NXB Khoa học Xã Hội.

15. Nguyễn Lang (1979), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội.

16. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Thuận Hóa.

17. Đoàn Trung Còn (2003), Triết lý nhà Phật, NXB Tôn giáo.

18. Minh Chi, Hà Thúc Minh (1995), Đại cương lịch sử triết học phương Đông, NXB TPHCM.

19. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo.

20. Thích Minh Châu, Minh Chi (1991), Từ điển Phật học Việt Nam, NXB

21. Phan Dũng (2010), Thế giới bên trong con người, NXB Trẻ.

22. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hóa tâm linh, NXB Hà Nội.

23. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, NXB Hà Nội.

24. Tứ thư(2003), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

25. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2013), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia, TPHCM.

26. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giaos dục Việt Nam.

27. Thiền sư Đinh Lực, cư sĩ Nhất Tâm (2003), Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại, Phật giáo Việt Nam và thế giới, NXB Văn Hóa Thông Tin.

28. Bát Nhã Ba – La – Mật – Đa Tâm Kinh, Đại sư Hoằng Tán giảng, Hòa

thượng Thích Phổ Tuệ dịch.

29. Kỷ yếu hội thảo khoa học, giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt, khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh), (9/1024), huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

30. Nguyễn Văn Anh (2014), Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều,

NXB Văn Hóa –Thông Tin.

31. Nguyễn Thị Hằng (2015), Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, trường đại học Khoa học xã

hội và Nhân Văn, ĐHQGHN.

32. Dương Quang Điện (2010), Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa dân gian Việt Nam, luận văn thạc sĩ triết học, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN.

33. Trịnh Thị Hương (2014), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, trường

đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN.

34. Nguyễn Thu Hương (2013), Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một

số phong tục tập quán của người dân Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ triết

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 85)