Ảnh hưởng đến nghi lễ cúng dường, bố thí, từ thiện sau tang ma

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)

Cúng dường là cách nói trang trọng biểu thị ý nghĩa là sự chăm sóc, nuôi dưỡng làm cho sự vật, sự việc được tồn tại và phát triển. Cúng dường có rất nhiều loại, mỗi một loại sẽ mang một ý nghĩa khác nhau: cúng dường Chư Tăng

(cúng dường Trai Tăng), cúng dường tượng Phật, cúng dường trường hạ, cúng dường hoa, cúng dường ba la mật, cúng dường xây chùa, cúng dường nước,

cúng dường đèn, cúng dường đúc chuông, cúng dường gạo cho chùa, cúng dường mandala, cúng dường trai phạn…. tất cả các loại cúng này thường được gọi chung là cúng dường Tam Bảo. Nhưng nhìn chung, cúng dường Tam Bảo

bao gồm 3 loại cúng chính và quan trọng nhất: Cúng dường Phật Bảo; Cúng dường PhápBảo;Cúng dường Tăng Bảo.Cúng dường Tam Bảo nhằm mục đích

đền đáp ân đức mà Tam Bảo đã ban cho, cúng dường cũng như bố thí để tâm

người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.

Con đường giải thoáttrong Ðạo Phật cho thấy rằng sự hiện hữu của mỗi hữu tình chúng talà một sựràng buộc trói chặt chằng chịt vào nhau, cho nên, tâm xả bỏ là nhìn vào sự khao khát mong cầu của các người khác, đểphát

khởi lên một tính chất thương xótngay nơi chính mình, để rồi mạnh mẽ

“nhường lại” hay xả bỏcác vật sở hữu của mình đểđáp ứng theo sự cầu xin của họ, mà xả bỏ ra cho họ. Xả bỏ theo nghĩa ấy mới được gọi là “bố thí” nghĩa là đáp ứng lại vôđiều kiện và không lưỡng lự đối với sự cầu xin của bất cứ ai.

Cúng dường cũng thế, song vì đối tượng của Cúng dường là Tam Bảo nên tình

cảm ở đây không phải là tâmthương xót mà là tâm cung kính.

Ngoài thể thức cúng dường Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) nêu trên thì theo

Phật học từ điển của học giả Đoàn Trung Còn, sự cúng dường còn có những thể thức khác nữa. Đó là: "Những người tín thí cúng dường cũng được chia ra 3 hạng”:

1 –Vì cung kính sùng mộ mà cúng dường.

2 – Vì hạnh nguyện mà cúng dường.

3 –Vì thấy có lợi ích cho ông bà, cha mẹ quá vãng, cũng như cho gia đình trong đời sống này và đời sau mà bố thí,cúng dường.

Theo đó, ý nghĩa của việc cúng dường Tam bảo và bố thí sau đám tang

được gán với hạng thứ 3: “Vì thấy có lợi ích cho ông bà, cha mẹ quá vãng, cũng như cho gia đình trong đời sống này và đời sau mà bố thí, cúng dường”.

Theo thầy Thích Như Minh – trụ trì chùa Linh Ứng (thôn Thọ Tràng, xã

Yên Thọ, thị xã Đông Triều) cho biết lý do khiến người dân thường làm công

lương cho người mất, không gì khác hơn là những tu tạo phước đức như là làm phước, tu thiện, phóng sanh, bố thí, cúng dường, tụng kinh, hồi hướng công đức từ những người thân quyến còn sống thực hiện với tất cả sự thành tâm. Tuy nhiên, kinh Ðịa tạng cũng khẳng định rất rõ là hành trang tư lương đó có chu đáo cỡ nào thì người mất chỉ tiếp hưởng được một phần mà thôi, còn 6 phần còn

lại người thân quyến tu tạo sẽ trọn hưởng. Ðây là một nguyên tắc nhân quả, ai

gieo nhân tốt thì người đó hưởng quả tốt, người được hồi hướng chỉ được cộng

hưởng một phần công đức mà thôi, nhưng một phần này là vô cùng quan trọng.”

[Bảng hỏi phỏng vấn sâu 2] Như vậy, thực chất phương pháp này cốt yếu nhắm

vào sự làm lợi ích cho người còn sống thông qua việc tạo hành trang cho người mất. Bản thân người mất, trong thời gian Thân trung ấm, có được lợi ích nhiều

hay ít hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tuỳ hỷvào việc làm cho mình và nhất là sự hồi

tâm hướng thiện, thanh tịnh hoá mình trước khi thọ sinh.

