hàng của Việt Nam giống với các nước khác trong ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam phải cùng cạnh tranh với doanh nghiệp ASEAN trên thị trường. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong khu vực có thể tận dụng, tạo thành chuỗi sản xuất liên hoàn, tăng giá trị sản phẩm, đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn xuất khẩu chủ yếu hàng nông sản, dầu thô, gạo, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ... và nhập về các thành phẩm.
Thực trạng trên cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn chưa nằm được trong "mạng lưới sản xuất" trong khu vực Đông Á với trụ cột là ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung, và vẫn nằm ở vị trí thấp nhất trong "chuỗi giá trị" - nơi cung cấp nguyên liệu. Do đó, một vấn đề cấp thiết hiện nay là các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực của mình để có thể tham gia vào những công đoạn có nhiều giá trị gia tăng hơn. Khi đó, doanh nghiệp mới thực sự hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
2.3. Đánh giá chung về năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tích cực, chủ động tham gia ngày càng có hiệu quả vào tiến trình toàn cầu hóa, từng bước tự đổi mới và nâng cao năng lực của mình để đáp ứng được những yêu cầu và thách thức của hội nhập. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng lên rất nhiều không chỉ so với các đối thủ trong nước mà còn trên thị trường khu vực và quốc tế. Chất lượng các sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra ngày càng được nâng cao, dịch vụ bán hàng và
sau bán hàng, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cũng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những bước đột phá và chiếm tỉ lệ cao hơn trong GDP. Thị trường của loại hình doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở khu vực Châu Á mà còn mở rộng sang rất nhiều thị trường lớn trên thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản,… Qua đó, có thể thấy rằng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể.
Tuy nhiên, từ thực trạng hoạt động của nhiều doanh nghiệp cho thấy, những khó khăn, bất cập và hạn chế về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp cũng không phải là ít. Qui mô của các doanh nghiệp quá nhỏ, lượng vốn ít ỏi, các chủ doanh nghiệp lại phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết là ở mức trung bình và dưới trung bình, việc đầu tư cho chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại còn hạn chế do tiềm lực tài chính thấp và thiếu hiểu biết về các kiến thức, luật pháp liên quan. Thương hiệu là một trong những vấn đề sống còn trong thời đại ngày nay thì lại chưa được quan tâm đầu tư một cách thực sự, đặc biệt là sự yếu kém trong việc bảo vệ thương hiệu đã gây ra hậu quả tiêu cực cho các doanh nghiệp. Không những vậy, các doanh nghiệp còn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ cao, năng lực hội nhập của chính đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Đối với việc tham gia vào các chuỗi sản phẩm toàn cầu trong đó doanh nghiệp là một mắt xích - một trong những xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, các doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhất định tuy nhiên vẫn chưa thực sự thu được hiệu quả cao do chỉ tham gia vào công đoạn có mức giá trị gia
tăng thấp nhất của sản phẩm. Quan trọng nhất vẫn là nhận thức của các doanh nghiệp về hội nhập còn chưa cao, chưa có những động lực để có thể tạo nên những bước đột phá lớn. Trên đây chính là những vấn đề bất cập trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã và đang tác động làm suy yếu năng lực hội nhập của khu vực doanh nghiệp này so với mặt bằng chung trên thế giới.
Khó khăn, thách thức tuy nhiều nhưng có thể khẳng định rằng với sự quan tâm, hỗ trợ ngày càng nhiều từ phía Nhà nước cùng với ý chí, khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân lực Việt Nam và những năng lực, lợi thế của mình các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế và ngày càng đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, từng bước đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế công nghiệp phát triển trong một tương lai không xa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
3.1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế