Kinh, còn gọi là Khế kinh, dịch theo âm là Tu-đa-la, là tên gọi của các bài
giảng của đức Phật. Tụng kinh, đặc biệt là trong phong tục tang ma, là đọc lại những lời Phật dạy về phương pháp tu hành nhằm chuyển tâm của người chết để
họ nhờ đó mà hướng về Phật phát nguyện vãng sinh về cõi Phật, qua đó mà tỏ
người chết cũng được chút phước đức nhân duyên do gia đình và chúng tăng làm nhưng được nhiều hay ít thì tùy thuộc vào sự chứng đắc hay thanh tịnh của
Chư Tăng và lòng thành kính của gia đình mà được sự tương ứng.
Cùng với ý nghĩa đó, khi một gia đình có người mất, người thân của họ thường thực hiện công việc tụng kinh để người chết sớm được siêu thoát sang
thế giới bên kia, đặc biệt là trong tang ma của bậc sinh thành, đó là công việc thể
hiện chữ hiếu cuối cùng mà các con có thểlàm cho cha mẹ.
Tại thị xã Đông Triều, để cho người sắp qua đời được ra đi một cách thanh thản và nhẹ nhàng, người thân thường bật đài tụng kinh Phật để nơi đầu giường, với quan niệm khi con người sắp lìa xa thế gian thường lưu luyến và day dứt với
những điều nghiệp mình đã tạo ra khi sống, nghe kinh Phật khiến tâm hồn của họ hồi hướng về những điều thiện, dứt bỏ tham, sân, si mà đến với Phật.
Trong phong tục tang ma của người dân thị xã Đông Triều, nhiều bài kinh được sử dụng cả trong lễ tang, lễ tuần đầu, lễ cầu siêu 49 ngày, lễ 100 ngày, và
lễ giỗ đầu. Nhưng quan trọng bậc nhất vẫn là “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”.
Bát Nhã Tâm kinh là kinh ngắn nhất nhưng vô cùng quan trọng trong Phật giáo Đại thừa và Thiền Tông, chỉ có khoảng 260 chữ, đó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. [45] Nghĩa chung, Bát Nhã Ba-La-Mật
ĐaTâm Kinhlà Kinh quan trọng nói vềTrí Tuệ Bát Nhã, nói về tâm, nhưng
không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”.Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật
trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giảđến đích. [28,7]
Qua điều tra khảo sát tại Đông Triều, 62% số người được hỏi nói rằng họ không biết Kinh Bát Nhã cũng như nội dung của nó là gì, họ tụng kinh theo sự hướng dẫn của Tăng Ni đến làm chủ lễ cho đám tang. 75% trong sốđó là những
người trẻ tuổi và đa phần là những người chưađến chùa tụng kinh bao giờ. 38%
còn lại cho biết nội dung cốt yếu trong kinh “Bát Nhã” mang lại ýnghĩa khi nó được cất tụng trong một đám tang là nội dung về “Tánh Không”. Trong đó hơn
85% là những người đã ngoài 60 tuổi và tất cả đều là phụ nữ. Những người này có người đã quy y Tam Bảo, có người chưa, nhưng họ đều là những người hay lui đến chùa tụng kinh vào các buổi tối trong tuần tại ngôi chùa gần nhà hoặc
ngôi chùa họđang tu tập. [Bảng khảo sát số 1]
Bà Nguyễn Minh Khuê – một Phật tử đã quy y sinh sống tại thôn Yên Dưỡng, xã Hoàng Thái Đông, thị xã Đông Triều cho hay: “Phật tử chúng tôi thường theo chân sư thầy chùa Non Đông đi tụng kinh tại các đám ma. Trong phần tẩn liệm thi thể hương linh nhập quan, toàn thể Chư Tăng Ni hiệp cùng các
bạn hữu và gia quyến hương linh tụng Bát Nhã Tâm Kinh để hộ niệm, trong ấy
có câu: “Khi BồTát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba La Mật Đa Ngài soi thấy 5 uẩn đều không liền qua hết thẩy khổ nạn, Này Xá Lợi Phất, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như thế”. Lúc này nếu hương linh thông suốt được lời khai thị trước đây thì sẽ cảm nhận được đại ý của câu kinh trên. Hương linh sẽ qua hết những khổ nạn, được vào cảnh giới an lạc,
được gặp chánh pháp tu hành sớm được giác ngộ và giải thoát.” [Bảng khảo sát
số 1]
Trong suốt lễ tang từ khi liệm, cúng cơm cho đến hạ huyệt, kinh Bát Nhã được tán tụng liên tục để cầu nguyện. Có lẽ không sai khi nói rằng hiếm ai đủ
tập trung để nghe và hiểu hết ý nghĩa những lời kinh Phật được trì tụng trong suốt thời gian lễ tang cho dù nó được dịch ra tiếng Việt. Huống chi, kinh điển trì
tụng thường là âm Hán – Việt và thường Tăng Ni không giảng giải ý nghĩa trước
khi trì tụng. Do vậy, ảnh hưởng của Phật giáo không phải là do nội dung các bài kinh được tụng mà là “những bài pháp sống động” do chính Tăng Ni thể hiện qua tam nghiệp của họ. Nếu tam nghiệp thanh tịnh thì họ sẽ cảm hóa được cả người mất lẫn kẻcòn, bằng ngược lại thì hiệu quảkhó đoán biết.
Với ý nghĩa như vậy, kinh Bát Nhã được cất tụng trong đám tang để nhắc nhở con người về sự hữu hạn của đời người, là cái nhìn sâu sắc giúp chúng ta vượt qua tất cả các cặp đối lập như sinh tử, bản ngã vàvô ngã, phiền não vàvô
minh… Điều này giúp chúng ta liên lạc với bản chất thật của sự ra đời: Không có cái chết, không có sự tồn tại… đó là bản chất thực sự của tất cả hiện tượng. Mỗi con người khi được sinh ra tưởng là Sắc nhưng khi chết đi lại là Không.
Nắm bắt được quy luật đó, người Phật tửĐông Triều thường có thái độbình tĩnh đối với cái chết, không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời, sẵn sàng chờ đón cái chết.
Kinh được tụng thông qua niềm tin của con người với Phật giáo để thức tỉnh, nhắc nhở và định hướng cho vong linh về cái chết của chính mình như một sự tất yếu của vũ trụ để họ không còn vương vấn trần gian, đồng thời an ủi tới
người thân trong gia đình không quá đau buồn trước sự mất mát ấy bởi sau thế
giới trần tục là thế giới tâm linh, là cõi luân hồi mà người thân của mình sẽ được
đầu thai tới một kiếp khác.