Khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 61 - 65)

Chuỗi giá trị là một hệ thống các hoạt động trao đổi được tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và ở mỗi hoạt động nó lại có thêm một lượng giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động này đem lại cho sản phẩm thêm một lượng giá trị gia tăng nhiều hơn tổng các giá trị gia tăng của các hoạt động đơn lẻ. Đặc điểm chính của chuỗi giá trị là tạo ra liên kết doanh nghiệp thông qua việc những bên tham gia vào chuỗi giá trị làm việc cùng nhau, trên cơ sở liên kết công nghiệp - thương mại.

Chuỗi giá trị được chia làm ba phân khúc chính: bắt đầu là từ khâu đầu tiên là nghiên cứu và phát triển R&D, trong đó có thiết kế sản phẩm, ý tưởng và thông tin, bản quyền và sở hữu trí tuệ; tiếp theo là đến khâu gia công, lắp ráp, sản xuất các sản phẩm; rồi đến khâu sau cùng là marketing các sản phẩm, phân phối sản phẩm của mình, xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Phân khúc

đầu và phân khúc cuối tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn rất nhiều so với phân khúc giữa. Các tập đoàn đa quốc gia đến từ các nước phát triển hầu như chỉ nắm giữ phân khúc đầu và cuối, chuyển giao phân khúc giữa cho các nước đang phát triển như Việt Nam.

Nhiều thập niên trước đây, đầu ra của sản xuất vật chất khi xuất xưởng là sản phẩm bán buôn công nghiệp. Đó còn gọi là công đoạn “cứng”. Ngày nay, sản phẩm phải bao gồm cả lưu thông, tiếp thị, thương mại hóa sản phẩm, can thiệp đến giá bán lẻ, tức là đi vào quy trình mới là công đoạn “mềm”. Các chi phí cho công đoạn “mềm” càng tăng và tìm cách giảm bớt những chi phối mang sức ì của công đoạn cứng, lúc đó phạm vi bán càng rộng, chuỗi cung ứng càng lớn, và giá trị sản phẩm ngày càng tăng. Ngày nay, không một sản phẩm công nghiệp nào được làm trọn vẹn ở một nước. Thực tế cho thấy nhiều chuỗi giá trị được thương mại hóa đã đem lại lợi thế của khai thác, sử dụng kỹ năng, hiệu quả các công đoạn.

Xác định được tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang cố gắng để nâng cao vị trí của mình trong các “chuỗi giá trị” trong khu vực cũng như trên thế giới. Nằm ở tâm điểm của một khu vực kinh tế năng động bậc nhất thế giới, có sức tăng trưởng cao và độ lan tỏa phát triển mạnh, lại chính là vùng đất giao thoa lịch sử của hai cường quốc kinh tế đang trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ. Chúng ta hiện đang ở vị thế rất thuận lợi, tận dụng công nghệ và vốn, lợi dụng lợi thế của Việt Nam về nhân lực, chúng ta có thể tiến rất nhanh.

là thử nghiệm và lập trình. Các công ty khác trong ngành dệt may thì tập trung vào các việc là đào tạo thêm cho lực lượng công nhân, nâng tầm hiểu biết về tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và qua đó nâng cao giá trị trong chuỗi giá trị. Các lĩnh vực khác cũng có tiềm năng tăng trưởng giá trị rất nhanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng đã và đang liên kết với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một cầu nối quan trọng. Đây là một cách tiếp cận khá hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay.

Về mặt kinh tế, hội nhập với thế giới nghĩa là tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. Vấn đề là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tham gia vào vị trí nào trong những chuỗi giá trị đó. Việt Nam cũng như các nền kinh tế đang phát triển khác, vẫn mang tính chất của nền kinh tế gia công. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng hầu như mới chỉ lắp ráp từ những linh kiện nhập khẩu tức là ở vị trí đáy của chuỗi giá trị, một khâu mà tạo ra ít giá trị gia tăng của sản phẩm nhất. Sản phẩm công nghiệp Việt Nam chưa hề có một thương hiệu nào. Hiện nay, nhiều lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn không có kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm của riêng mình, chủ yếu đi gia công theo mẫu đặt hàng của nhà nhập khẩu. Đây là một hạn chế rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong “sân chơi” WTO. Sự sáng tạo, chủ động, độc lập trong một mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Không phân biệt là khâu nào của chuỗi giá trị từ thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, phân phối đến việc phát triển thương hiệu..., các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định lợi thế của mình để có chiến lược phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của kinh tế toàn cầu.

Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các công đoạn gia công sản phẩm đòi hỏi nhiều nhân lực giá trị thấp trong khi đó khâu phát triển sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng vẫn do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ.

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, một ngành tham gia khá tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu ở Việt Nam cũng chỉ nằm ở nấc rất thấp của chuỗi giá trị. Một chiếc áo sơmi được bán 20 USD ở Mỹ chỉ có giá gia công mấy chục cent. Công đoạn xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã và tiêu thụ quần áo chắc chắn có giá trị thặng dư cao hơn rất nhiều. Thế nhưng về cơ bản chúng ta đang đứng ngoài các công đoạn này. Mà đứng ngoài các công đoạn này thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn không thể thu được những giá trị gia tăng thực sự, cho dù các doanh nghiệp này đã trở thành một phần cấu thành hữu cơ của nền kinh tế thế giới.

Nike vào Việt Nam chỉ với văn phòng và 30 xí nghiệp vệ tinh, nhưng lại là những xí nghiệp do Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông... đầu tư. Chưa có một doanh nghiệp Việt Nam chen chân được thành vệ tinh của Nike. Tương tự, Intel đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất con chip ở Việt Nam với hàng loạt doanh nghiệp vệ tinh. Với trình độ cầm mỏ hàn hiện nay, chúng ta chưa chen chân được trong chuỗi vệ tinh sản xuất linh kiện của tập đoàn này…

Trong ngành nông nghiệp, dự án hỗ trợ nghiên cứu chuỗi giá trị gạo, chè, sắn và rau quả tươi mặc dù vẫn còn sớm trong chu kỳ nghiên cứu, đã thấy một số vấn đề về thu hồi vốn thấp, chất lượng và yêu cầu cần phải tăng cường chuỗi giá trị để tăng thêm giá trị và đảm bảo rằng giá trị gia tăng được chia sẻ đều.

Chỉ xét đến việc gia công, tham gia vào chuỗi sản xuất liên hoàn ở Đông

Một phần của tài liệu Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 61 - 65)