Thế giới quan là biểu hiện của cách nhìn bao quát đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngoài, cả con người và cả mối quan hệ của người với thế giới. Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nam cho hành động của con người, trên cơ sở đó hoạt động của con người mang tính hướng
đích và thể hiện tính tự giác. Phật giáo là một tôn giáo, nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học hòa quện vào nhau, làm cơ sở luận chứng cho nhau. Ở đây, chúng ta chú ý tới yếu tố triết học. Trong thế giới quan phức hợp nhiều
thành phần của người Đông Triều thì Phật giáo có ảnh hưởng lớn tới phương pháp tư duy của họ về thế giới tâm linh sau khi chết.
Câu hỏi khi chết sẽđi vềđâu cũng là một vấn đề lớn từ xưa đến nay đối với hầu hết các dân tộc. Người Việt nói chung và người dân thị xã Đông Triều nói riêng cũng luôn trăn trở về việc sau khi chết có cái gì, và điều này cho thấy họ
vẫn muốn có sự “viện trợ” của những thánh thần, tổ tiên, giúp đỡ cho bản thân hưởng được một cuộc sống ở trần gian được an toàn và hạnh phúc hơn, vượt qua những điều mà người trần không vượt qua nổi. Họ tin rằng có một thế giới bên
kia gọi là âm phủ, là thế giới dành cho người chết. Thế giới đó, không chỉ có người chết, mà trong đó còn có thần thánh, ma quỷ. Việc đồng thời phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên cũng dẫn đến tín ngưỡng đa thần. Với quan niệm chung của Phật giáo, con người khi qua đời sẽ về cõi Thân Trung
Ấm, chờ xét xử, tội ác của bản thân ở trần gian sẽ bị phán xử khi con người
bước qua thế giới bên kia, nếu làm điều tốt thì được lên cõi Trời, lên Niết Bàn,
nếu làm chuyện ác khi còn sống sẽ xuống cõi địa ngục, ngạ quỷ. Thuyết nhân
quả của Phật giáo phù hợp với quan niệm ông trời trừng phạt kẻ ác, cứu giúp người lành. Thuyết luân hồi trong Phật giáo phù hợp với quan niệm về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết. Sự tiếp nhận này không gây ra sự thay đổi đột ngột
trong đời sống tinh thần của người dân nước ta, nó được ví như “nước ngấm vào lòng đất”. [36,67-69]
Phật giáo đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niệm biện chứng với
các khái niệm “vô thường”, “vô ngã”.Ở đó cho thấy Phật giáo nhìn nhận sự vật trong sự vận động và biến đổi liên tục, không có gì là trụ lại mãi mãi, không có ai là tồn tại mãi mãi. Tuy nhận thức đó chỉ thấy được cái biến đổi mà không thấy
được cái ổn định tương đối, chỉ thấy được cái vận động mà không thấy được cái hình thức của vận động, tuy dễ đi tới chiều hướng bi quan và thái độbuông xuôi, nhưng mặt khác phải thấy nhận thức như vậy là có chiều sâu, là thấy được một
Chính lẽ đó, tinh thần nhập thế của dòng Thiền Trúc Lâm khiến cho con
người khi sống thì cống hiến hết mình làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn. Nhưng
khi cận kề cái chết lại xem cuộc sống ở trần này như là cõi tạm, thân xác này cũng là tạm bợ, bởi nó được hình thành từ tứ đại, chắc chắn là sẽ đến lúc phải
tiêu hủy. Nắm bắt được quy luật đó, con người thường có thái độ bình tĩnh đối với cái chết, không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời, sẵn sàng chờ đón cái
chết. Nếu là một tín đồ trung thành của Thiền Tông thay vì Tịnh Độ, gia đình
tang chủ thường ít than khóc hay tỏ ra quá đau buồn, họ quan niệm rằng than
khóc, thương tiếc đối với người quá vãng là vô ích, bởi vì người đã chết thì không thể nghe và biết sự thương tiếc ấy. Mà lúc đó, chỉ nên đọc kinh để người chết được về với Phật.
Là tín đồ Phật giáo, người dân Đông Triều vẫn biết khi chết con người không thể đem gì theo được, chỉ có thể đem theo tội và phước mà thôi. Thế nhưng, người bình dân vẫn tin rằng thế giới bên kia nơi mà người chết sẽ đến cũng là một thế giới giống như thế giới của người sống. “Dương sao, âm vậy”,
quan niệm này dẫn đến việc người thân chuẩn bị cho người chết những vật dụng mà họ sử dụng hằng ngày như quần áo, giày dép, những kỷ vật thân thuộc của người chết để người chết mang sang thế giới bên kia mà sử dụng. Đồng thời, người sống tắm rửa sạch sẽ và rảy nước thơm cho thi thể đểlinh hồn người chết được sạch sẽ mà đi gặp tổ tiên, gặp Đức Phật.
Với sự truyền bá rộng rãi của Phật giáo mang đậm bản sắc của người Việt,
họ đã sớm hình thành cho mình những khái niệm về hồn, linh hồn mang triết lý Phật giáo từ phạm trù “danh” và “sắc”. Hồn và linh hồn là một khái niệm phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Con người được cấu tạo bởi hai yếu tố, phần xác và phần hồn. Xác và hồn luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời. Linh hồn, sau
khi đã rời thân xác, trởthành một thực thể độc lập, cũng có sự sống, và cũng cần phải tìm thức ăn để sống. Chính vì thế, gia đình phải làm phước để hồi hướng thức ăn và phước đức cho linh hồn. Người dân tin rằng những của cải đã cống
hiến vào chùa và dâng cho Tăng Ni sẽ nương theo khói nhang và tiếng kinh mà đến với người thân đã quá vãng của mình. Vì thế, việc những người này có được
sung sướng hay không, không chỉ phụ thuộc vào phước họ đã có lúc sinh thời
mà còn phụ thuộc vào việc con cháu hay người thân của họ làm phước nhiều
hay ít. Lợi ích và bất hạnh sẽ tùy thuộc phần lớn vào hành vi cuộc sống thường nhật và nhất là tâm niệm và hành vi cuộc sống lúc lâm chung hay trong thời gian 49 ngày của Thân Trung Ấm. Thời gian này là một dịp tốt để thân nhân quyến thuộc tu tạo nhiều phước duyên hồi hướng cho người mới mất. Và chính người mới mạng chung đó cũng còn được cơ hội hồi tâm hướng thiện để hoặc là giảm
bớt nghiệp ác đã làm khi còn sống, hoặc là tăng trưởng thêm phúc duyên nếu khi
sống mình đã sống thiện.
Hạn chế lớn nhất của Phật giáo đối với tư duy của người dân là quan điểm duy tâm thần bí. Quan điểm này khiến người ta không hướng vào hiện thực, mà hướng vào nghiệp, vào quả báo, vào thần linh để mong được phù hộ, độ trì. Và một tư duy như vậy thì không cần gì đến sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo và hành động. [34,71]
Phật giáo là nền giáo lý nhân bản, chăm lo đến đời sống con người khi con người còn trong thai mẹ cho đến lúc trưởng thành và cái ngày từ giã cuộc sống. Ðối với Phật giáo, cái chết được đánh giá ngang bằng và quan trọng như cái sống, là một tiền đề nối liền với cái sống kế tục. Chuẩn bị cho cái chết không chu đáo, người chết sẽ gặp phải nhiều bất hạnh. Và do đó, chuẩn bị chu đáo cho cái chết cũng tức là chuẩn bị tốt cho cái sống.