8. Cấu trúc đề tài
1.3. Sự cần thiết của các hoạt động từ câu lạc bộ tại trường đại học đối vớ
Hiện nay trong các trường đại học ở Việt Nam, các hoạt động trường lớp, đoàn hội, CLB ngày càng được tổ chức rộng rãi và đa dạng, thu hút nhiều SVtham gia ( các buổi giao lưu ngoại khóa, các hoạt động công tác xã hội, CLB
ngoại ngữ, CLB thể dục thể thao – nghệ thuật…) với mục tiêu đưa ra: giúp cho SV nâng cao vốn kiến thức, giúp SV năng động, tự tin hơn, rèn luyện các kĩ năng mềm… Tuy nhiên số lượng SV tham gia vào các hoạt động đó trong một trường đại học không phải là nhiều.
SV có tham gia vào các hoạt động, các CLB đó hay không tùy thuộc vào nhu cầu và suy nghĩ ở bản thân họ. Và SV tham gia các hoạt động, CLB nói riêng cũng có nhiều lí do và mục đích khác nhau như điểm rèn luyện hay để phát triển, thể hiện bản thân…
Kỹ năng giao tiếp tạo cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp hơn, giúp mọi người có thể gần gũi đồng thời tạo lập niêm tin trong cuộc sống cũng như công việc. Trong môi trường giáo dục Đại học, hoạt động từ các CLB sẽ giúp cho SV có cơ hội được học hỏi, giao lưu và rèn luyện kỹnăng giao tiếp.
Một là, thông qua hoạt động từ CLB, SV có cơ hội gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ. Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Trong quá trình giao tiếp với mọi người việc truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, tạo điều kiện để tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Hai là, thông qua sinh hoạt CLB theo định kỳ sẽ giúp cho SV hình thành
năng lực tự ý thức.
mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác thông qua giao tiếp. Từ đó nâng cao khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình, nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không.
Tiểu kết Chương 1
Kỹ năng giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác. KNGT là khả năng vận dụng hiệu quả những tri thức về quá trình giao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tới quá trình này cũng như sử dụng có hiệu quả và phối hợp hài hòa các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và phương tiện kỹ thuật để đạt mục đích đã định trong giao tiếp. Nghiên cứu vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹnăng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhóm tác giả tập trung vào vấn đề nhận thức về KNGT của SV trong nhà trường tại các CLB và biểu hiện về KNGT của SV thông qua các hoạt động tại các CLB trong Nhà trường. Từ đó, làm sáng tỏ vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹnăng giao tiếp cho SV
Chương 2. PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸNĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC
NỘI VỤ HÀ NỘI