Với quan niệm như vậy, sau khi lo liệu công việc hậu sự xong, gia đình

tang chủ sẽ tìm đến ngôi chùa gần nhà hoặc ngôi chùa nơi Tăng Ni đã hộ niệm cho vong linh nhà mình đang tu hành, để thực hiện công việc cúng dường. Đó cũng là những công việc hậu tạ và đáp lễ giúp hồi hướng cho người mất do lúc

sống chưa làm được. Phẩm vật tạ lễ chùa người dân mang theo là: hương, đăng,

hoa, quả và một bao thư để chút tịnh tài (tiền) cúng dường Tam Bảo. Cúng dường ChưTăng Ni tốt nhất các thứnhư những vật thường dùng của nhà tu. Tuỳ

theo điều kiện kinh tế giàu nghèo mà các gia đình cúngdường lớn nhỏ hay rộng hẹp. Theo lời thầy Như Minh: “Với những người nông dân, họthường cúng gạo

và lương thực, thực phẩm cho chùa, như một vật phẩm thiết thực nhất. Còn đối với những tầng lớp trí thức, công nhân viên chức, họ thường cúng dường Pháp

Bảo để hồi hướng cho vong linh quá cố nhà họ bằng việc in ấn Kinh sách, các tài liệu về truyền bá Phật giáo cho nhà chùa.” Đến đây, thầy cũng lưu ý thêm: “Việc in ấn Kinh sách cho chùakhôngphải muốnlàlàm, việcnàycần thông qua

ý kiến của chùa, cần in Kinh gì, cần thêm sách gì, nếu tự ý làm có thể gây ra

lãngphí vôíchmàthôi.”[Bảng hỏiphỏngvấn sâu 2]

Ngoài ra, với sự giảng đạo của các Tăng Ni, người dân Đông Triều cũng

mua chim cá phóng sinh hoặc bố thí cho bệnh nhân nghèo khổ, hoạn nạn, các

gia đình khó khăn trong vùng… Như vậy, vừa có thể hành thiện cho đời, lại cũng rất có lợi cho vong hồn người mất được siêu thoát. Hội từ thiện chùa Linh

Ứng do thầy Minh đứng ra làm đại diện cho biết hội hoạt động dựa trên nguồn tiền từ các nhà hảo tâm, các cơ quan tổ chức doanh nghiệp thông qua các hoạt động kêu gọi từ thiện, trong đó thầy rất bất ngờ vì 3 năm trở lại đây, hội nhận được sự tài trợ của các gia đình khởi tâm làm từ thiện do gia đình đó vừa có

người mất, hầu hết trên địa bàn xã Yên Thọ, phường Mạo Khê và xã Hoàng

Quế. Họ mong muốn việc làm của họ sẽ giúp hồi hướng đến sự siêu thoát của

vong linh. Thầy cho biết: “Trong năm 2018, hội đã đóng góp 47 triệu đồng để

chung tay xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho trường hợp em Trần Quốc Khánh (thôn Xuân Quang, xãYên Thọ, thịxã ĐôngTriều), mẹ bỏđi,bố mất vì tai nạn, chỉ có bà nội già yếu. Trong khoản từ thiện đó, phải đặc biệt nhắc đến khoản tiền 30 triệu đồng là phần đóng góp đến từ gia đình bà Hoàng Thị Nhạn chủ

doanh nghiệp gốm sứ Mạo Khê, có chồng vừa mất do ung thư vòm họng vào tháng 9 năm 2018.” [Bảng hỏi phỏng vấn sâu 2] Có thểthấy, đây chính là điểm gópphầngiáodục cộngđồngđángđược tuyêndươngcủaPhật giáo.

Ngoài ra, để đền đáp công đức của chư Tăng Ni, người nhà của người quá

cố nguyện quy y Tam Bảo, giữ gìn ngũ giới. Nhưng thường những trường hợp

này rơi vào những người đã có tuổi. Họ nguyện theo cửa Phật và tụng kinh, ăn

chay tại gia vào những ngày mồng Một, ngày Rằm để mong hồi hướng công đức, cầu siêu độ cho vong linh nhà mình. Bà Phạm ThịVâng (68 tuổi, YênLãng

I, xãYên Thọ, thịxã Đông Triều) cho hay: “Kể từ ngày ôngnhà bà mất đến nay

bà đã ăn chay được 3 năm. Sau khi làm xong tang lễ cho ông, bà thường lui tới

thêm: “Các con cũng rất ủng hộ việc bà ăn chay, tuy không phải là ăn chay

trường nhưng chúng nói rằng ăn chay tốt cho sức khỏe của bà bây giờ và ăn

chay niệm Phật để vong linh ông nhà bà sớm được siêu thoát, chúng nhận thức

được như vậy nên bà cũng cảm thấy yên tâm phần nào…” [Bảng hỏi phỏng vấn

sâu 3]

Việc cúng dường và bố thí chúng sinh không chỉ được thực hiện như một hành động tạ lễ sau đám tang mà còn được người dân Đông Triều thường xuyên thực hiện, hễ có dịp thì cúng dường Tam bảo vì họ quan niệm việc cúng dường không chỉ tích phước cho vong linh nhà mình mà còn có phước báo cho mình,

nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau

thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Như vậy, những quan điểm về cúng dường Tam Bảo và bố thí chúng sinh

đã được Phật giáo đề cao ngay từ thuở khai sinh. Ngày nay, trong phong tục tang ma của người Đông Triều, công việc đó càng trở nên quan trọng hơn, nó đòi hỏi người thực hiện không phải với tư cách đánh đổi một lượng của cải để đổi lấy cái lợi, cái phúc về cho vong linh và gia đình nhà mình, mà cốt yếu phải dựa trên sựthànhtâmvàlâudài trong con đường tu tập.

2.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thịxã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh từgóc độ triết học

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)